Blog

Mindmap là gì? 5 bước tạo sơ đồ tư duy hiệu quả

Dù đã ứng dụng mindmap rất nhiều trong học tập và làm việc, nhưng bạn đã thực sự hiểu rõ mindmap là gì cũng như cách để tạo mindmap hiệu quả. Mời bạn hãy đọc ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

Mindmap là gì? 5 bước tạo sơ đồ tư duy hiệu quả

Sơ đồ mindmap là gì?

Mindmap hay tiếng Việt là sơ đồ tư duy – phương pháp ghi chép giúp tối ưu hóa để tận dụng được khả năng ghi nhớ của trí não. Nhờ có phương pháp này mà chúng ta có thể nắm được vấn đề, nội dung, liên kết được những đối tượng đơn lẻ. Mindmap là cách trình bày lý tưởng, vận dụng sự sáng tạo để làm độc đáo, nổi bật lên những thông tin để bộ não ghi nhớ nhanh hơn.

Mindmap sẽ sử dụng giản đồ, keywords và những đường nối, mũi tên …với những quy tắc nhất định nhưng tương đối dễ hiểu để xây dựng lên một bức tranh tổng quát các thông tin giúp bạn ghi nhớ lại những chi tiết một cách dễ dàng.

Sơ đồ tư duy mindmap được sử dụng cho bất kỳ công việc tư duy hay học tập nào cần phải ghi nhớ. Hoặc có thể dùng để lên kế hoạch, xây dựng thói quen hoặc nghiên cứu một chủ đề nào đó.

Bản đồ tư duy mindmap là một cách đồ họa để thể hiện các ý tưởng và khái niệm. Nó là một công cụ tư duy trực quan giúp cấu trúc thông tin, giúp bạn phân tích, lĩnh hội, tổng hợp, ghi nhớ và tạo ra những ý tưởng mới tốt hơn.

“Mindmap là một công cụ tư duy trực quan được sử dụng để nắm bắt thông tin và ý tưởng. Bản đồ tư duy bắt đầu với ý tưởng trung tâm (chủ đề sẽ được khám phá) và phân nhánh thành các chủ đề chính và phát triển thêm các ý tưởng tỏa ra từ trung tâm.”

Các loại mindmap phổ biến

Sơ đồ bong bóng (Bubble Map)

Sơ đồ này có một vòng tròn (bong bóng) ở trung tâm mô tả ý chính và bao quanh là các vòng tròn khác mô tả các ý bổ sung.

Sơ đồ bong bóng đôi (Double Bubble Map)

Đây là sơ đồ có 2 bong bóng nhằm mục đích so sánh sự khác biệt hoặc giống nhau của hai vấn đề. Phần giao nhau của 2 bong bóng bao gồm các điểm giống nhau.

Sơ đồ cây (Tree Map)

Giống như một cái cây, tree map như một thân cây thẳng (đại diện cho ý chính) và nhiều nhánh (các chủ đề phụ).

Sơ đồ luồng (Flow Map)

Sơ đồ này được dùng để mô tả về một quá trình, tiến trình hoặc các bước thực hiện.

Sơ đồ đa luồng (Multi Flow)

Bên trái là các nguyên nhân khiến vấn đề nào đó xảy ra, bên phải là hậu quả của sự kiện đó.

Sơ đồ dấu ngoặc (Brace Map)

Giống như tree map theo hướng nằm ngang, sơ đồ dấu ngoặc liệt kê tất cả các mặt của một vấn đề và mối quan hệ giữa chúng. Sơ đồ dấu ngoặc có thể giúp chúng ta hiểu các số liệu nhỏ tạo nên số liệu lớn như thế nào, hoặc cách tạo một trang web ra sao.

Lợi ích của mindmap là gì?

Với sự phổ biến của sơ đồ tư duy trong nhiều lĩnh vực, nhiều người có thể thắc mắc lợi ích của mind mapping là gì.

Tăng sự sáng tạo và tập trung

Mindmap sẽ kích thích sự sáng tạo và tư duy linh hoạt của bạn nhờ việc sử dụng các từ khóa và hình ảnh. Các nội dung này sẽ được kết nối với nhau một cách đầy sáng tạo và có thể tăng khả năng liên kết giữa các ý tưởng. Ngoài ra mindmap còn giúp bạn giảm thiểu được sự rối loạn trong suy nghĩ để tập trung vào những ý tưởng quan trọng. Nhờ việc sắp xếp các thông tin theo dạng cây nên việc nhớ thông tin và liên kết ý tưởng cũng trở nên dễ dàng hơn.

Tăng khả năng ghi nhớ và học tập

Sử dụng mindmap sẽ giúp bạn tổ chức và phân tích thông tin một cách logic, trược quan hơn. Các thông tin được tóm tắt và sắp xếp một cách khoa học, rõ ràng sẽ giúp bạn kết nối các ý tưởng với nhau một cách logic và tự nhiên. Điều này góp phần tăng khả năng ghi nhớ và học tập hiệu quả.

Tăng khả năng lập kế hoạch và tổ chức công việc

Việc lập kế hoạch và xây dựng định hướng trong công việc sẽ trở nên trực quan hơn nhờ có sơ đồ tư duy. Bạn có thể tạo ra các mục tiêu và công việc cụ thể từ mindmap sau đó liên kết chúng lại với nhau để tạo ra được kế hoạch toàn diện nhất.

Ngoài ra khi sử dụng mindmap người dùng có thể sắp xếp thông tin hoặc các công việc theo thứ tự ưu tiên và phân bổ chúng vào khoảng thời gian hợp lý với những hoạt động cụ thể. Điều này sẽ giúp tổ chức công việc một cách hiệu quả, khoa học.

Giảm stress và tăng năng suất

Nhờ vào việc trình bày dữ liệu bằng các hình ảnh trực quan, người đọc sẽ dễ hình dung, hiểu và nhớ được những ý chính. Điều này sẽ giảm được sự phân tán và rối loạn thông tin để người đọc cảm thấy thoải mái, tự tin hơn khi học tập hay làm việc. Việc tạo ra một bản tóm tắt các nội dung cần làm cũng góp phần giúp người đọc hiểu được điểm chính về chủ đề đang xử lý, tiết kiệm thời gian và năng lượng. Đây cũng là nội dung trả lời cho câu hỏi lợi ích của mindmap là gì.

5 bước tạo sơ đồ tư duy hiệu quả

Dù làm làm mindmap online hay trên giấy, dưới đây là các bước giúp bạn đạt được hiệu quả tối ưu.

Xác định chủ đề và mục tiêu của mindmap

Chủ đề của mindmap khá đa dạng tùy thuộc vào mục đích sử dụng, bạn có thể xác định như sau:

– Chủ đề: bạn có thể lựa chọn bất cứ chủ đề nào mà mình mong muốn. Chẳng hạn như một dự án, một ý tưởng hoặc một vấn đề cần giải quyết, một kế hoạch bất kỳ và một vấn đề cần được phân tích và hiểu rõ.

– Mục tiêu: Mục tiêu chính của mindmap là hỗ trợ quá trình tư duy và tổ chức thông tin. Nhờ có mindmap mà thông tin được mô tả một cách rõ ràng giúp phân tích và hiểu rõ hơn các mối liên kết giữa ý tưởng và thông tin liên quan đến.

Sử dụng các từ khóa và hình ảnh đại diện cho các ý tưởng

Các từ khóa và hình ảnh trong mindmap sẽ được liên kết với nhau qua các nhánh và nút để tạo thành được một sơ đồ hình cây hoặc hình bánh xe. Các từ khóa và hình ảnh có thể được sắp xếp theo nhiều cách khác nhau tùy vào mục đích sử dụng và tư duy của mỗi người.

Để tạo ra được mindmap đầu tiên bạn cần ghi ra các từ khóa, ý tưởng hoặc các thông tin liên quan. Sau đó sử dụng các từ khóa và hình ảnh liên quan đến và kết nối chúng thông qua các nhánh và nút để tạo được một sơ đồ hình cây hoặc bánh xe.

Các từ khóa và hình ảnh được dùng để tóm tắt các ý tưởng và thông tin một cách ngắn gọn và dễ nhớ nhất. 

Tập trung vào ý trung tâm và kết nối các ý tưởng liên quan đến ý chính

Để tạo được mindmap khoa học bạn cần bắt đầu từ một ý tưởng hay từ khóa chính đặt ở vị trí trung tâm hay còn gọi là trung tâm của mindmap. Các ý tưởng liên quan sẽ được kết nối với từ khóa chính thông qua các nhánh hoặc nút, tạo thành một mạng lưới liên kết các thông tin hoặc ý tưởng.

Người lập mindmap có thể dễ dàng tổ chức và xác định được các ý quan trọng liên quan đến chủ đề mình quan tâm nhờ việc tập trung vào phần trung tâm. Nhờ đó mà việc phân tích và xác định các thông tin quan trọng, liên quan đến chủ đề trở nên đơn giản và rõ ràng hơn.

Sắp xếp các ý tưởng theo một cấu trúc logic và có tính liên kết

Khi tạo mindmap bạn cũng cần quan tâm đến vấn đề cấu trúc logic và các ý tưởng cần có tính liên kết với nhau.
Các ý tưởng và thông tin phải được sắp xếp hợp lý tùy theo mục đích sử dụng. Nhờ đó người đọc sẽ dễ dàng tìm kiếm và tìm hiểu được mối quan hệ giữa các ý tưởng hoặc thông tin để từ đó có thể tìm ra những ý tưởng mới mẻ, giải quyết được vấn đề hiện tại một cách hiệu quả.

Sử dụng màu sắc và đường nét để làm nổi bật các ý tưởng

Ưu điểm của việc sử dụng đường nét và màu sắc đó chính là làm nổi bật các ý tưởng và thông tin có trong mindmap.

Mỗi một màu sắc được sử dụng trong mindmap đều phải theo một mục đích nào đó, có thể mỗi màu sẽ đại diện cho một chủ đề, một loại thông tin hoặc mức độ ưu tiên khác nhau.

Sử dụng đường nét trong mindmap làm nổi bật các liên kết và quan hệ giữa các ý tưởng nhờ đó mà mindmap trở nên dễ đọc, dễ hiểu hơn. Người đọc có thể tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng và thuận lợi khi nhìn vào sơ đồ mindmap của bạn.

Tuy nhiên bạn cần lưu ý khi sử dụng các màu sắc và đường nét để tạo mindmap cần tránh lạm dụng quá nhiều màu sắc và đường nét khác nhau. Điều này có thể làm cho mindmap của bạn phản tác dụng, trở nên khó đọc và rối mắt hơn. Bạn cần chọn một màu sắc và đường nét phù hợp để sử dụng chúng một cách hợp lý, khoa học để biểu đạt ý tưởng và thông tin quan trọng có trong mindmap. 

Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn trả lời được thắc mắc mindmap là gì cũng như cách tạo mindmap hiệu quả. Chúc các bạn thành công!

Hồng An

Read more

An toàn thông tin là gì, vì sao đây lại là ngành hot?

Trong bối cảnh công nghệ ngày càng được ứng dụng rộng rãi, các vấn đề về bảo mật thông tin của các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức trong xã hội ngày càng được quan tâm. Vì thế mà ngành học An toàn thông tin ra đời để đáp ứng nhu cầu này. Vậy an toàn thông tin là gì? Vì sao ngành an toàn thông tin lại hot? Nếu bạn mong muốn trở thành những Chuyên viên An toàn thông tin tương lai thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây!

An toàn thông tin là gì, vì sao đây lại là ngành hot?

An toàn thông tin là gì? An toàn thông tin tiếng Anh là gì?

Hiểu một cách đơn giản, an toàn thông tin là thuật ngữ chỉ hành động bảo vệ các hệ thống thông tin và thông tin kỹ thuật số khỏi những rủi ro tự nhiên, các hành động truy cập, sử dụng, phá hủy, phát tán, chỉnh sửa bất hợp pháp. Hành động này giúp cho các hệ thống thông tin duy trì đúng chức năng, thực hiện nghiệp vụ một cách sẵn sàng, chính xác và tin cậy.

“An toàn thông tin (tiếng Anh là Information Assurance) là việc quản lý rủi ro về thông tin và các bước liên quan để bảo vệ hệ thống thông tin như máy tính và hệ thống mạng.”

An toàn thông tin có vai trò gì? 

Trong kỷ nguyên công nghệ hiện tại 4.0, việc csung cấp thông tin là yêu cầu đầu tiên để người dùng tham gia vào các mạng xã hội hoặc sử dụng các dịch vụ trực tuyến (như mua sắm, di chuyển, thanh toán)… Đây là các nguồn dữ liệu có thể giúp các doanh nghiệp tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích nhu cầu và thị hiếu của khách hàng để cải thiện hiệu quả kinh doanh, nhưng lại sinh ra nhiều lỗ hổng bảo mật.

Theo số liệu thống kê từ Bkav, số lượng máy tính trong năm 2019 đã mất 1,2 triệu dữ liệu, tăng 12% so với năm 2018. Hơn nữa, có nhiều máy chủ chứa dữ liệu dữ liệu đã bị mất gây ra thiệt hại lớn khiến các hoạt động của các cơ quan và doanh nghiệp bị trì trệ.

Theo dự báo của Microsoft, không chỉ dừng lại ở đó, những phần mềm cũ, thiết bị không an ninh và các lỗ hổng khác trong những năm tiếp theo sẽ càng có nguy cơ cao bị các tin tặc xâm nhập và lấy cắp. Đồng thời, sự phát triển của Trí tuệ nhân tạo (AI) cũng sẽ trở thành một công cụ cho các tội phạm an ninh mạng để truyền bá mã độc hại và tấn công hệ thống thương mại điện tử, ngân hàng và tài chính. 

Từ thực trạng đáng báo động này, nhu cầu về nguồn nhân lực trong lĩnh vực bảo mật thông tin cũng gia tăng và đang thu hút được sự chú ý của nhiều bạn trẻ.

Để hiểu rõ hơn về an toàn thông tin là gì, hãy cùng tìm hiểu về ngành học này và các công việc mà bạn có thể làm khi ra trường.

Ngành An toàn thông tin là gì?

Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu cập nhật và truyền thông tin của con người ngày càng nhiều. Do đó, vấn đề bảo mật và an toàn thông tin đang rất cấp thiết đối với người dùng. Đối mặt với nhu cầu đó, ngành An toàn thông tin đã trở thành một ngành nghề được nhiều người chú ý trong thời đại công nghệ cao. Từ việc tạo ra các phần mềm quản lý thông tin, thiết kế và cài đặt đến nghiên cứu kỹ thuật, xây dựng các chiến lược bảo vệ thông tin đòi hỏi lượng lớn các chuyên gia bảo mật thông tin.

Hiện nay, ngành An toàn thông tin hiện đang được đào tạo một cách chuyên nghiệp, hệ thống tại các trường cao đẳng, đại học. Theo học ngành này, người học sẽ được trang bị các kiến thức từ cơ bản cho đến chuyên sâu, các kỹ năng về nghề công nghệ thông tin, thiết kế hệ thống thông tin, cài đặt và quản lý phần mềm… Chính vì vậy, an toàn thông tin đang là ngành hấp dẫn người học trong thời đại công nghệ số và internet phát triển một cách chóng mặt như hiện nay.

Học ngành An toàn thông tin ra trường làm gì?

Ngày nay, các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh đều rất chú trọng đến vấn đề bả

o mật thông tin trước thời buổi cạnh tranh khốc liệt, chính vì thế nhu cầu nhân lực ngành An toàn thông tin cũng tăng cao. Nếu bạn thắc mắc công việc có thể làm sau khi tốt nghiệp ngành An toàn thông tin là gì thì đây là câu trả lời dành cho bạn.

Chuyên viên bảo mật cơ sở dữ liệu, an ninh mạng (hệ thống)

Nếu lựa chọn công việc này, bạn cần hiểu rõ về các giải pháp bảo mật thông tin tối ưu trên môi trường trực tuyến cũng như trong nội bộ hệ thống của doanh nghiệp; Theo dõi, kiểm tra và đánh giá các lỗ hổng bảo mật có thể xảy ra; Đưa ra giải pháp kịp thời nhằm cải thiện hệ thống bảo mật thông tin của doanh nghiệp.

Chuyên viên quản trị bảo mật mạng và hệ thống

Quản trị viên mạng và hệ thống sẽ chịu trách nhiệm khắc phục những sự cố xuất hiện; đảm bảo sự ổn định của hệ thống tường lửa, lường được trước các tình huống và sửa các lỗi trên hệ thống mạng.

Chuyên viên tư vấn, phân tích, thiết kế hệ thống an toàn thông tin

Chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo rằng hệ thống đáp ứng đủ nhu cầu của tổ chức, doanh nghiệp; xem xét và đề xuất các chương trình mới giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.

Chuyên viên kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin, an ninh mạng

Cập nhật, phân tích và đánh giá các điểm lỗ hổng bảo mật thông tin, đưa ra biện pháp đảm bảo an toàn hệ thống phù hợp.

Chuyên viên rà soát lỗ hổng, điểm yếu và xử lý sự cố an toàn thông tin

Có nhiệm vụ quản lý, tiến hành vận hành và đảm bảo hệ thống bảo mật hoạt động ổn định, an toàn. Ngoài ra, họ cũng phải tiếp nhận và xử lý các sự cố bất ngờ xảy ra với hệ thống của tổ chức, doanh nghiệp.

Chuyên viên lập trình và phát triển phần mềm, ứng dụng nhằm đảm bảo an toàn thông tin

Làm công việc này, bạn sẽ chịu trách nhiệm đưa ra các giải pháp, ý tưởng nhằm cải tiến trình trạng an toàn thông tin tại tổ chức, doanh nghiệp.

Chuyên viên phát triển phần cứng và thiết bị an toàn thông tin

Đây là người giải quyết những vấn đề về máy tính như cài đặt hệ thống, đảm bảo hệ thống máy tính được hoạt động bảo mật, an toàn.

Tố chất cần thiết của một Chuyên viên An toàn thông tin là gì?

Những tố chất dưới đây cũng có thể xác định được bạn có thực sự phù hợp với ngành nghề đặc thù này hay không.

Tình yêu với công nghệ

Tình yêu, sự nhiệt tình đối với công nghệ sẽ thúc đẩy bạn vượt bạn qua giai đoạn “khó khăn” khi mới bắt đầu nghiên cứu lĩnh vực này. 

Khả năng tư duy độc lập

Bảo mật thông tin là để ngăn chặn và giải quyết vấn đề. Do đó, đòi hỏi người học phải có khả năng suy nghĩ độc lập và có thể phân tích và xử lý công việc tốt. 

Thận trọng, tỉ mỉ

Công việc của các chuyên viên An toàn thông tin là tạo ra “bức tường chắn” trước các cuộc tấn công mạng nguy hiểm. Nếu bạn không cẩn thận, điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến dữ liệu, gây tổn thất cho tổ chức, doanh nghiệp. Do đó, bạn cần phải thận trọng và chính xác trong mỗi hành động. 

Chịu được áp lực

Các vấn đề về lỗ hổng có thể tiếp tục xảy ra, vì vậy những người làm việc trong lĩnh vực An toàn thông tin cần phải có tinh thần ổn định và năng lượng tích cực để vượt qua các thách thức. 

Bố trí thời gian hợp lý

Nghĩa là bạn phải biết cách sắp xếp, ưu tiên công việc nào trước, công việc nào sau để hoàn thành nhiệm vụ.

Ngày nay, nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành An toàn thông tin ngày càng nhiều. Hi vọng rằng với những chia sẻ về An toàn thông tin là gì, học ngành An toàn thông tin ra trường làm gì sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức để từ đó đưa ra cho mình ngành học phù hợp!

Đoàn Loan

Read more

Marketing tool là gì? Các tool Marketing phổ biến

Trong thời đại kinh doanh online đang trở thành xu hướng, Marketing Tool chính là trợ thủ đắc lực giúp các Marketer tiết kiệm thời gian, chi phí triển khai chiến lược marketing. Vậy chính xác thì Marketing tool là gì? Câu trả lời sẽ có trong bài viết hôm nay.

Marketing tool là gì? Các tool Marketing phổ biến

Marketing tool là gì?

Marketing tool là những công cụ và kỹ thuật tiếp thị được các marketer sử dụng để phát triển, quảng bá sản phẩm/dịch vụ của công ty, tối ưu hóa chiến lược marketing, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tăng nhận thức về thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng.

Marketing tool không chỉ có 1 công cụ. Vì thế, xuất phát từ những mục tiêu khác nhau các marketer thường phối kết hợp nhiều loại Marketing tool để thúc đẩy doanh số bán hàng.

Ví dụ: Một doanh nghiệp có thể vừa sử dụng quảng cáo trên truyền hình, quảng cáo trên báo in, quảng cáo trên mạng xã hội vừa sử dụng các hình thức tiếp thị qua email, SEO website, tờ rơi,…

“Marketing tool hay công cụ tiếp thị là bất kỳ nền tảng hoặc ứng dụng nào hỗ trợ các marketer quảng bá sản phẩm và dịch vụ một cách hiệu quả.”

Digital marketing tools là gì?

Digital marketing tools bao gồm mọi thứ từ các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook và Instagram đến các công cụ phân tích như Google Analytics. Cho phép các nhà tiếp thị tạo, thử nghiệm và đo lường hiệu suất của các chiến dịch của họ, các công cụ tiếp thị kỹ thuật số đảm bảo rằng các nhân viên Digital Marketing có thể khởi chạy và thử nghiệm các chiến dịch một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Lợi ích của Marketing tool là gì?

Cải thiện mức độ tương tác và tăng doanh thu

Các công cụ Marketing tool cho phép marketer phân tích khách hàng, phân tích thị trường và đối thủ cạnh tran một cách dễ dàng, từ đó đưa ra các chiến lược tiếp thị phù hợp nhắm đến đối tượng khách hàng mục tiêu, đưa các sản phẩm/dịch vụ của công ty đến gần hơn với người tiêu dùng và góp phần tăng doanh số bán hàng.

Giúp sản phẩm/dịch vụ của bạn nổi bật giữa “đám đông”

Mỗi ngày, thị trường xuất hiện hằng hà sa số sản phẩm mới với những tính năng tương tự sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp. Nếu bạn không thể khiến sản phẩm của mình bật lên giữa “đám đông”, bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ thất bại. Và Marketing tool hoàn toàn có thể giúp bạn thực hiện điều đó để cải thiện kết quả kinh doanh một cách rõ rệt.

Tiết kiệm chi phí

Sử dụng nhiều kênh marketing không đáng sợ, đáng sợ là khi sử dụng nhiều nhưng hoàn toàn không đem lại hiệu quả. Các công cụ Marketing tool sẽ giúp marketer lựa chọn kênh tiếp thị phù hợp, thị trường phù hợp và tác động đúng đối tượng khách hàng mục tiêu, tránh lãng phí tài nguyên cũng như ngân sách của doanh nghiệp.

Dễ dàng đo lường hiệu quả

Thông qua Marketing tool, các marketer có thể dễ dàng đo lường lượng khách hàng truy cập vào trang web, những sản phẩm họ thường xuyên tìm kiếm và những thông tin về nhân khẩu học của họ, từ đó đưa ra các chiến lược marketing phù hợp để tăng doanh số bán hàng.

Xem Thêm: Việc Làm Marketing tại Careerlink.vn

Những nhóm Marketing Tool phổ biến nhất

Để hiểu rõ hơn Marketing tool là gì, hãy tìm hiểu các Marketing tool phổ biến nhé.

Nhóm Digital Analytics Tool (Công cụ phân tích dữ liệu kỹ thuật số)

Google Analytics: Là một công cụ vô cùng “quen mặt” với các marketer, có khả năng theo dõi, thống kê, đo lường, phân tích số liệu về lượt truy cập vào website, qua đó cải thiện trải nghiệm người dùng. Đặc biệt, công cụ này được Google cung cấp hoàn toàn miễn phí.

Kissmetrics: Cũng là mộtcông cụ đo lường và phân tích website nhưng tập trung vào vấn đề xử lý thông tin người dùng thông qua việc thống kê những dữ liệu như: họ đang ở trang nào, đang đọc nội dung gì, đang tìm kiếm những từ khóa nào, từ đó markter có thể đưa ra các giải pháp hữu ích để thúc đẩy người dùng mua hàng.

Semrush: Là công cụ phân tích thứ hạng từ khóa của đối thủ cạnh tranh, phân tích tổng quan thị trường, có tác dụng trong việc tối ưu SEO và chiến lược quảng cáo Google Ads.

SEO Keyword Analysis Tool (Công cụ phân tích từ khóa)

Google Keyword Planner: Đây là công cụ quen thuộc với các “ads thủ”, có tác dụng kiểm tra lượt tìm kiếm trung bình, mức độ cạnh tranh và độ khó của các từ khóa, từ đó tính toán ngân sách cho chiến dịch quảng cáo.

Google Trends: là công cụ cung cấp thông tin về lượng từ khóa tìm kiếm theo thời gian dưới dạng đồ thị, giúp marketer nắm được những nội dung, từ khóa đang thịnh hành nhất trên Google, Youtube ở bất kỳ quốc gia, khu vực nào trong một khoảng thời gian cụ thể.

Landing Page Creation Tool (Công cụ tạo trang đích)

Ladipage: việc sáng tạo và thiết kế mộtlanding page (trang đích) riêng cho từng sản phẩm/dịch vụ/chiến địch marketing thật dễ dàng và nhanh chóng nhờ công cụ Ladipage với hơn 500 mẫu Landing page ở nhiều lĩnh vực khác nhau và các thao tác kéo thả vô cùng đơn giản.

Instapage: là nền tảng giúp marketer tạo ra những landing page chuyên nghiệp với rất nhiều tính năng tuyệt vời như: tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, A/B Testing, khả năng tích hợp Instapage giúp quản lý chiến dịch vè thu thập dữ liệu người dùng dễ dàng.

Content Marketing Tool (Công cụ tiếp thị nội dung)

Buzzsumo: Marketing Tool là gì? Nên nhớ nó là những công cụ, kỹ thuật tiếp thị và trong tất cả các hình thức tiếp thị chắc chắn không thể thiếu nội dung.Buzzsumo là công cụ giúp marketer xác nhận những nội dung đang thịnh hành và gợi ý các chủ đề bài viết. Ngoài ra, Buzzsumo cũng là một công cụ hiệu quả trong việc hỗ trợ lên kế hoạch biên tập và lên lịch bài viết.

Canva: bài viết và hình ảnh là 2 yếu tố không thể tách rời nhưng không phải ai cũng có khả năng thiết kế xuất sắc. Vì vậy, Canva ra đời để để giúp marketer thiết kế hình ảnh một cách nhanh, dễ dàng nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ ngay cả khi họ chỉ là tay ngang nhờ kho thư viện mẫu thiết kế phong phú cùng nhiều phông chữ đẹp mắt.

Email Marketing Tool (Công cụ tiếp thị qua Email)

MailChimp: là một công cụ tiếp thị qua email, cho phép marketer tự động gửi email hàng loạt đến đối tượng khách hàng mục tiêu vào những thời điểm cố định với nhiều mẫu email template miễn phí, đẹp mắt. Đặc biệt còn có tính năng phân tích kết quả của chiến dịch để kịp thời điều chỉnh và cải thiện hiệu quả của những chiến dịch tiếp theo.

Getresponse: bên cạnh việc cung cấp dịch vụ email marketing cùng các tính năng phân tích tỷ lệ mở email, số lần nhấp chuột,… Getresponse còn cung cấp hosting cho webinar, landing page,…

Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về Marketing tool và các công cụ Marketing tool phổ biến trên thị trường hiện nay. Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp những kiến thức bổ về ngành Marketing nói chung và giúp bạn hiểu rõ Marketing tool là gì. Chúc bạn sử dụng hợp lý các công cụ Marketing tool để tối ưu hóa hiệu quả và nâng cao lợi thế của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.

Trang Đoàn

Read more

Công sở là gì? Những quy định nơi công sở nhất định phải biết

Công sở là từ mà tất cả chúng ta đều nghe thấy khi bước vào môi trường làm việc. Để tìm hiểu rõ hơn khái niệm công sở là gì và những thông tin quan trọng của công sở, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Công sở là gì? Những quy định nơi công sở nhất định phải biết

Công sở là gì? Công sở tiếng Anh là gì?

Công sở tiếng Anh là office là khái niệm chỉ trụ sở của một tổ chức nhà nước. Nhưng ngày nay định nghĩa công sở đã được mở rộng. Môi trường công sở không chỉ gói gọn trong các cơ quan nhà nước mà còn ở các tổ chức, doanh nghiệp, công ty tư nhân.

Tất cả các yếu tố tạo nên một môi trường làm việc công sở bao gồm từ không gian làm việc cho đến những nhân sự làm việc ở đó, cách họ làm việc, cách họ quan hệ với những người khác…

“Công sở tiếng Anh là office là khái niệm chỉ trụ sở làm việc của một tổ chức nhà nước và cả doanh nghiệp, công ty tư nhân.”

Đặc điểm của văn hóa công sở

Văn hóa công sở là gì?

Văn hóa công sở là những giá trị đạo đức mang tính chuẩn mực được con người tạo dựng và tuân thủ một cách tự giác. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định chất lượng, hiệu quả làm việc nhằm góp phần xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp – văn minh – hiện đại.

Những quy định cơ bản của văn hóa công sở

Văn hóa công sở là hệ thống những quy định về trang phục, cách giao tiếp ứng xử, không gian văn phòng, thái độ của nhân viên tại môi trường công sở.

Về trang phục 

Người làm việc tại công sở cần ăn mặc chỉnh tề, đầu tóc gọn gàng. Một số yêu cầu cụ thể đối với nam và nữ như sau: 

  • Với nam, yêu cầu trang phục quần tây dài, giày và áo sơ mi gọn gàng. Tóc không nên quá dài hoặc cắt quá ngắn. 
  • Đối với phái nữ sẽ có nhiều hơn một lựa chọn về trang phục. Khi đi làm ở môi trường công sở họ có thể lựa chọn những chiếc áo sơ mi kết hợp với quần âu, hoặc những chiếc váy nhưng phải dài tối thiểu ngang gối, hoặc những bộ áo dài thướt tha.

Không chỉ riêng văn hóa công sở, đối với các ngành nghề, nếu có quy định về trang phục cụ thể thì sẽ tuân theo quy định đó.

Cách giao tiếp và ứng xử

Môi trường công sở không chỉ có những quy định nghiêm ngặt về trang phục của nhân viên mà còn có những quy định rõ ràng về giao tiếp, ứng xử giữa đồng nghiệp với nhau, giữa nhân viên với khách hàng.

  • Sử dụng ngôn ngữ giao tiếp chuẩn mực, nghiêm túc thực hiện “4 xin, 4 luôn”: xin chào, xin lỗi, cảm ơn, xin phép; luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ.
  • Đối với cấp quản lý, cách cư xử giữa công nhân viên và quản lý cấp trên đòi hỏi sự tôn trọng lẫn nhau. Khi phát biểu ý kiến, cấp trên ​​phải lắng nghe với thái độ tôn trọng cấp dưới và ngược lại. 
  • Giúp đỡ niềm nở, tận tình, không được la hét, cao giọng hoặc phớt lờ những vấn đề cần được giải quyết;
  • Đồng nghiệp trong công sở phải luôn hỗ trợ nhau trong công việc, hợp tác thân thiện, cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Không gian văn phòng

Do đặc thù công việc, sự phân chia các phòng ban, bộ phận phục vụ khác nhau nên cách bố trí môi trường công sở sẽ khác với môi trường làm việc của doanh nghiệp. Gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ là nguyên tắc của mọi văn phòng nói chung và văn phòng công sở cũng không ngoại lệ. Ngoài ra còn một số điểm khác biệt rõ rệt như: 

  • Tại mỗi nơi công sở khác nhau sẽ được phân chia thành các phòng ban khác nhau theo từng nhiệm vụ được phân công. Trước cửa phòng làm việc phải treo biển tên ghi rõ tên đơn vị.
  • Trên bàn làm việc sẽ có bảng tên, chức vụ của từng người, để mọi người biết nơi mình cần đến để thực hiện công việc đang cần. 
  • Ở bộ phận lưu trữ hồ sơ thường xuyên, lâu dài, kệ tủ sắt phải được kê ngay ngắn phía sau lưng mỗi nhân viên, thuận tiện trong quá trình làm việc.

Tinh thần và thái độ làm việc

  • Sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ và nỗ lực phấn đấu để hoàn thành, không bất mãn dù đang làm ở vị trí, mức độ công việc nào; thực hiện đúng chức trách.
  • Phải có kỷ luật, sử dụng thời gian làm việc hiệu quả và tuân thủ mọi nội quy, quy định của cơ quan. 
  • Xử lý công việc công bằng, khách quan, không được lạm quyền để bao che, dung túng, xử phạt sai quy định của pháp luật. 
  • Luôn tuân thủ các chuẩn mực đạo đức, gia đình và xã hội, luôn hướng tới truyền thống văn hóa tốt đẹp.
  • Luôn lắng nghe cấp dưới, tôn trọng cấp trên và luôn lịch sự trong mọi tình huống ứng xử.

Những hành vi không nên trong môi trường công sở

Môi trường công sở là nơi yêu cầu sự nghiêm túc cao nhất, mỗi bộ phận đều có nội quy, quy định rõ ràng. Vậy những hành vi không nên có ở môi trường công sở là gì?

  • Sử dụng thời gian làm việc tại công sở để làm những công việc cá nhân, gây mất trật tự trong giờ làm việc. 
  • Quảng cáo kinh doanh hoặc tiếp thị bán hàng tại nơi làm việc. 
  • Hút thuốc, sử dụng chất kích thích, uống rượu bia trong giờ làm việc. 
  • Trưng bày, phát tán những hình ảnh không đúng chuẩn mực, tài liệu mật.
  • Tự ý bình phẩm, đưa tin sai sự thật, xúc phạm uy tín, nhân phẩm của người khác; cung cấp thông tin, tài liệu khi chưa được phép. 
  • Lạm dụng hoặc quấy rối người khác dưới mọi hình thức. 
  • Tham gia, tổ chức, lôi kéo người khác vào các tệ nạn xã hội, đánh bạc, lô, đề… dưới mọi hình thức.

Thông qua nội dung bài viết trên, độc giả chắc hẳn đã hiểu hơn công sở là gì và các quy định về văn hóa công sở. Hãy áp dụng những điều đó thật tốt để xây dựng văn hóa công sở lành mạnh nhé.

Đoàn Loan

Read more

CR là gì? Ý nghĩa của CR trong Marketing online

CR là một chỉ số rất quan trọng trong hoạt động Marketing Online giúp doanh nghiệp đánh giá được mức độ hiệu quả của chiến dịch SEO. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ CR là gì. Hãy cùng tìm hiểu khái niệm CR cũng như ý nghĩa của chỉ số CR trong hoạt động Marketing Online nhé!

CR là gì? Ý nghĩa của CR trong Marketing online

CR là gì?

CR là viết tắt của thuật ngữ Conversion Rate – chỉ số thể hiện tỷ lệ chuyển đổi trong các hoạt động của lĩnh vực Marketing. CR chính là tỷ lệ khách hàng truy cập vào quảng cáo với số người trở thành khách hàng thực sự. Chỉ số này dùng để đánh giá hiệu quả của một dịch vụ quảng cáo trực tuyến, thậm chí là của một chiến dịch marketing tổng thể, từ đó marketer có thể xác định được những phương pháp tiếp thị phù hợp nhằm tăng doanh số bán hàng.

Tỷ lệ chuyển đổi được tính theo công thức sau:

Conversion Rate (CR) = Tổng số mục tiêu đạt được của bạn ÷ Tổng số người dùng truy cập vào website ×100

Ví dụ: Có 200 người đã truy cập vào website của bạn sau 1 ngày, trong đó bạn bán được 19 đơn hàng và 5 người gửi để lại thông tin để nhận tư vấn trực tiếp. Lúc này, tỷ lệ chuyển đổi của bạn được tính như sau:

CR = (24 ÷ 200) x 100 = 12%

“CR (Conversion Rate) hay tỷ lệ chuyển đổi của khách hàng là tỷ lệ mà khách hàng tiềm năng thực hiện một hành động mong muốn cụ thể.”

Ý nghĩa của CR trong Marketing Online

Trong Marketing online, mục đích của chỉ số CR là gì? Đó là:

Đánh giá hiệu quả các hoạt động liên quan đến chuyển đổi

Mục tiêu của các SEOer là tăng thứ hạng của website để vị trí hiển thị của website được xếp trong top 10 của trang đầu trên các công cụ tìm kiếm, đặc biệt là Google. Chỉ số CR giúp marketer xác định chính xác tỷ lệ chuyển đổi của website và đưa ra những số liệu hữu ích nhất cho quá trình phân tích dữ liệu, từ đó điều chỉnh định hướng hay xây dựng những chiến lược SEO, Marketing mới, tối ưu và phù hợp hơn nhằm nâng cao tỷ lệ chuyển đổi để thực hiện được mục tiêu SEO.

Một trong những yếu tố thúc đẩy sự tăng trưởng

Thông qua chỉ số CR, bạn có thể phân tích được những yếu tố sau:

+ Số lượng khách hàng tiềm năng;

+ Số lượng giao dịch trung bình;

+ Doanh thu trung bình mỗi giao dịch;

+ Tỷ suất lợi nhuận;

Từ các yếu tố này bạn có thể tính toán chính xác khoản lợi nhuận thu được sau mỗi chiến dịch.

Giảm chi phí trên từng khách hàng

Cùng 1 lượng khách hàng đầu vào, cùng 1 ngân sách ban đầu nhưng nếu bạn có thể tối ưu tỷ lệ chuyển đổi thì đồng nghĩa với việc bạn sẽ có nhiều chuyển đổi hơn, có nhiều đơn hàng thành công hơn, từ đó gia tăng lợi nhuận. Không những thế, việc tối ưu chỉ số CR đồng nghĩa với việc giảm chi phí trên từng chuyển đổi, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một phần chi phí đáng kể.

Xác định được phễu bán hàng

Chỉ số CR giúp marketer xác định những khách hàng tiếp cận sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thông qua website để đưa ra những thay đổi hoặc điều chỉnh chiến lược quảng cáo nhằm cải thiện hiệu quả. Nói cách khác, thông qua chỉ số CR bạn có thể nắm được những nút thắt đang ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của bạn và tìm kiếm những biện pháp khắc phục, gỡ rối nhanh chóng.

Cách tăng tỷ lệ CR là gì?

Xây dựng một website ổn định với cấu trúc tốt

Sự ổn định trong quá trình hoạt động của một website được đánh giá thông qua các yếu tố như: cấu trúc tốt, backlink chuẩn, định hướng người dùng tốt, truy cập nhanh chóng (tốc độ tải trang dưới 3s). Nếu thực hiện được điều đó website của bạn sẽ tạo dựng được uy tín đối với khách hàng.

Quảng cáo website kết hợp remarketing

Việc kết hợp các hình thức marketing khác nhau vô cùng quan trọng bởi vì bạn không thể chuyển đổi thành công 100% khách hàng ngay từ chiến dịch đầu tiên. Vì lẽ đó, các marketer thường kết hợp quảng cáo website với các chiến dịch remarketing để khuyến khích khách hàng quay lại trang chốt đơn, nhờ đó tăng tỷ lệ mua hàng.

Nội dung độc đáo, sáng tạo

Những content (nội dung và hình ảnh) thực sự độc đáo và sáng tạo sẽ thu hút được khách hàng ở lại trang và kích thích họ chọn mua sản phẩm của bạn. Một content ấn tượng cần đánh đúng trọng tâm – nhấn mạnh nội dung sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp có thể giải quyết được những vấn đề khách hàng đang gặp phải, có như vậy tỷ lệ chốt đơn sẽ cao hơn.

Tối ưu hóa các trang landing page

Landing page (trang đích) là trang giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ của mình một cách nhanh chóng, đơn giản và chi tiết nhất, cho khả năng chuyển đổi khách hàng cao. Vì vậy, bạn nên tận dụng hình thức landing page và chọn những sản phẩm có sale page bắt mắt, hấp dẫn để tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Phân tích số liệu để nhận diện chân dung khách hàng

Như đã đề cập ở trên, CR sẽ cung cấp cho bạn những chỉ số hữu ích để dễ dàng nhận diện chân dung khách hàng. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể target đúng đối tượng khách hàng tiềm năng để tối ưu chi phí và tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Sử dụng video 

Nhiều loại video tiếp thị có thể giúp cải thiện hoạt động tiếp thị tỷ lệ chuyển đổi của bạn. Ví dụ: trong trường hợp Thương mại điện tử, hãy sử dụng video giới thiệu sản phẩm để tăng thời gian dành cho trang.

Tối ưu hóa CTA

Có lẽ một trong những yếu tố cần thiết hơn để tăng tỷ lệ chuyển đối là các nút kêu gọi hành động (CTA). Bạn cần các CTA rõ ràng và hấp dẫn, có thể là trên các trang truyền thông xã hội, trang đích hoặc bất kỳ trang nào khác để truyền tải thông điệp của bạn một cách hiệu quả.

Tránh sử dụng các văn bản nhàm chán như “Nhấp vào đây” hoặc “Tìm hiểu thêm”. Thay vào đó, hãy soạn thảo các CTA mới mẻ như “Nhận hướng dẫn miễn phí” hoặc “Tìm hiểu cách chúng tôi có thể hỗ trợ bạn” để thu hút khách truy cập thực hiện hành động mong muốn.

Ứng dụng các chương trình discount, coupon, quà tặng

Để tăng tỷ lệ chuyển đổi bạn cần đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn để tác động đến tâm lý khách hàng bởi vì discount, coupon hay quà tặng chính là những yếu tố hiệu quả trong việc kích thích khả năng mua hàng.

Nhân viên CR là gì?

Bên cạnh tỷ lệ chuyển đổi CR trong lĩnh vực marketing thì CR còn chỉ một vị trí công việc quan trọng trong lĩnh vực hành chính nhân sự. Nhân viên CR là những người chịu trách nhiệm tạo ra một môi trường làm việc thật tốt, vừa có thể phát huy hết năng lực làm việc của bản thân, vừa thúc đẩy năng lực làm việc của những nhân viên tiềm năng, để họ cống hiến hết mình cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Để làm được điều đó, họ thường đảm nhận những vấn đề như lương thưởng, an toàn lao động, chế độ đãi ngộ, chính sách phúc lợi… trong một doanh nghiệp. Bộ phận CR càng phát triển chứng tỏ doanh nghiệp rất quan tâm đến vấn đề đào tạo và giữ chân nhân tài.

Vừa rồi chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về chỉ số CR trong lĩnh vực marketing và đôi chút kiến thức về bộ phận CR trong lĩnh vực hành chính nhân sự. Tin rằng qua bài viết hôm nay bạn không còn thắc mắc CR là gì và ý nghĩa của chỉ số CR trong hoạt động marketing online. Chúc bạn có thể khai thác triệt để những công dụng của chỉ số CR trong hoạt động kinh doanh.

Trang Đoàn

Read more

CV bản cứng là gì? Lưu ý khi tạo CV bản cứng

Có rất nhiều người đang tìm kiếm việc làm và một trong những yếu tố quan trọng nhất để có được công việc ưng ý đó là CV bản cứng. Vì vậy CV bản cứng là gì và tại sao nó lại quan trọng như vậy? Nó khác gì với CV bản mềm? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

CV bản cứng là gì? Lưu ý khi tạo CV bản cứng

CV bản cứng là gì?

“CV bản cứng (hard copy of CV) là phiên bản giấy của CV, được in ra và nộp trực tiếp cho nhà tuyển dụng hoặc gửi qua đường bưu điện.”

Đây là một trong những hình thức truyền tải thông tin về bản thân của ứng viên một cách chính xác và đầy đủ nhất. CV bản cứng thường có định dạng khổ A4 và in trên giấy có chất lượng tốt để tạo sự chuyên nghiệp và nâng cao tính thẩm mỹ.

Sự khác biệt CV bản mềm và CV bản cứng là gì?

CV bản cứng và bản mềm là hai loại CV khác nhau, với mỗi loại có những ưu điểm và hạn chế riêng. Dưới đây là sự khác biệt giữa CV bản cứng và bản mềm:

  • CV bản cứng: là phiên bản in của CV được in trên giấy và mang tới cho nhà tuyển dụng trực tiếp. Ưu điểm của CV bản cứng là nó đảm bảo tính bảo mật và tạo được ấn tượng đầu tiên tốt hơn cho nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, CV bản cứng cũng giúp ứng viên tạo được sự chuyên nghiệp và độ chính xác trong cách trình bày thông tin. Tuy nhiên, điểm hạn chế của CV bản cứng là nó không linh hoạt như CV bản mềm, khó cập nhật và phải đảm bảo độ chính xác khi in.
  • CV bản mềm: là phiên bản CV được tạo ra và truyền tải qua các phương tiện điện tử, như email, USB hay cloud storage. Ưu điểm của CV bản mềm là nó rất linh hoạt, dễ dàng cập nhật, chỉnh sửa và chia sẻ với nhiều người khác nhau. Bên cạnh đó, CV bản mềm còn giúp ứng viên tiết kiệm thời gian và chi phí in ấn. Tuy nhiên, điểm hạn chế của CV bản mềm là nó có thể bị thay đổi bất cứ lúc nào và khó đảm bảo tính bảo mật.

Tóm lại, CV bản cứng và bản mềm đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ hiện nay, CV bản mềm được ứng dụng rộng rãi hơn và được đánh giá là phù hợp hơn với sự phát triển của công nghệ và sự linh hoạt trong việc tìm kiếm việc làm.

Tại sao CV bản cứng lại quan trọng?

CV bản cứng là một tài liệu tham khảo

Buổi phỏng vấn khá căng thẳng và điều này có thể khiến bạn quên đi các yếu tố quan trọng. Lúc này nếu đem theo CV bản cứng, bạn có thể sử dụng nó làm tài liệu tham khảo để trả lời bất kỳ câu hỏi nào một cách nhanh chóng và chính xác.

Người phỏng vấn có thể không có bản sao

Chắc chắn, bạn đã gửi CV qua email cho nhà tuyển dụng nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc họ sẽ có nó khi phỏng vấn, do quên in hoặc vô tình xóa. Nếu bạn có sẵn CV bản cứng sẽ giúp họ tiết kiệm thời gian.

Kế hoạch có thể thay đổi

Ban đầu, bạn được sắp xếp để phỏng vấn chỉ với giám đốc nhân sự, nhưng họ có thể bất ngờ đưa bạn đến gặp gỡ và chào hỏi với một số trưởng bộ phận. Lúc này chủ động đưa ra CV bản cứng là cách để tạo được ấn tượng ban đầu tích cực.

Khi đi tìm việc nên gửi CV bản cứng hay bản mềm?

Nhận biết lợi ích của CV bản cứng là gì, nhiều người sẽ thắc mắc khi đi tìm việc nên gửi CV nào? Câu trả lời là nên gửi cả CV bản cứng và bản mềm để đảm bảo tính linh hoạt và đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng.

Với CV bản cứng, nếu ứng viên có cơ hội phỏng vấn trực tiếp, nên mang theo bản cứng để thể hiện sự chuyên nghiệp, chỉn chu và tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Nếu ứng viên gửi CV bản cứng qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại văn phòng của nhà tuyển dụng, nên đảm bảo rằng bản cứng được in trên giấy chất lượng tốt và trình bày đẹp mắt để tăng tính thẩm mỹ.

Với CV bản mềm, nên sử dụng để gửi qua email hoặc đăng tải lên các trang tìm việc trực tuyến. CV bản mềm có thể được thiết kế đẹp mắt, có hình ảnh và định dạng tốt hơn so với CV bản cứng, giúp ứng viên thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng và tạo được ấn tượng tốt. Ngoài ra, CV bản mềm cũng rất tiện lợi để cập nhật thông tin mới và chia sẻ với nhiều nhà tuyển dụng khác nhau.

Nhìn chung, việc gửi cả CV bản cứng và bản mềm sẽ giúp ứng viên tăng tính linh hoạt và đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng.

Các bước để tạo CV bản cứng đúng chuẩn

Biết cách tạo CV bản cứng là gì sẽ giúp bạn có một bản CV chuyên nghiệp.

Chọn mẫu CV phù hợp

Trước khi bắt đầu tạo CV, ứng viên cần chọn một mẫu CV phù hợp với ngành nghề, vị trí tuyển dụng và phong cách của mình. Nên sử dụng mẫu CV đơn giản, trực quan và dễ đọc để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng.

Trình bày thông tin đầy đủ và rõ ràng

 CV bản cứng cần trình bày thông tin đầy đủ và rõ ràng, bao gồm tiêu đề, thông tin liên hệ, mục tiêu nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc, học vấn và kỹ năng. Nên sắp xếp thông tin theo thứ tự thời gian từ mới đến cũ.

Chú ý đến định dạng và kiểu chữ

 CV bản cứng cần có định dạng đẹp mắt và dễ đọc. Nên sử dụng phông chữ đơn giản và dễ đọc như Times New Roman, Arial, hoặc Calibri và có cỡ chữ từ 10 đến 12. Nên cân đối khoảng cách giữa các phần và giữa các dòng để tạo sự thoải mái cho người đọc.

Đảm bảo sự chính xác và không sai sót

CV bản cứng cần được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi gửi đi. Nên đảm bảo rằng thông tin trình bày chính xác và không có lỗi chính tả hoặc sai sót ngữ pháp. Nếu cần, ứng viên có thể nhờ người khác đọc lại để đảm bảo sự chính xác.

In trên giấy chất lượng tốt

Nếu ứng viên quyết định gửi CV bản cứng qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại văn phòng của nhà tuyển dụng, nên đảm bảo rằng bản cứng được in trên giấy chất lượng tốt để tạo ấn tượng chuyên nghiệp.

Tóm lại, để tạo CV bản cứng đúng chuẩn, cần chú ý đến việc chọn mẫu CV phù hợp, trình bày thông tin đầy đủ và rõ ràng, sử dụng định dạng và kiểu chữ đẹp mắt, đảm bảo sự chính xác

Những lưu ý quan trọng khi tạo CV bản cứng

Các yếu tố bạn cần lưu ý khi tạo CV bản ứng là gì?

Đảm bảo đủ các thành phần của CV

Thông tin cá nhân:Nên cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân như họ tên, địa chỉ, số điện thoại và địa chỉ email để nhà tuyển dụng có thể liên lạc với ứng viên dễ dàng.

Mục tiêu nghề nghiệp: Nên ghi rõ mục tiêu nghề nghiệp của mình và những vị trí mong muốn trong công ty.

Kinh nghiệm làm việc: Nên liệt kê chi tiết về kinh nghiệm làm việc của mình, bao gồm tên công ty, thời gian làm việc và mô tả công việc. Nếu chưa có kinh nghiệm làm việc, có thể liệt kê các hoạt động tình nguyện hoặc các dự án đã tham gia.

Học vấn:Nên liệt kê chi tiết về trình độ học vấn của mình, bao gồm tên trường, chuyên ngành và thời gian học.

Kỹ năng và năng lực:Nên liệt kê các kỹ năng và năng lực của mình, bao gồm kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn. Nên chú ý đến các kỹ năng liên quan đến vị trí ứng tuyển.

Định dạng phổ biến

Nên chọn định dạng CV phù hợp để trình bày thông tin một cách dễ đọc và dễ hiểu, điển hình là trình tự thời gian đảo ngược.

In CV bản cứng một mặt

In một mặt giúp nhà tuyển dụng dễ dàng đọc nhanh CV bản cứng của bạn.

Chỉ in đen trắng

Mực đen nổi bật hơn và trông đẹp hơn so với giấy trắng nên nó dễ đọc hơn. Nó cũng có xu hướng ít bị phai và đổi màu theo thời gian hơn các màu mực khác. Ngoài ra, mực đen được coi là chuyên nghiệp và trang trọng hơn, vì vậy nó thường được sử dụng trong các tài liệu pháp lý, tài liệu học thuật và CV xin việc.

Chọn một phông chữ tiêu chuẩn

Chọn một phông chữ chuyên nghiệp và dễ dàng để nhà tuyển dụng đọc nhanh, chẳng hạn như Times New Roman, Tahoma hoặc Arial.

Cả CV bản cứng và bản mềm đều là tài liệu quan trọng để gửi đến nhà tuyển dụng. Mặc dù hình thức khác nhau, nhưng chức năng của chúng là giống nhau. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm CV bản cứng là gì và áp dụng đúng cách cho từng trường hợp.

Anh Thơ

Read more

Nghề host là gì? Sự khác nhau giữa nghề host và MC

Nghề host đang trở thành một trong những ngành nghề hot tại Việt Nam và trên toàn thế giới hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về vai trò và công việc của nghề host là gì. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tổng hợp những thông tin về nghề host chương trình cũng như sự khác nhau về host và MC.

Nghề host là gì? Sự khác nhau giữa nghề host và MC

Nghề host là gì?

Nghề host tương tự như là MC và đang trở thành một trong những nghề hot tại Việt Nam và trên toàn thế giới hiện nay. Host của chương trình là người chủ trì, đảm nhiệm vai trò dẫn dắt và điều khiển chương trình từ đầu đến cuối. Tương tự như MC, host đề cập đến người dẫn chương trình truyền hình hoặc đài phát thanh. Các chương trình như phỏng vấn người nổi tiếng, talk show, thảo luận chuyên đề … đều có người dẫn chương trình.

Host có khả năng giao tiếp tốt, sự tự tin trên sân khấu và khả năng tương tác với khán giả, từ đó giữ cho khán giả luôn tập trung và tham gia tích cực vào chương trình.

“Host là người đóng vai trò điều khiển buổi lễ, người điều hành hoặc người phỏng vấn cho một chương trình truyền hình hoặc đài phát thanh.”

Vai trò của người làm nghề host là gì?

Vai trò của host không chỉ dừng lại ở việc dẫn dắt chương trình mà còn bao gồm việc chuẩn bị kịch bản, phát biểu và tìm hiểu về nội dung chương trình để có thể trả lời các câu hỏi của khán giả. Ngoài ra, host còn phải có khả năng tương tác tốt với các đối tượng khác nhau như người nổi tiếng, khách mời, đại diện công ty, khán giả và nhà tổ chức.

Host là nhân vật không thể thiếu để một chương trình truyền hình, thực tế trở nên thành công và tạo được tiếng vang lớn. Họ sở hữu chuyên môn cao và khả năng giao tiếp tốt, tinh tế để truyền tải các thông điệp ý nghĩa và phù hợp với các tiêu chí đặt ra. Với khả năng xây dựng thương hiệu của bản thân cũng như chương trình, host được xem như linh hồn của chương trình.

Thực tế cho thấy, nhiều chương trình mới mẻ, không có nhiều sự khác biệt, đặc sắc, nhưng nhờ danh tiếng và hình ảnh của host mà trở nên hấp dẫn, thu hút đông đảo sự quan tâm từ khán giả và công chúng. Chính vì vậy, rất nhiều chương trình truyền hình trong và ngoài nước đang tìm kiếm những gương mặt phù hợp, đủ sức để giúp cho tên tuổi của chương trình được lan tỏa rộng khắp.

Để trở thành một host chuyên nghiệp, bạn cần phải có khả năng giao tiếp tốt, tự tin trên sân khấu và có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Bạn có thể học tập từ các khóa đào tạo hoặc tìm kiếm kinh nghiệm thực

Sự khác nhau giữa MC và nghề host là gì?

Host và MC là hai vai trò khác nhau trong ngành giải trí và truyền thông. Mặc dù có một số điểm chung, nhưng hai vai trò này vẫn có những khác biệt nhất định.

MC là viết tắt của Master of Ceremony, nghĩa là “chủ lễ” trong tiếng Việt. Người MC thường chịu trách nhiệm điều phối hoạt động và dẫn dắt các sự kiện lớn hoặc các buổi biểu diễn. Công việc của MC bao gồm giữ cho chương trình được diễn ra theo đúng tiến độ, giới thiệu các nghệ sĩ, tóm tắt và chuyển tiếp các thông tin quan trọng đến khán giả.

Host là người dẫn dắt chương trình, đảm nhiệm việc giúp chương trình truyền tải thông điệp một cách tốt nhất đến khán giả. Host có trách nhiệm truyền tải các thông tin về chương trình, như giới thiệu nội dung, các khách mời và các tiết mục biểu diễn.

Về cách thức làm việc, MC thường có kịch bản cụ thể cho một sự kiện hoặc chương trình, trong khi đó host có sự tự do trong việc diễn đạt và tương tác với khán giả. MC thường được lựa chọn vì khả năng điều phối và tổ chức tốt, trong khi đó host thường được chọn vì khả năng giao tiếp tốt và tính cách thân thiện, hòa nhã.

Tóm lại, có thể nói sự khác nhau giữa MC và nghề host là gì? Host (Nam hay Nữ) và Hostess (Nữ), thường là những người phụ trách các sự kiện. Điều này có thể dành cho bữa tiệc hoặc một chương trình truyền hình. MC là những người thường giới thiệu những người biểu diễn, nói chuyện với khán giả và giữ cho các sự kiện diễn ra.

Kỹ năng của host dẫn chương trình

Những kỹ năng cần có của người làm nghề host là gì?

Kỹ năng giao tiếp

Host cần có khả năng giao tiếp tốt để có thể truyền tải thông tin một cách rõ ràng, chính xác và thu hút sự quan tâm của khán giả. Điều này bao gồm cả kỹ năng ngôn từ, cử chỉ và cách diễn đạt.

Khả năng xử lý tình huống

Host cần phải biết cách xử lý tình huống khi có sự cố xảy ra trong quá trình dẫn chương trình. Họ phải nhanh nhẹn, linh hoạt và có khả năng giải quyết các tình huống khó khăn một cách tốt nhất.

Tư duy sáng tạo

Host cần phải có khả năng tư duy sáng tạo để có thể đưa ra những ý tưởng mới lạ, độc đáo và thu hút khán giả. Họ cần phải biết cách khai thác những ý tưởng sáng tạo và biến chúng thành các phần tử của chương trình.

Kỹ năng phối hợp

Host cần phải biết cách phối hợp với các thành viên khác trong đội ngũ sản xuất chương trình, bao gồm nhà sản xuất, quay phim, âm thanh, kịch bản và các khách mời. Họ cần phải hiểu và tôn trọng công việc của mỗi người để có thể phối hợp một cách hiệu quả.

Kiến thức chuyên môn

Host cần phải có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực mà chương trình đang bàn về để có thể trả lời các câu hỏi của khán giả và đưa ra những bình luận, đánh giá chuyên nghiệp.

Tất cả những kỹ năng này đều rất quan trọng để một host dẫn chương trình có thể thành công trong công việc của mình và tạo được ấn tượng với khán giả.

Một số host nổi tiếng

Conan Christopher O’Brien là host chương trình truyền hình, diễn viên hài, nhà văn và nhà sản xuất người Mỹ. Anh ấy nổi tiếng với việc tổ chức một số chương trình trò chuyện đêm khuya; từ năm 2010, anh dẫn chương trình Conan trên kênh truyền hình cáp TBS.

Ellen Lee DeGeneres là một diễn viên hài, host của các chương trình truyền hình, nữ diễn viên, nhà văn, nhà sản xuất người Mỹ. DeGeneres đóng vai chính trong bộ phim sitcom nổi tiếng Ellen từ năm 1994 đến 1998 và đã tổ chức chương trình trò chuyện truyền hình tổng hợp của cô, The Ellen DeGeneres Show, kể từ năm 2003.

James Kimberley Corden OBE là một diễn viên, diễn viên hài và host chương trình truyền hình người Anh. Anh ấy dẫn chương trình The Late Late Show with James Corden, một chương trình trò chuyện truyền hình đêm khuya trên CBS.

Oprah Gail Winfrey là một chủ sở hữu truyền thông, người dẫn chương trình trò chuyện, diễn viên, nhà sản xuất và nhà từ thiện người Mỹ.

Broderick Stephen Harvey, được biết đến với tên chuyên nghiệp là Steve Harvey, là một diễn viên hài, host chương trình truyền hình, nhà sản xuất, phát thanh viên, diễn viên và tác giả người Mỹ.

Như vậy, sau những thông tin và phân tích được trình bày ở trên, hy vọng rằng quý độc giả đã có cái nhìn tổng quan và hiểu rõ hơn về khái niệm nghề host là gì hay nhiệm vụ của người làm host ra sao. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho những ai đang quan tâm và muốn tìm hiểu về nghề host.

Anh Thơ

Read more

Quản lý giáo dục là gì, học quản lý giáo dục ra trường làm gì?

Quản lý giáo dục là có vai trò quan trọng trong việc đào tạo nhân tài cho đất nước, có mối quan hệ mật thiết với sự phát triển của quốc gia. Vậy quản lý giáo dục là gì? Học ngành quản lý giáo dục ra trường sẽ làm gì? Có những cơ hội nghề nghiệp ra sao? Bài viết dưới đây sẽ là lời giải đáp cho các độc giả quan tâm.

Quản lý giáo dục là gì, học quản lý giáo dục ra trường làm gì?

Quản lý giáo dục là gì?

“Quản lý giáo dục là các hoạt động điều hành hệ thống giáo dục với sự hỗ trợ của các chuyên gia và nguồn lực vật chất.”

Các chức năng chính của quản lý giáo dục là phát triển các chính sách giáo dục, tiến hành nghiên cứu hoặc tư vấn để giúp đánh giá và phát triển hệ thống giáo dục.

Cần lưu ý rằng quản lý giáo dục không chỉ giới hạn trong nhà trường; đúng hơn, nó bao gồm tất cả các loại hình tổ chức, bao gồm các trường đại học, trường công lập và trường tư thục.

Trong hệ thống giáo dục, con người được coi là trung tâm của mọi hoạt động. Con người không chỉ là chủ thể mà còn là khách thể quản lý.

Quản lý giáo dục là một loại hình được hiểu là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất, trích tài liệu “Tổng quan về quản lý giáo dục” của Trường cán bộ quản lý giáo dục – đào tạo.

Quản lý giáo dục có vai trò gì?

Trong xã hội hiện nay, quản lý giáo dục ảnh hưởng đến nhiều hoạt động và giữ vai trò quan trọng. Cụ thể:

  • Quản lý giáo dục giúp thiết lập sự thống nhất giữa ý chí và hành động của giáo viên và học sinh trong tổ chức giáo dục. Khi có một mức độ thống nhất cao, tổ chức giáo dục sẽ có được hiệu quả tốt.
  • Dựa trên việc xác định mục tiêu chung trong quản lý giáo dục, từ đó hướng tất cả những nỗ lực của giáo viên, học sinh cùng thực hiện giúp thiết lập một tổ chức giáo dục đoàn kết.
  • Giảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên và nguồn lực trong tổ chức (tài liệu, tài chính, thông tin…) phối hợp một cách nhịp nhàng để đạt được mục tiêu của tổ chức đã đặt ra với hiệu quả cao nhất.
  • Giúp các tổ chức giáo dục có thể thích nghi với những thay đổi liên tục trong môi trường. Song song với đó là nắm bắt các cơ hội và thách thức tốt nhất để giảm tác động tiêu cực từ môi trường.
  • Dựa vào cơ sở lý luận chung, có thể nói hoạt động quản lý giáo dục giữ một vai trò quan trọng trong quá trình điều phối hoạt động, hành vi của giáo viên và học sinh để việc hình thành nhân cách tốt cho học sinh đạt được hiệu quả tốt nhất.

Xem thêm: Tuyển Dụng Việc Làm Giáo dục, Đào Tạo, Thư Viện tại Careerlink.vn

Ngành quản lý giáo dục là gì?

Trong bối cảnh đất nước đang trên đà phát triển, nhu cầu về nguồn lực chất lượng cao khiến cho ngành giáo dục ngày càng được trân quý.

Quản lý giáo dục đạt được hiệu quả tốt khi có đội ngũ nhân sự làm công tác giáo dục chuyên nghiệp và có khả năng tiếp cận sự đổi mới hiện tại của giáo dục nước nhà. Do đó, ngành quản lý giáo dục ra đời đáp ứng việc đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo cho các hoạt động quản lý giáo dục được diễn ra hiệu quả.

Người học chuyên ngành quản lý giáo dục sẽ được tập trung đào tạo các quy trình quản lý giáo dục liên quan, tâm lý giáo dục và kiến ​​thức từ tất cả các cấp đến quy trình quản lý của các trường học, bất kể cấu trúc và quy mô. Khối kiến thức chuyên ngành đều được nghiên cứu và giảng dạy chuyên nghiệp, hệ thống nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, khi theo học ngành Quản lý giáo dục, người học cũng được đào tạo các kiến thức về Luật, quy định của nhà nước.

Học quản lý giáo dục ra trường làm gì?

Công việc dành cho người học ngành Quản lý giáo dục là gì? Sau khi tốt nghiệp bạn có thể giữ các vị trí công việc như:

Chuyên viên quản lý hành chính giáo dục

Vị trí này thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục…

Chuyên viên văn phòng

Bạn có thể ứng tuyển các vị trí như chuyên viên quản lý cơ sở vật chất, chuyên viên quản lý sinh viên, học sinh, bộ phận đào tạo và các vị trí khác …Có nguyện vọng trở thành một chuyên viên văn phòng, bạn sẽ có cơ hội làm việc tại các phòng Giáo dục, phòng Thanh tra Giáo dục, các trường học, doanh nghiệp đào tạo ngành nghề…

Chuyên viên quản lý đào tạo

Đây là một cơ hội việc làm khác cho những sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý giáo dục. Với vị trí công việc này, bạn có thể đặt nguyện vọng các trường học, trung tâm đào tạo tư nhân… Là một chuyên viên quản lý đào tạo bạn sẽ tham gia vào các công việc phụ trách chung, hành chính, giấy tờ, giải quyết vấn đề với giáo viên, phụ huynh.

Nhân viên/chuyên viên hành chính nhân sự

Tốt nghiệp ngành Quản lý giáo dục không phải ai cũng lựa chọn làm nhà nước vì mức thu nhập đôi khi không như ý và nhu cầu tuyển dụng cũng khá hạn chế. Với kiến thức chuyên môn của chuyên ngành này bạn vẫn có thể tự tin ứng tuyển vào vị trí chuyên viên hành chính nhân sự hoặc làm quản lý ký túc cho các doanh nghiệp lớn.

Chuyên viên phụ trách công tác văn hóa giáo dục

Lựa chọn về làm tại địa phương, cán bộ cấp xã, cấp huyện, tổ chức văn hóa tại cơ sở mà bạn đang sinh sống cũng là một gợi ý cho sinh viên ra trường với tấm bằng ngành Quản lý giáo dục.

Cán bộ nghiên cứu giáo dục

Bạn sẽ có cơ hội làm việc tại các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, trường học để tham gia vào hoạt động nghiên cứu các vấn đề xoay quanh giáo dục và đào tạo.

Giảng viên chuyên ngành quản lý giáo dục

Các cơ sở giáo dục có nhiệm vụ đào tạo và hướng dẫn các học viên, bồi dưỡng cán bộ… là nơi bạn có ứng tuyển.

Nhân viên/chuyên viên tư vấn tuyển sinh

Đây là công việc khá phù hợp khi bạn có tấm bằng Quản lý giáo dục. Bạn có thể là người tư vấn, tuyển sinh trong các trường cao đẳng, đại học, ngoài ra tư vấn du học ở những trung tâm, giới thiệu việc làm.

Ngành Quản lý giáo dục thi khối nào? Trường nào?

Cho đến hiện tại, ngành học Quản lý Giáo dục được xét tuyển theo các khối sau:

  • A00: Toán, Vật Lý‎, Hóa học
  • A01: Toán, Vật Lý, Tiếng Anh
  • C00: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • C04: Toán, Văn, Địa
  • C14: Văn, Toán, GDCD
  • C20: Văn, Địa, GDCD
  • D01: Toán, Anh, Văn
  • D14: Văn, Anh, Sử
  • D78: Văn, Anh, KHXH

Trường đào tạo ngành Quản lý giáo dục tại khu vực phía Bắc:

  • Học viện Quản lý giáo dục
  • Đại học Thủ đô Hà Nội
  • Đại học Sư phạm Hà Nội

Trường đào tạo ngành Quản lý giáo dục tại khu vực miền Trung:

  • Đại học Vinh
  • Đại học Quy Nhơn

Trường đào tạo ngành Quản lý giáo dục khu vực miền Nam:

  • Đại học Sư phạm TP.HCM
  • Đại học Sài Gòn

Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ những thông tin về quản lý giáo dục là gì, học quản lý giáo dục ra trường làm gì và thi vào bằng khối nào ở trường nào, mong rằng những chia sẻ này sẽ thực sự hữu ích với bạn đọc!

Đoàn Loan

Read more

Công nghệ CNC là gì? Ưu nhược điểm của công nghệ CNC

Sự ra đời và phát triển của công nghệ CNC đã góp phần tiết kiệm chi phí và gia tăng năng suất gia công vượt trội, tạo ra những sản phẩm được chế tác, gia công với độ chính xác cao và chất lượng đạt chuẩn. Vậy, chính xác thì công nghệ CNC là gì? Cách thức hoạt động của nó ra sao? Hãy cùng nhau tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.

Công nghệ CNC là gì? Ưu nhược điểm của công nghệ CNC

Công nghệ CNC là gì?

“CNC là viết tắt của Computerized Numerical Control – là quy trình ứng dụng máy tính và các phần mềm máy tính vào việc điều khiển máy móc cơ khí.”

Các bộ phận trong máy CNC được lập trình để tự động vận hành theo chuỗi thao tác mà người dùng thiết lập sẵn, từ đó tạo ra những sản phẩm có hình dạng và kích thước đúng như yêu cầu. Công nghệ CNC thường được ứng dụng vào các loại máy móc tạo hình sản phẩm và có thể cắt sản phẩm theo dạng 2D, 3D hoặc điêu khắc 3D. Nói cách khác, công dụng của công nghệ CNC là gia tăng độ chính xác và rút ngắn thời gian hoàn thành công việc cho con người.

Máy CNC là gì?

Trước đây, các loại máy móc hoạt động chủ yếu nhờ vào bánh xe và đòn bẩy, tuy có thể giúp con người hoàn thành những công việc đơn giản nhưng độ chính xác chỉ ở mức tương đối. Ngược lại, máy cắt CNC có thể hỗ trợ con người thực hiện các công việc phức tạp, đòi hỏi độ chính xác cao nhờ được điều khiển bởi các chương trình máy tính.

Những loại máy cắt CNC phổ biến có thể kể đến như: máy mài, máy phay, máy tiện, máy in, máy cắt…

Ưu điểm của công nghệ CNC là gì?

Độ chính xác gần như tuyệt đối

Các loại máy cắt CNC có thể thực hiện nhiều thao tác phức tạp liên quan đến vấn đề tạo hình sản phẩm như cắt, mài, gọt… và cho độ chính xác gần như tuyệt đối.

Khả năng gia công những sản phẩm có độ khó cao

Ngay cả khi thực hiện thủ công thì công đoạn gia công các vật liệu cứng hay dễ vỡ cũng vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, sự xuất hiện của công nghệ CNC và các loại máy cắt đã khắc phục mọi nhược điểm, giúp công việc này trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều.

Tính linh hoạt cao

Máy CNC có thể hoạt động theo đúng quy trình được cài đặt sẵn chỉ bằng một vài thao tác đơn giản. Trong trường hợp các quy trình thay đổi, người dùng chỉ cần thay đổi chương trình cài đặt để máy hoạt động theo các thao tác mới. 

Thời gian gia công ngắn

Công nghệ CNC giúp cho quá trình gia công các sản phẩm được xử lý nhanh chóng và dễ dàng hơn, đặc biệt độ chính xác cao hơn giúp nhà sản xuất tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức.

Nhược điểm của công nghệ CNC là gì?

Giá thành cao

Được trang bị những công nghệ hiện đại nên việc các loại máy CNC có mức giá bán khá cao là điều vô cùng dễ hiểu. Tuy nhiên, nhược điểm này khiến chi phí đầu tư bị đội lên khá nhiều, gần như chỉ phù hợp với những doanh nghiệp lớn, không phù hợp với các xưởng sản xuất, xưởng gia công có quy mô nhỏ hay hoạt động theo mô hình gia đình.

Chi phí sửa chữa cao

Tuy không thường xuyên phát sinh hỏng hóc nhưng một khi phát sinh vấn đề trong việc vận hành thì chi phí sửa chữa, bảo trì của các loại máy CNC nhìn chung ở mức khá cao, có thể trở thành một sự tổn thất đối với doanh nghiệp.

Yêu cầu cao về trình độ của người điều khiển, vận hành máy

Các loại máy CNC hoạt động dựa trên các chương trình máy tính cho nên việc cài đặt và vận hành máy không phải lao động phổ thông có thể thực hiện được. Nó đòi hỏi người điều khiển phải được đào tạo bài bản với trình độ chuyên môn cao – điều còn khá hạn chế so với chất lượng nhân công tại Việt Nam.

Ứng dụng của công nghệ CNC

Như đã đề cập ở trên, công nghệ CNC được ứng dụng vào các loại máy CNC, hỗ trợ con người rất nhiều trong hoạt động sản xuất, đặc biệt là trong các ngành sản xuất công nghiệp với các vật liệu kim loại. Một số lĩnh vực sản xuất ứng dụng công nghệ CNC phổ biến bao gồm:

  • Y tế: dụng cụ phẫu thuật, chỉnh hình, nha khoa…
  • Hàng không vũ trụ: khung máy, vỏ máy, tuabin máy bay…
  • Chế tạo các bộ phận ô tô: lưới tản nhiệt, mâm xe, cửa xe, tay nắm cửa…

Các loại máy sử dụng công nghệ CNC là gì?

Máy tiện CNC: gồm 2 bộ phận chính là bộ phận cố định phôi và bộ phận lắp dụng cụ cắt để có thể tạo hình sản phẩm theo hình dạng mong muốn. 

Máy phay CNC: là dòng máy được ứng dụng nhiều trong ngày kim khí. Thiết bị này sử dụng dao cắt (hay còn gọi dao phay) quay tròn để loại bỏ vật liệu khỏi phôi. Dao phay của máy có nhiều lưỡi cắt nên khá bền, lâu mòn.

Máy mài CNC: là một loại máy cực kỳ linh hoạt, được sử dụng để thực hiện một loạt các động tác mài, có khả năg mài những hình dạng phức tạp, các loại vật liệu có độ cứng cao và cả những vật liệu dễ vỡ. Máy mài CNC thường dùng để mài dao và các bộ phận dao cắt của máy móc công nghiệp.

Máy khoan CNC: có 2 loại là máy khoan bàn và máy khoan cần, được chế tạo với nhiều kích thước khác nhau để phù hợp với kích thước của những vật cần khoan. Máy khoan CNC thường được ứng dụng khi triển khai sản xuất hàng loạt. Nó có thể khoan nhiều loại vật liệu khác nhau, nhiều vị trí cùng một lúc mà vẫn đảm bảo tốc độ và độ chính xác.

Máy cắt CNC: là loại máy kết hợp công nghệ CNC với một số phương pháp khác để cắt vật liệu với các hình dạng được lập trình trước, tạo ra những nhát cắt gọn gàng, chính xác với tốc độ cắt nhanh chóng.

Ngoài ra còn nhiều loại máy khác như máy in 2D, máy in 3D, máy bào rãnh, máy đột dập… cũng được ứng dụng công nghệ CNC.

Những thông tin vừa rồi đã khép lại bài viết ngày hôm nay. Tin rằng bạn đã hiểu rõ công nghệ CNC là gì và được ứng dụng như thế nào trong ngành cơ khí. Hẹn gặp lại trong những bài viết kỳ sau.

Trang Đoàn

Read more