Blog

Growth marketing là gì và các bước triển khai hiệu quả?

Các doanh nghiệp hiện đại đang tìm kiếm những phương pháp tiếp cận sáng tạo và hiệu quả hơn để thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững. Thực tế này khiến Growth Marketing ngày càng trở nên phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động Marketing. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng khám phá Growth Marketing là gì và cách nó mang lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp.

Growth Marketing là gì?

“Growth Marketing hay tiếp thị tăng trưởng là phương pháp tiếp thị hiện đại tập trung vào việc thu hút, tương tác, xây dựng lòng tin vào sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp và giữ chân khách hàng thông qua các chiến lược sáng tạo và tối ưu hóa liên tục” 

Khái niệm này được đề xuất bởi Sean Ellis vào năm 2010, khi ông tìm kiếm một chuyên viên marketing có khả năng phát triển mối quan hệ và tương tác với khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả thay vì chỉ tập trung vào các chỉ số chuyển đổi truyền thống. Từ đó, thuật ngữ Growth Marketing ra đời và được sử dụng phổ biến cho đến ngày nay.

Tìm hiểu thêm về Việc Làm Marketing tại Careerlink.vn

Các thành phần tạo nên chiến lược Growth Marketing

A/B Testing (Thử nghiệm A/B)

  • A/B Testing là phương pháp thử nghiệm hai hoặc nhiều biến thể của một yếu tố trong chiến dịch Marketing để xác định biến thể nào mang lại hiệu suất tốt nhất. Yếu tố này có thể là tiêu đề email, thiết kế trang đích, quảng cáo trên mạng xã hội…
  • Ứng dụng: Email Marketing, Landing Page, quảng cáo trên mạng xã hội…
  • Lợi ích: Giúp tối ưu hóa các chiến dịch Marketing dựa trên dữ liệu thực tế, từ đó nâng cao hiệu quả và tối ưu hóa ngân sách. Đồng thời xác định và sử dụng các yếu tố hiệu quả nhất để tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Cross-Channel Marketing (Tiếp thị đa kênh)

  • Cross-Channel Marketing là chiến lược tiếp cận khách hàng thông qua nhiều kênh khác nhau một cách liền mạch và nhất quán. Các kênh này có thể bao gồm Email, SMS, Push Notifications, In-App Messages, Direct Mail và các kênh khác. 
  • Cross-Channel Marketing giúp marketer hiểu rõ sở thích và hành vi giao tiếp của từng khách hàng, từ đó tạo ra các chiến dịch cá nhân hóa cao, tăng tỷ lệ phản hồi và tương tác.

Customer Lifecycle (Vòng đời khách hàng)

  • Customer Lifecycle là hành trình khách hàng trải qua từ lúc bắt đầu tìm hiểu về sản phẩm/dịch vụ, tương tác, mua hàng và quay lại tương tác thêm lần nữa. Việc quản lý tốt vòng đời khách hàng giúp tăng cường trải nghiệm khách hàng và tạo ra giá trị lâu dài của doanh nghiệp. 

Các giai đoạn chính trong vòng đời khách hàng gồm có:

  • Activation (Kích hoạt): Thu hút sự chú ý và quan tâm của khách hàng thông qua các chiến dịch chào mừng, giới thiệu, dùng thử.
  • Nurture (Nuôi dưỡng): Xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng thông qua các hoạt động như bán hàng, khuyến mãi, bản tin, cập nhật gần đây.
  • Reactivation (Kích hoạt lại): Tương tác lại với khách hàng không còn hoạt động, nhằm thúc đẩy tỷ lệ giữ chân và lòng trung thành thông qua các chiến dịch cụ thể.

Personalization (Cá nhân hóa)

  • Personalization là việc tùy chỉnh các chiến dịch Marketing để phù hợp với từng khách hàng dựa trên hành vi, sở thích và nhu cầu của họ. 
  • Khi khách hàng cảm thấy được quan tâm và phục vụ theo nhu cầu của họ, họ sẽ trở nên trung thành hơn với thương hiệu, từ đó tỷ lệ chuyển đổi cũng được cải thiện đáng kể.

Data-Driven Decision Making (Quyết định dựa trên dữ liệu)

  • Data-Driven Decision Making là việc sử dụng dữ liệu để đưa ra các quyết định chiến lược và tối ưu hóa các chiến dịch Marketing.
  • Data-Driven Decision Making góp phần đảm bảo các quyết định được đưa ra dựa trên bằng chứng cụ thể và tối ưu hóa kết quả dựa trên dữ liệu thực tế.

Điểm khác biệt giữa Marketing truyền thốngvà Growth Marketing là gì?

Marketing truyền thống là các hoạt động tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ không sử dụng các yếu tố kỹ thuật số hay internet, chẳng hạn như tờ rơi, leaflet, banner…

Trong khi đó, Growth Marketing là loại hình tối ưu hóa tiếp thị vượt ra ngoài việc tiếp thị một sản phẩm và giúp doanh nghiệp phát triển bằng cách thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng. Loại hình tiếp thị này tối đa hóa nỗ lực của bạn bằng cách sử dụng các phương pháp như thử nghiệm A/B, tiếp thị qua email, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) và phân tích dữ liệu để thực hiện các chiến lược tốt hơn và hiệu quả hơn trong việc thúc đẩy tăng trưởng.

Các bước triển khai chiến lược Growth Marketing hiệu quả

Bước 1: Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

Sau khi hiểu rõ Growth Marketing là gì, bạn cần tiến hành xác định khách hàng mục tiêu. Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong bất kỳ chiến dịch Marketing nào. Bạn cần hiểu rõ ai là người bạn đang cố gắng tiếp cận. Họ là nam hay nữ, ở độ tuổi nào, sống ở đâu, có sở thích, thói quen gì?

  • Phân tích nhân khẩu học: Thu thập dữ liệu về tuổi tác, giới tính, địa điểm sinh sống.
  • Tâm lý học và hành vi: Tìm hiểu về sở thích, hành vi trực tuyến và nhu cầu của khách hàng.

Các phương pháp để thu thập thông tin này bao gồm nghiên cứu trên internet, tham gia các nhóm cộng đồng và khảo sát trực tiếp.

Bước 2: Tìm hiểu khách hàng tiềm năng

Hiểu rõ về khách hàng tiềm năng là yếu tố then chốt để xây dựng mối quan hệ bền vững với họ.

  • Nghiên cứu nhân khẩu học và hành vi: Sử dụng các công cụ để thu thập thông tin khách hàng từ các nguồn khác nhau.
  • Xây dựng Customer Profile: Tổng hợp dữ liệu và tạo ra chân dung khách hàng chi tiết.

Các công cụ CRM và phần mềm chăm sóc khách hàng đa kênh sẽ giúp bạn lưu trữ, phân loại và quản lý thông tin khách hàng hiệu quả. 

Bước 3: Lựa chọn nền tảng tiếp thị phù hợp

Lựa chọn nền tảng tiếp thị phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu là yếu tố quan trọng trong chiến lược Growth Marketing.

  • Xác định nền tảng chính: Dựa trên hành vi và sở thích của khách hàng để chọn các kênh như Facebook, Instagram, YouTube, TikTok, Email Marketing hoặc Blog.
  • Tạo nội dung đa dạng: Điều chỉnh nội dung phù hợp với từng nền tảng và đối tượng khách hàng cụ thể.

Bước 4: Xây dựng nội dung đánh đúng vào trái tim khách hàng

Nội dung là yếu tố quyết định trong việc thu hút và giữ chân khách hàng.

  • Thử nghiệm nội dung: Tạo và thử nghiệm nhiều loại nội dung khác nhau để xem loại nào hiệu quả nhất.
  • Tối ưu hóa nội dung: Dựa trên các chỉ số tương tác như lượt like, comment, share và lượt click để điều chỉnh nội dung phù hợp.

Bước 5: A/B Testing

A/B Testing là một phương pháp quan trọng để xác định các biến thể hiệu quả nhất trong chiến lược của bạn.

  • Thử nghiệm các yếu tố: Triển khai thử nghiệm các yếu tố khác nhau như tiêu đề email, hình ảnh, nội dung quảng cáo.
  • Phân tích kết quả: Xác định biến thể nào hoạt động tốt nhất và tối ưu hóa các chiến dịch trong tương lai.

Bước 6: Đánh giá thường xuyên dựa trên các công cụ đo lường

Để đảm bảo chiến lược Growth Marketing hiệu quả, bạn cần thường xuyên đánh giá và điều chỉnh dựa trên những dữ liệu đã có.

  • Phân tích dữ liệu: Sử dụng các công cụ đo lường như Google Analytics, CRM để theo dõi hiệu quả chiến dịch.
  • Điều chỉnh chiến lược: Dựa trên kết quả phân tích, thực hiện các điều chỉnh cần thiết để cải thiện hiệu quả của chiến dịch.

Bài viết vừa rồi đã cung cấp những thông tin cơ bản xoay quanh khái niệm Growth Marketing là gì. Đây không đơn thuần là cách thức thu hút khách hàng mà còn là quá trình tối ưu hóa toàn bộ hành trình của họ, từ giai đoạn tiếp cận ban đầu cho đến khi trở thành những người ủng hộ trung thành của thương hiệu. Thông qua Growth Marketing, các doanh nghiệp có thể tăng cường hiệu quả chiến lược Marketing, tối ưu hóa ngân sách và đạt được sự tăng trưởng bền vững.

Trang Đoàn

Read more

Growth marketing là gì và các bước triển khai hiệu quả?

Các doanh nghiệp hiện đại đang tìm kiếm những phương pháp tiếp cận sáng tạo và hiệu quả hơn để thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững. Thực tế này khiến Growth Marketing ngày càng trở nên phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động Marketing. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng khám phá Growth Marketing là gì và cách nó mang lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp.

Growth Marketing là gì?

“Growth Marketing hay tiếp thị tăng trưởng là phương pháp tiếp thị hiện đại tập trung vào việc thu hút, tương tác, xây dựng lòng tin vào sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp và giữ chân khách hàng thông qua các chiến lược sáng tạo và tối ưu hóa liên tục” 

Khái niệm này được đề xuất bởi Sean Ellis vào năm 2010, khi ông tìm kiếm một chuyên viên marketing có khả năng phát triển mối quan hệ và tương tác với khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả thay vì chỉ tập trung vào các chỉ số chuyển đổi truyền thống. Từ đó, thuật ngữ Growth Marketing ra đời và được sử dụng phổ biến cho đến ngày nay.

Tìm hiểu thêm về Việc Làm Marketing tại Careerlink.vn

Các thành phần tạo nên chiến lược Growth Marketing

A/B Testing (Thử nghiệm A/B)

  • A/B Testing là phương pháp thử nghiệm hai hoặc nhiều biến thể của một yếu tố trong chiến dịch Marketing để xác định biến thể nào mang lại hiệu suất tốt nhất. Yếu tố này có thể là tiêu đề email, thiết kế trang đích, quảng cáo trên mạng xã hội…
  • Ứng dụng: Email Marketing, Landing Page, quảng cáo trên mạng xã hội…
  • Lợi ích: Giúp tối ưu hóa các chiến dịch Marketing dựa trên dữ liệu thực tế, từ đó nâng cao hiệu quả và tối ưu hóa ngân sách. Đồng thời xác định và sử dụng các yếu tố hiệu quả nhất để tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Cross-Channel Marketing (Tiếp thị đa kênh)

  • Cross-Channel Marketing là chiến lược tiếp cận khách hàng thông qua nhiều kênh khác nhau một cách liền mạch và nhất quán. Các kênh này có thể bao gồm Email, SMS, Push Notifications, In-App Messages, Direct Mail và các kênh khác. 
  • Cross-Channel Marketing giúp marketer hiểu rõ sở thích và hành vi giao tiếp của từng khách hàng, từ đó tạo ra các chiến dịch cá nhân hóa cao, tăng tỷ lệ phản hồi và tương tác.

Customer Lifecycle (Vòng đời khách hàng)

  • Customer Lifecycle là hành trình khách hàng trải qua từ lúc bắt đầu tìm hiểu về sản phẩm/dịch vụ, tương tác, mua hàng và quay lại tương tác thêm lần nữa. Việc quản lý tốt vòng đời khách hàng giúp tăng cường trải nghiệm khách hàng và tạo ra giá trị lâu dài của doanh nghiệp. 

Các giai đoạn chính trong vòng đời khách hàng gồm có:

  • Activation (Kích hoạt): Thu hút sự chú ý và quan tâm của khách hàng thông qua các chiến dịch chào mừng, giới thiệu, dùng thử.
  • Nurture (Nuôi dưỡng): Xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng thông qua các hoạt động như bán hàng, khuyến mãi, bản tin, cập nhật gần đây.
  • Reactivation (Kích hoạt lại): Tương tác lại với khách hàng không còn hoạt động, nhằm thúc đẩy tỷ lệ giữ chân và lòng trung thành thông qua các chiến dịch cụ thể.

Personalization (Cá nhân hóa)

  • Personalization là việc tùy chỉnh các chiến dịch Marketing để phù hợp với từng khách hàng dựa trên hành vi, sở thích và nhu cầu của họ. 
  • Khi khách hàng cảm thấy được quan tâm và phục vụ theo nhu cầu của họ, họ sẽ trở nên trung thành hơn với thương hiệu, từ đó tỷ lệ chuyển đổi cũng được cải thiện đáng kể.

Data-Driven Decision Making (Quyết định dựa trên dữ liệu)

  • Data-Driven Decision Making là việc sử dụng dữ liệu để đưa ra các quyết định chiến lược và tối ưu hóa các chiến dịch Marketing.
  • Data-Driven Decision Making góp phần đảm bảo các quyết định được đưa ra dựa trên bằng chứng cụ thể và tối ưu hóa kết quả dựa trên dữ liệu thực tế.

Điểm khác biệt giữa Marketing truyền thốngvà Growth Marketing là gì?

Marketing truyền thống là các hoạt động tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ không sử dụng các yếu tố kỹ thuật số hay internet, chẳng hạn như tờ rơi, leaflet, banner…

Trong khi đó, Growth Marketing là loại hình tối ưu hóa tiếp thị vượt ra ngoài việc tiếp thị một sản phẩm và giúp doanh nghiệp phát triển bằng cách thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng. Loại hình tiếp thị này tối đa hóa nỗ lực của bạn bằng cách sử dụng các phương pháp như thử nghiệm A/B, tiếp thị qua email, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) và phân tích dữ liệu để thực hiện các chiến lược tốt hơn và hiệu quả hơn trong việc thúc đẩy tăng trưởng.

Các bước triển khai chiến lược Growth Marketing hiệu quả

Bước 1: Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

Sau khi hiểu rõ Growth Marketing là gì, bạn cần tiến hành xác định khách hàng mục tiêu. Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong bất kỳ chiến dịch Marketing nào. Bạn cần hiểu rõ ai là người bạn đang cố gắng tiếp cận. Họ là nam hay nữ, ở độ tuổi nào, sống ở đâu, có sở thích, thói quen gì?

  • Phân tích nhân khẩu học: Thu thập dữ liệu về tuổi tác, giới tính, địa điểm sinh sống.
  • Tâm lý học và hành vi: Tìm hiểu về sở thích, hành vi trực tuyến và nhu cầu của khách hàng.

Các phương pháp để thu thập thông tin này bao gồm nghiên cứu trên internet, tham gia các nhóm cộng đồng và khảo sát trực tiếp.

Bước 2: Tìm hiểu khách hàng tiềm năng

Hiểu rõ về khách hàng tiềm năng là yếu tố then chốt để xây dựng mối quan hệ bền vững với họ.

  • Nghiên cứu nhân khẩu học và hành vi: Sử dụng các công cụ để thu thập thông tin khách hàng từ các nguồn khác nhau.
  • Xây dựng Customer Profile: Tổng hợp dữ liệu và tạo ra chân dung khách hàng chi tiết.

Các công cụ CRM và phần mềm chăm sóc khách hàng đa kênh sẽ giúp bạn lưu trữ, phân loại và quản lý thông tin khách hàng hiệu quả. 

Bước 3: Lựa chọn nền tảng tiếp thị phù hợp

Lựa chọn nền tảng tiếp thị phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu là yếu tố quan trọng trong chiến lược Growth Marketing.

  • Xác định nền tảng chính: Dựa trên hành vi và sở thích của khách hàng để chọn các kênh như Facebook, Instagram, YouTube, TikTok, Email Marketing hoặc Blog.
  • Tạo nội dung đa dạng: Điều chỉnh nội dung phù hợp với từng nền tảng và đối tượng khách hàng cụ thể.

Bước 4: Xây dựng nội dung đánh đúng vào trái tim khách hàng

Nội dung là yếu tố quyết định trong việc thu hút và giữ chân khách hàng.

  • Thử nghiệm nội dung: Tạo và thử nghiệm nhiều loại nội dung khác nhau để xem loại nào hiệu quả nhất.
  • Tối ưu hóa nội dung: Dựa trên các chỉ số tương tác như lượt like, comment, share và lượt click để điều chỉnh nội dung phù hợp.

Bước 5: A/B Testing

A/B Testing là một phương pháp quan trọng để xác định các biến thể hiệu quả nhất trong chiến lược của bạn.

  • Thử nghiệm các yếu tố: Triển khai thử nghiệm các yếu tố khác nhau như tiêu đề email, hình ảnh, nội dung quảng cáo.
  • Phân tích kết quả: Xác định biến thể nào hoạt động tốt nhất và tối ưu hóa các chiến dịch trong tương lai.

Bước 6: Đánh giá thường xuyên dựa trên các công cụ đo lường

Để đảm bảo chiến lược Growth Marketing hiệu quả, bạn cần thường xuyên đánh giá và điều chỉnh dựa trên những dữ liệu đã có.

  • Phân tích dữ liệu: Sử dụng các công cụ đo lường như Google Analytics, CRM để theo dõi hiệu quả chiến dịch.
  • Điều chỉnh chiến lược: Dựa trên kết quả phân tích, thực hiện các điều chỉnh cần thiết để cải thiện hiệu quả của chiến dịch.

Bài viết vừa rồi đã cung cấp những thông tin cơ bản xoay quanh khái niệm Growth Marketing là gì. Đây không đơn thuần là cách thức thu hút khách hàng mà còn là quá trình tối ưu hóa toàn bộ hành trình của họ, từ giai đoạn tiếp cận ban đầu cho đến khi trở thành những người ủng hộ trung thành của thương hiệu. Thông qua Growth Marketing, các doanh nghiệp có thể tăng cường hiệu quả chiến lược Marketing, tối ưu hóa ngân sách và đạt được sự tăng trưởng bền vững.

Trang Đoàn

Read more

License là gì? Rủi ro khi sử dụng phần mềm không có bản quyền

License là khái niệm được đặt ra để quản lý việc sở hữu và sử dụng phần mềm nào đó. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều người lạ lẫm với cụm từ license là gì? License có ý nghĩa như thế nào? Cùng Careerlink giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

License là gì?

“License có nghĩa là giấy phép, cấp quyền là sự cho phép hoặc giấy phép chính thức để làm, sử dụng hoặc sở hữu một cái gì đó”.

Trong mọi lĩnh vực của đời sống có rất nhiều các loại license khác nhau. Trên phương diện đời sống, license thường được chia thành những loại như giấy phép kinh doanh, lái xe, sản xuất… Với phương diện sở hữu trí tuệ license bao gồm: Bằng sáng chế, nhãn hiệu thương mại…

Có những loại license nào?

License (giấy phép, bản quyền) xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn như:

  • Giấy phép phần mềm: Software license.
  • Giấy phép lái ​​xe: là giấy tờ cho phép một người nào đó khi có đủ kiến ​​thức và kỹ năng cần thiết sẽ được phép lái xe an toàn và tuân thủ luật lệ giao thông. 
  • Giấy phép sản xuất: Là giấy phép hoặc chứng nhận cho phép một công ty, tổ chức hoặc cá nhân sản xuất một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Ví dụ, nếu một công ty muốn sản xuất và bán quần áo, công ty đó cần phải có giấy phép sản xuất quần áo từ cơ quan liên quan. 
  • Bằng sáng chế: Bằng sáng chế là giấy chứng nhận đặc quyền do một quốc gia cấp cho nhà phát minh hoặc chủ sở hữu phát minh. Bằng sáng chế trao cho nhà phát minh quyền sở hữu và sử dụng phát minh của mình trong một khoảng thời gian nhất định, đồng thời ngăn cản các cá nhân, tổ chức không được phép sử dụng chúng.
  • Bản quyền tác giả: đây là thuật ngữ pháp lý dùng để mô tả các quyền mà tác giả có đối với các sản phẩm của họ.
  • Nhãn hiệu: Nhãn hiệu có thể là bất kỳ từ, cụm từ, ký hiệu, thiết kế hoặc sự kết hợp nào của các yếu tố này nhằm phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác. 
  • Quy trình công nghệ: thuật ngữ này đề cập đến một loạt các quy trình sản xuất một hoặc nhiều sản phẩm từ nhiều loại nguyên liệu ban đầu.

Ý nghĩa quan trọng của license

Từ định nghĩa license là gì thì có thể thấy license là công cụ quan trọng để bảo vệ quyền của người dùng và chủ sở hữu.

Cách license bảo vệ chủ sở hữu

  • Xác định quyền và trách nhiệm của người dùng và chủ sở hữu khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ hoặc nội dung.
  • Cung cấp cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp liên quan đến nội dung hoặc việc sử dụng sản phẩm. 

Cách license bảo vệ người dùng

  • Xác định những gì người dùng có thể làm với sản phẩm.
  • Xác định cách người dùng tuân thủ giấy phép, bảo vệ người dùng khỏi các khiếu nại vi phạm và giới hạn trách nhiệm pháp lý của họ.
  • Giúp người dùng duy trì mối quan hệ tích cực với nhà phát triển và nhà cung cấp sản phẩm.

Tìm hiểu về giấy phép phần mềm – Software license

Dưới đây là một số thông tin liên quan đến Software license

Software license là gì?

License trong phần mềm là các điều khoản và điều kiện mà người dùng phải tuân thủ khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ phần mềm. License đóng vai trò quan trọng trong việc xác định quyền và trách nhiệm của người sử dụng phần mềm.

Sản phẩm phần mềm có giá trị kỹ thuật cao và thường được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Để sử dụng một sản phẩm phần mềm, người dùng phải tuân thủ các quy định do nhà phát triển thiết lập trong giấy phép. Giấy phép không chỉ xác định quyền của người dùng mà còn cả quyền của chính nhà phát triển phần mềm.

Giấy phép thường đặt ra các quyền và hạn chế liên quan đến việc sử dụng, sao chép, phân phối hoặc sửa đổi phần mềm. Ví dụ, giấy phép có thể cho phép người dùng sử dụng phần mềm trên một số thiết bị cụ thể hoặc trong một khoảng thời gian cụ thể. Ngoài ra, giấy phép có thể chứa các điều khoản cấm sao chép phần mềm, bán lại hoặc cho thuê sản phẩm.

Phân loại giấy phép phần mềm 

Giấy phép phần mềm được phân chia dựa trên luật bản quyền:

  • Public Domain – Phần mềm công cộng: Loại phần mềm này được cung cấp miễn phí. Bất kỳ ai cũng có thể sử dụng và thay đổi mã của phần mềm hoặc có thể kết hợp mã của phần mềm vào ứng dụng. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần thận trọng vì mã sửa đổi có thể không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp về tiêu chuẩn chất lượng và bảo mật. Các công ty nền tảng cảnh giác với các giấy phép mơ hồ.
  • Lesser general public license: Giấy phép công cộng có giới hạn. Các nhà phát triển có thể liên kết tới các thư viện nguồn mở trong phần mềm của họ và sử dụng bất kỳ loại giấy phép nào cho mã.
  • Permissive: Loại giấy phép này sẽ thiết lập các yêu cầu nhất định để phân phối hoặc sửa đổi phần mềm. Permissive cũng có các yêu cầu riêng biệt về cấp phép, thông báo bản quyền hoặc nhãn hiệu. 
  • Copyleft: Mã được cấp phép có thể được phân phối hoặc sửa đổi như một phần của ứng dụng hoặc dự án phần mềm. Với điều kiện là tất cả mã liên quan được phân phối theo cùng loại giấy phép. Các sản phẩm mới chứa mã cũ hơn có giấy phép copyleft phải tuân thủ các hạn chế được chỉ định trong giấy phép của mã cũ hơn.
  • Độc quyền: Là loại giấy phép hạn chế nhất. Giấy phép phần mềm độc quyền không cho phép sao chép, sửa đổi hoặc phân phối phần mềm này. Những giấy phép này được cung cấp cho chủ sở hữu phần mềm.

Thực trạng sử dụng Software license ở hiện nay

Ở nhiều khu vực, việc sử dụng giấy phép phần mềm rất được coi trọng. Các nhà xuất bản và người dùng đều nhận thức được vấn đề này mặc dù chi phí để sử dụng phần mềm chính hãng không hề nhỏ. Ở nhiều nơi khác, có tới 75% phần mềm vi phạm bản quyền vì nhiều lý do như:

  • Phần mềm được cấp phép đắt tiền. 
  • Khi khách hàng mua phần mềm chính hãng, nhà cung cấp phần mềm không cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt sau khi bán.
  • Việc sử dụng phần mềm không có giấy phép rất đơn giản và người dùng hiếm khi bị phạt khi sử dụng phần mềm không có giấy phép.

Rủi ro khi sử dụng phần mềm không có giấy phép

Có rất nhiều rủi ro liên quan đến việc sử dụng phần mềm không có giấy phép, bao gồm: 

  • Vi phạm bản quyền: Sử dụng phần mềm không có giấy phép có thể vi phạm bản quyền của tác giả hoặc chủ sở hữu phần mềm. 
  • Nguy cơ bị hack: Phần mềm không được cấp phép có thể chứa các lỗ hổng bảo mật hoặc mã độc, cho phép kẻ trộm đột nhập vào máy tính của bạn và đánh cắp dữ liệu. 
  • Không được hỗ trợ: Phần mềm không được cấp phép sẽ không được nhà sản xuất hỗ trợ nên nếu gặp vấn đề với phần mềm, bạn sẽ không nhận được hỗ trợ kịp thời.
  • Tác động đến phần mềm khác: Việc sử dụng phần mềm không có giấy phép có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của phần mềm khác trên máy tính của bạn, dẫn đến phần mềm không hoạt động hoặc mất dữ liệu.

Với những thông tin xoay quanh license là gì, mong rằng bạn đã hiểu được tầm quan trọng của giấy phép đối với doanh nghiệp và xã hội, đặc biệt là việc phát triển và sử dụng phần mềm. Chúng ta nên tuân thủ các quy tắc liên quan của license để bảo vệ quyền lợi của mình và tránh vi phạm bản quyền.

Loan Đoàn

Read more

5 lầm tưởng khiến bạn hiểu sai về nghề event

Bất cứ khi nào mình gặp người mới quen nào, cuộc trò chuyện luôn hướng đến câu hỏi: “Bạn làm nghề gì?”. Và khi mình trả lời “Em làm nghề event – tổ chức sự kiện” thì câu chuyện kéo dài hơn bởi mỗi người đều có cách nhìn nhận riêng của họ cũng như có nhiều quan niệm sai lầm về công việc này.

Hầu hết mọi người đều nghĩ nghề event là công việc quá dễ dàng

Đây có lẽ là lầm tưởng phổ biến nhất mà mình từng gặp và khiến mình khó chịu nhất. Bởi điều đó có vẻ là xem thường các đồng nghiệp mà mình từng làm việc cùng, những người đã đổ mồ hôi, nước mắt và cả máu để giúp các sự kiện thành công.

Tuy nhiên, mình cũng được an ủi vì tin đồn này dễ dàng bị xua tan vì ngay khi ai đó bắt đầu lên kế hoạch cho một sự kiện nhỏ nhỏ thôi như đám tiệc tại nhà thì họ sẽ nhanh chóng nhận ra rằng nó thực sự khó khăn như thế nào với tỷ tỷ nhiệm vụ khác nhau, chứ chưa nói đến các sự kiện lớn với hàng trăm, hàng ngàn người tham dự.

hiểu sai về nghề event

Điều khiến mọi việc trở nên khó khăn hơn là cần có khả năng tập trung và thực hiện từng nhiệm vụ với tiêu chuẩn cao, đáp ứng đúng thời hạn mà không mắc phải bất cứ sai sót nào dù là nhỏ nhất. Chưa kể có những tình huống bất ngờ khiến không kịp trở tay. Chẳng hạn như ổ cứng laptop bị lỗi lúc 3 giờ sáng và toàn bộ tài liệu cho buổi hội thảo 150 khách tham dự vào ngày hôm đó mất bỗng dưng mất sạch. Ngoài việc cầu cầu cứu IT thì chỉ còn nghĩ đến việc tìm kiếm công việc mới mà thôi.

“Nếu đang có kế hoạch theo đuổi nghề event, bạn nên tiếp cận công việc này với sự hiểu biết và kỳ vọng đúng đắn.”

Có thể lên kế hoạch cho một sự kiện trong vòng vài ngày hoặc một tuần

Quan điểm này đúng nhưng chỉ đúng một nửa. Chắc chắn, tụi mình có thể lên kế hoạch cho sự kiện nào đó trong một tuần và trước đây mình cũng đã làm như vậy khi khách hàng có thời hạn gấp rút. Nhưng đó là bất đắc dĩ và tụi mình cũng không muốn như vậy vì đây không phải là cách làm nghề event tử tế. Thế nên, nếu bạn nghĩ rằng có thể lên kế hoạch sự kiện chỉ trong vài ngày, hãy đặt câu hỏi về chất lượng nhé.

Tổ chức sự kiện là nghề dự tiệc

Ước gì được như vậy nhỉ. Mặc dù cũng có mặt trong sự kiện thật đấy nhưng điều đó không có nghĩa là mình được ngồi bắt chéo chân sang chảnh và đàm đạo cùng khách mời. Chạy tới chạy lui có cờ ấy chứ.

Có rất nhiều thứ liên quan đến việc lên kế hoạch cho một sự kiện từ các cuộc họp với khách hàng và nhà cung cấp đến việc trao đổi với báo chí, truyền thông… Tụi mình phải đảm bảo rằng tất cả các kế hoạch trên giấy đó diễn ra suôn sẻ trong thực tế. Trong khi sự kiện đang diễn ra, mình vẫn phải theo sát và ghi chú mọi thứ để xem có thể làm gì khác đi trong sự kiện tiếp theo hay không. Trong khi mọi người đang tận hưởng không khí vui vẻ thì tụi mình lo lắng về mọi thứ, từ việc có chuẩn bị đủ đồ ăn thức uống cho đến việc nhạc quá to hay không đủ lớn hay không. Nói thật lòng là tụi mình đang đếm ngược từng phút sự kiện mau kết thúc để có thể tạm thời thở phào nhẹ nhõm.

Nghề event chỉ dành cho người hướng ngoại

Đúng vậy, mặc dù người hướng ngoại chiếm phần lớn trong số những người tổ chức sự kiện, nhưng điều này không có nghĩa là không có chỗ cho người hướng nội nói chung.

Mình cũng là một người hướng nội khó tính, tuy nhiên mình vẫn có khả năng lên kế hoạch cho hàng trăm sự kiện trong suốt thời gian vừa qua. Người hướng nội cũng có những thế mạnh riêng để giúp một sự kiện thành công, trong đó món quà lớn nhất là khả năng sáng tạo có sức mạnh biến đổi bối cảnh sự kiện, trở thành xu hướng mới trong ngành mà những người khác có thể học theo.

Việc lập kế hoạch cho mỗi sự kiện đều giống nhau

Đa phần mọi người đều cho rằng nếu là người tổ chức sự kiện thì mình có thể lên kế hoạch tổ chức đám cưới, sinh nhật, thôi nôi, ra mắt sản phẩm, triển lãm, hội nghị các kiểu. Nhưng đáng tiếc là không. Chẳng hạn, nếu nói về tổ chức các sự kiện âm nhạc tổ chức ngoài trời thì tụi mình có thể có nhiều kinh nghiệm nhưng nói về tổ chức đám cưới thì chắc là không biết phải bắt đầu từ đâu. Mỗi sự kiện có những yêu cầu và đặc điểm khác nhau. Đó là một trong những lí do tại sao người làm tổ chức sự kiện chỉ chuyên về một khía cạnh riêng. Điều này giúp tụi mình hiểu rõ hơn về các chi tiết cụ thể và tạo ra những kết nối cần thiết để sự kiện được tổ chức một cách chỉn chu, ấn tượng.

Theo các bộ phim nổi tiếng và truyền hình thực tế, tổ chức sự kiện là một công việc thú vị và hấp dẫn, từ được đến các không gian sang trọng đến việc gặp gỡ và kết nối với các idol nổi tiếng cùng các nhân vật tiếng tăm. Nhưng thực tế, có rất nhiều điều liên quan đến việc tổ chức sự kiện mà nhiều người không nhìn thấy được dẫn đến những lầm tưởng phổ biến.

Những quan niệm sai lầm lớn nhất về nghề event mà bạn đã gặp phải là gì? Bạn có đồng ý với những điều đã được nhắc đến trên đây không? Hãy chia sẻ suy nghĩ của bạn trong phần bình luận nhé.

Huỳnh Trâm

Read more

Paid Media là gì? Khác biệt giữa Paid, Owned và Earned Media

Từ các quảng cáo sáng tạo trên mạng xã hội đến những chiến dịch quảng cáo ấn tượng trên Google, Paid Media không chỉ đơn thuần là kênh truyền thông trả phí mà còn là cầu nối quan trọng đưa thương hiệu của bạn đến gần hơn với khách hàng mục tiêu. Nhưng chính xác thì Paid Media là gì và tại sao nó lại trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược tiếp thị của mọi doanh nghiệp?

“Paid Media hay truyền thông trả phí là kênh truyền thông mà doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân phải trả tiền để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.”

 Paid Media bao gồm nhiều hình thức quảng cáo khác nhau như:

  • Quảng cáo trên báo chí: Theo hình thức truyền thống hoặc trực tuyến, giúp tiếp cận đa dạng đối tượng khách hàng.
  • Quảng cáo PPC (Pay-Per-Click): Các quảng cáo xuất hiện trên công cụ tìm kiếm hoặc trang web. Doanh nghiệp chỉ phải trả tiền khi người dùng nhấp vào quảng cáo.
  • CPM (Cost-Per-Thousand Impressions): Trả tiền dựa trên số lần quảng cáo được hiển thị.
  • CPC (Cost-Per-Click): Trả tiền mỗi khi có ai đó nhấp vào quảng cáo.
  • Quảng cáo trên trang điện tử: Bao gồm banner ads, video ads và các hình thức khác trên website.
  • Quảng cáo trên ứng dụng di động: Quảng cáo xuất hiện trong các ứng dụng di động, ví dụ như quảng cáo trong game hoặc các ứng dụng khác.
  • Quảng cáo trên mạng xã hội: Trả tiền để hiển thị quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, LinkedIn, Twitter…

Paid Media là một phần quan trọng của chiến lược tiếp thị tổng thể, giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng và hiệu quả với đối tượng khách hàng mục tiêu, đồng thời gia tăng sự hiện diện của thương hiệu trên thị trường, thu hút lưu lượng truy cập đến website và tăng trưởng doanh thu.

Xem thêm: Việc Làm Marketing tại Careerlink.vn

Vai trò của Paid Media trong Marketing?

Sức mạnh của Paid Media không chỉ nằm ở khả năng tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng mà còn ở khả năng tăng cường nhận diện thương hiệu, thúc đẩy lượng truy cập và tối ưu hóa chiến dịch marketing. Dưới đây là những vai trò quan trọng của Paid Media trong hoạt động marketing của doanh nghiệp:

Tăng khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng

Paid Media cho phép doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và thu hút khách hàng tiềm năng thông qua các nền tảng quảng cáo trực tuyến như Google Ads, Facebook Ads và quảng cáo trên các trang web chuyên ngành. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp nhanh chóng gia tăng nhận diện thương hiệu mà còn mở rộng tầm ảnh hưởng và mang đến cơ hội tiếp cận những khách hàng mới.

Tăng lượng truy cập vào website hoặc ứng dụng

Việc sử dụng Paid Media là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để tăng lưu lượng truy cập vào website hoặc ứng dụng của doanh nghiệp. Quảng cáo trả phí có thể được thiết kế để hướng người dùng đến trang đích cụ thể, từ đó thúc đẩy các chiến dịch marketing trực tuyến, tăng khả năng chuyển đổi và doanh số bán hàng.

Định vị thương hiệu

Khi tìm hiểu Paid Media là gì bạn sẽ nhận ra rằng loại hình marketing này đóng vai trò rất quan trọng trong việc định vị thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường. Bằng cách hiển thị quảng cáo trên các nền tảng trực tuyến, doanh nghiệp có thể nâng cao nhận thức về thương hiệu, thiết lập lòng tin và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. Điều này giúp thương hiệu trở nên nổi bật và khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.

Tận dụng cơ hội thị trường

Paid Media cho phép doanh nghiệp nhanh chóng phản ứng với những thay đổi và cơ hội trong thị trường. Khả năng điều chỉnh chiến lược quảng cáo theo nhu cầu của thị trường, đối thủ cạnh tranh hoặc khách hàng tiềm năng giúp doanh nghiệp duy trì lợi thế cạnh tranh và đáp ứng kịp thời các xu hướng mới.

Đo lường và tối ưu hóa

Một trong những ưu điểm vượt trội của Paid Media là khả năng đo lường chi tiết và phân tích hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo. Các công cụ như Google Analytics, Facebook Insights cho phép doanh nghiệp theo dõi và đánh giá hiệu suất của từng quảng cáo, từ đó xác định được những khu vực cần tối ưu hóa để đạt được hiệu quả tốt nhất. Khả năng tối ưu hóa chiến dịch trong thời gian thực giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả đầu tư.

Các hình thức Paid Media phổ biến hiện nay

Truyền thông mạng xã hội trả phí là hình thức phổ biến và thường gặp nhất của Paid Media. Doanh nghiệp sẽ trả tiền để quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Pinterest, Twitter. Những quảng cáo này xuất hiện dựa trên sở thích và hành vi nhân khẩu học của người dùng. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể hợp tác với những người có tầm ảnh hưởng (influencers) để họ đăng tải nội dung quảng cáo cho sản phẩm/dịch vụ, từ đó tiếp cận nhiều người dùng hơn và mang đến nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

Quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm

Quảng cáo trên công cụ tìm kiếm bao gồm hai loại chính: quảng cáo dựa trên lượt hiển thị (PPI) và lượt click chuột (PPC).

  • Quảng cáo PPI (Pay Per Impression): Doanh nghiệp trả tiền khi quảng cáo được hiển thị trên nền tảng, không quan trọng người dùng có click vào quảng cáo hay không.
  • Quảng cáo PPC (Pay Per Click): Doanh nghiệp chỉ trả tiền khi người dùng click vào quảng cáo. Quảng cáo này thường xuất hiện trên các website, blog hoặc các phương tiện truyền thông khác.

Banner Ads là hình thức quảng cáo trực quan, sử dụng hình ảnh hoặc video được hiển thị trên các website trong một khoảng thời gian nhất định, giúp doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm/dịch vụ một cách sinh động và dễ nhớ. Banner Ads được đặt ở vị trí bắt mắt với kích thước phù hợp để thu hút sự chú ý của người dùng. Khi người dùng click vào banner, họ sẽ được dẫn đến trang đích của doanh nghiệp. 

OOH và DOOH

OOH (Out of Home) và DOOH (Digital Out of Home) là hình thức quảng cáo ngoài trời và quảng cáo kỹ thuật số ngoài trời. Quảng cáo này tiếp cận người dùng ở không gian công cộng như trạm xe bus, rạp chiếu phim hay trên đường phố.

  • OOH: Các biển quảng cáo, poster được đặt ở các vị trí công cộng.
  • DOOH: Quảng cáo kỹ thuật số sử dụng màn hình LED, LCD ở những nơi tập trung đông người qua lại.

Điểm khác nhau giữa Paid, Owned và Earned Media?

Việc tách biệt Paid, Owned và Earned Media sẽ giúp bạn quản lý hiệu quả các chiến dịch tiếp thị đang chạy trên các mạng xã hội.

Paid Media: như đã biết ở phần Paid Media là gì thì đây là những gì bạn phải trả tiền để có được, từ các bài viết trên các trang tin, bài đăng của các nhân vật nổi tiếng hay các bình luận trên các mạng xã hội.

Owned Media (truyền thông sở hữu): là các kênh mà doanh nghiệp có thể quảng bá thuộc sở hữu của họ như fanpage trên Facebook, Youtube, Instagram…

Earned Media (truyền thông lan truyền): đây là các bình luận, thảo luận tự nhiên trên các mạng xã hội về thương hiệu. Nói cách khác, Earned Media chính là kết quả của Paid Media và Owned Media. Khi mọi người biết đến thương hiệu qua 2 kênh này thì họ sẽ tạo ra các bình luận về chiến dịch đó.

Paid Media là gì? Nó không chỉ giúp doanh nghiệp tăng cường hiệu quả tiếp thị mà còn mang lại nhiều cơ hội mới trong việc tiếp cận và giữ chân khách hàng. Bằng cách tận dụng Paid Media một cách thông minh và hiệu quả, doanh nghiệp có thể xây dựng và củng cố vị thế của mình trên thị trường, đồng thời đạt được mục tiêu kinh doanh một cách nhanh chóng và bền vững.

Trang Đoàn

Read more

Xây dựng dân dụng là gì, cơ hội việc làm và mức lương?

Xây dựng dân dụng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của xã hội nói chung và ngành xây dựng nói riêng. Để hiểu rõ về ngành xây dựng dân dụng là gì, cơ hội việc làm, điều kiện và mức lương ngành này như thế nào… mời bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết này của CareerLink.vn nhé.

Xây dựng dân dụng là gì?

“Xây dựng dân dụng (Civil Construction) là một mảng trong ngành xây dựng chuyên về thiết kế, thi công và giám sát các công trình dân dụng.”

Các công trình dân dụng có thể là nhà ở, trường học, tòa nhà văn phòng, bệnh viện hay các công trình thuộc hệ thống an toàn giao thông đường bộ, đường hầm, cầu cống…

Ngành kỹ thuật xây dựng dân dụng được chia ra thành các ngành nhỏ như kỹ thuật xây dựng, kỹ thuật đô thị, kỹ thuật môi trường, địa kỹ thuật, kỹ thuật kết cấu, kỹ thuật giao thông, kỹ thuật môi trường nước, kỹ thuật vật liệu, kỹ thuật công trình biển, khảo sát…. 

Cơ hội việc làm ngành xây dựng dân dụng hiện nay thế nào?

Xây dựng dân dụng là ngành có từ rất lâu và cần thiết ở mọi thời đại. Vì thế nhu cầu việc làm của ngành này vô cùng ổn định. Có thể thấy đây là một trong những ngành có nhu cầu về nguồn nhân lực khá lớn, không có dấu hiệu giảm mà còn có xu hướng tăng cao, tỉ lệ thuận với sự phát triển của xã hội.

Nhu cầu về nhân lực có trình độ cao trong ngành xây dựng dân dụng hiện đang là cung không đủ cầu. Bởi gần như là ngành này không chịu tác động nhiều do suy giảm kinh tế, tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp ngành xây dựng vẫn đạt trên 20%. 

Từ những thông tin trên chúng ta nhận thấy, xây dựng dân dụng là ngành dễ kiếm được việc làm cùng mức lương khá hấp dẫn. Nếu sở hữu tấm bằng kỹ sư xây dựng dân dụng của một trong những trường Đại học chính quy, thì các bạn có thể ứng tuyển tại các đơn vị như: 

– Các doanh nghiệp, tập đoàn, công ty thuộc nhà nước hoạt động về mảng xây dựng dân dụng hoặc liên quan. 

– Các doanh nghiệp, công ty, tập đoàn tư nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng dân dụng. 

– Các doanh nghiệp, công ty, tập đoàn vốn nước ngoài làm về mảng xây dựng. 

– Làm việc trong các công ty, doanh nghiệp tư nhân, liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài mảng tư vấn, thiết kế xây dựng. 

– Làm giảng viên tại các trường Đại học hoặc nghiên cứu chuyên sâu trong các trường đại học ngành xây dựng. 

Điều kiện trở thành kỹ thuật viên xây dựng dân dụng

Để có cơ hội việc làm tốt, bạn phải có kiến thức và chuyên môn nghiệp vụ xây dựng dân dụng và kỹ năng những phục vụ công việc tốt cùng với đó là đam mê và sự nỗ lực cố gắng, có ý chí cầu tiến.

Cụ thể thì điều kiện để trở thành kỹ thuật viên xây dựng dân dụng là gì? Các bạn cần đáp ứng được các điều kiện sau:

Sức khỏe 

Đối với kỹ sư làm trong ngành xây dựng dân dụng thì sức khỏe là yếu tố vô cùng quan trọng vì nó đảm bảo công việc bạn đang quản lý được diễn ra đúng tiến độ, đặc biệt với những người làm việc ngoài công trường và công xưởng phải di chuyển nhiều để theo dõi, giám sát và chỉ đạo mọi việc. 

Ngoài ra, phần lớn môi trường làm việc của các kỹ sư xây dựng dân dụng là công trình có nhiều tiếng ồn, khói bụi, thời tiết nắng nóng thất thường. Điều này yêu cầu một người làm kỹ sư xây dựng dân dụng phải có sức khỏe tốt để đảm bảo hoàn thành tốt công việc được giao.

Kỹ năng chuyên môn

Để giải quyết được các vấn đề kỹ thuật trong các công trình dân dụng, các kỹ sư phải nắm chắc kiến thức chuyên môn để hiểu và tính toán các thông số kỹ thuật. Điều này đảm bảo rằng cấu trúc và dự án được tuân thủ đúng theo quy định.

Bên cạnh đó, kỹ sư xây dựng dân dụng là công việc về kỹ thuật thực tiễn nên nếu muốn làm việc các bạn cần phải được đào tạo tại các trường Đại học, Cao đẳng ngành xây dựng. Sau khi tốt nghiệp, các bạn sẽ nắm được kiến ​​thức về chuyên môn cơ bản của ngành như đọc bản vẽ, bóc tách dự toán, lập giá dự án, lập hồ sơ dự thầu, lập hồ sơ quyết toán xây dựng để có thể làm việc thực tế tại công trường. 

Vậy nên đây là điều kiện quan trọng để bạn có thể trở thành một kỹ sư xây dựng.

Kỹ năng giao tiếp

Ngành xây dựng là một ngành kỹ thuật cao, có hệ thống kiến thức đa dạng, có nguyên tắc phức tạp và làm việc theo nhóm, bộ phận nên trong quá trình làm việc các kỹ sư cần thảo luận, đưa ra ý kiến và quan điểm của mình một cách rõ ràng với nhiều đối tượng khác nhau. 

Do đó, họ cần có khả năng giao tiếp tốt để mang tới hiệu quả cao. Nói năng rõ ràng, rành mạch, có khả năng tóm gọn vấn đề là yếu tố cần thiết để quá trình truyền đạt công việc tránh gây ra hiểu lầm, gây hậu quả xấu làm ảnh hưởng đến tiến độ và kết quả thi công của công trình. 

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Bất kỳ ngành nghề nào thì kỹ năng giải quyết vấn đề đều rất cần thiết, đặc biệt là ngành xây dựng. Trong mỗi một giai đoạn khác nhau của dự án, các kỹ sư gặp phải một số sai sót làm ảnh hưởng đến tiến độ và kết quả của dự án đó. Lúc này rất cần bạn vận dụng kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và kỹ năng giải quyết vấn đề.

Nếu bạn có kỹ năng xử lý tốt sẽ đưa ra giải pháp an toàn và hạn chế tối đa sự tác động đến tiến độ, nguyên vật liệu và các chi phí khác khi phát sinh sự cố ngoài ý muốn. 

Khối thi và trường đào tạo ngành xây dựng dân dụng

Tùy từng trường sẽ có những khối thi tuyển sinh ngành xây dựng dân dụng. Dưới đây là các khối xét tuyển vào ngành này:

– Khối A00: Toán, Hóa, Lý. 

– Khối A01: Lý, Toán, Anh.

– Khối D07: Toán, Hóa, Anh. 

– Khối D24: Toán, Hóa, tiếng Pháp.

– Khối D29: Toán, Lý, tiếng Pháp.

Những năm gần đây, điểm đầu vào các trường ngành xây dựng thường dao động từ 23 điểm đến 25 điểm. Đây là mức điểm tương đối cao nên các bạn phải chăm chỉ ôn luyện thì mới có thể đạt kết quả tốt.

Hiện nay, một số trường đào tạo ngành xây dựng dân dụng gồm:

– Trường đại học Xây dựng;

– Trường đại học Bách Khoa Hà Nội;

– Trường đại học Giao thông vận tải TPHCM;

– Trường đại học Kiến trúc Hà Nội;

– Trường đại học Kiến trúc TP HCM;

– Trường đại học Tôn Đức Thắng

– Trường đại học Cần Thơ…

Trong quá trình học, sinh viên sẽ được học các kiến thức cơ bản đến chuyên môn ngành xây dựng, được hướng dẫn thực hành, rèn luyện các kỹ năng cơ bản về xây dựng dựng dân dụng.

Sau khi ra trường, sinh viên sẽ nắm được các kiến thức chuyên ngành, nắm vững kiến thức xây dựng dân dụng chuyên sâu để có thể làm việc thực tế tại công trình.  

Mức lương của kỹ thuật viên ngành xây dựng dân dụng 

Mức lương khởi điểm của kỹ sư xây dựng sẽ khoảng 8-10 triệu/tháng. Đây là mức lương tương đương với những sinh viên ngành khác khi mới ra trường. 

Nhưng xây dựng được các chuyên gia kinh tế đánh giá là ngành có mức tăng lương khá nhanh dựa theo số năm kinh nghiệm và số lượng dự án hoàn thành. Cụ thể sau 1-2 năm làm việc, mức lương kỹ sư xây dựng dân dụng có thể từ 15-20 triệu/tháng. Với người có kinh nghiệm 4-5 thì mức lương sẽ khoảng 20-30 triệu/tháng. 

Còn đối với những kỹ sư xây dựng dày dặn kinh nghiệm, đã thực hiện rất nhiều dự án lớn đặt hiệu quả và tiến độ vượt bậc thì mức lương có thể lên đến 40-50 triệu/tháng.

Đến đây bạn đã tìm được câu trả lời cụ thể cho câu hỏi xây dựng dân dụng là gì rồi phải không. Hi vọng từ những thông tin trong bài viết, các bạn có thể định hướng nghề nghiệp của mình trong tương lai. Nếu cần tìm việc làm chuyên ngành xây dựng dân dụng nhanh chóng, uy tín, các bạn hãy truy cập website Careerlink.vn nhé.

Thúy Vui

Read more

Nhân viên bưu cục là gì? Cơ hội việc làm và mức lương

Công việc nhân viên bưu cục ngày càng thu hút sự tham gia của rất nhiều người.

Vị trí này không chỉ gói gọn trong việc chuyển phát bưu phẩm mà còn mở rộng ra

nhiều lĩnh vực khác như dịch vụ chuyển phát nhanh, quản lý thông tin vận chuyển

và các vấn đề liên quan đến thương mại điện tử. Nếu bạn đang tìm hiểu nhân viên bưu cục là gì, cơ hội việc làm thế nào, công việc cụ thể ra sao thì hãy cùng đọc qua bài viết sau đây nhé.

Nhân viên bưu cục là gì?

Bưu cục là nơi tiếp nhận, phân phối và chuyển phát đơn hàng của các sàn thương

mại điện tử hoặc cá nhân bán hàng online. So với bưu điện, bưu cục bị hạn chế về

quy mô lẫn nhân sự trong việc đáp ứng nhu cầu vận chuyển ở các địa điểm nhất

định.

“Nhân viên bưu cục (post office worker) là người làm việc tại bưu cục ở nhiều vị trí như nhân viên quầy giao dịch, nhân viên điều hành, xử lý khiếu nại…”

Cơ hội việc làm nhân viên bưu cục

Từ khái niệm nhân viên bưu cục là gì, có thể thấy có rất nhiều vị trí nhân viên bưu cục, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu từng cơ hội việc làm này nhé.

Nhân viên trực quầy giao dịch

Đây có thể đươc xem là công việc khá nhẹ nhàng nên thu hút rất nhiều lượt ứng

tuyển. Công việc này đòi hỏi người có khả năng giao tiếp tốt, thậm chí là khả năng

giao tiếp tiếng Anh cơ bản với các nhiệm vụ chính như:

– Tiếp đón khách hàng;

– Hướng dẫn khách ghi hóa đơn gửu hàng hóa;

– Xử lý các tình huống giao nhận tại bưu cục;

– Kiểm tra hàng gửi trước khi nhận;

– Thu tiền, xuất hàng và nhập dữ liệu.

Mức lương của nhân viên trực quầy giao dịch thường dao động trong khoảng 7-9

triệu đồng/tháng. Vì công việc không quá vất vả nên mức lương này được xem là

khá cao. Đây cũng là lí do vì sao vị trí này lại thu hút nhiều bạn nữ ứng tuyển.

Bưu tá

Cũng giống với nhân viên trực quầy giao dịch, nhân viên bưu tá cũng tiếp xúc

nhiều với khách hàng có nhu cầu chuyển phát. Nhiệm vụ của bưu tá bao gồm:

– Lấy hàng từ địa chỉ của khách;

– Chuyển hàng về bưu cục, sau đó phân loại hàng hóa để gửi đi;

– Nhận hàng hóa gửi đến, phân loại và giao hàng đến người nhận.

Nghe qua có vẻ đơn giản nhưng đây là công việc khá vất và vì phải di chuyển

nhiều. Do đó, mức lương của bưu tá khá cao, từ 9-15 triệu đồng/tháng. Ở những

thành phố đông đúc với lượng đơn hàng nhiều hơn thì thu nhập của bưu tá càng

cao.

Nhân viên điều hành bưu cục

Đây là những người am hiểu về quy trình hoạt động của bưu cục. Họ có kiến thức

và chuyên môn để phát triển một hệ thống khách hàng vững chắc và không ngừng

mở rộng. Công việc của nhân viên điều hành bưu cục khá nhiều nên mức lương

cũng tương ứng khoảng 8-12 triệu đồng/tháng.

Nhân viên xử lý khiếu nại

Làm việc với khối lượng hàng hóa nhiều nên sai sót xảy ra là điều không thể tránh

khỏi. Chính vì lí do này mà bưu cục cần có nhân viên xử lý khiếu nại để giải đáp

các thắc mắc của khách hàng. Với bản chất công việc như thế thì nhân viên xử lý

khiếu nại cần có khả năng giao tiếp tốt và biết cách xử lý tình huống, nhanh nhạy

và ứng biến linh hoạt.

Mức lương của nhân viên xử lý khiếu nại dao động từ 7-9 triệu đồng/tháng.

Tìm việc nhân viên bưu cục ở đâu?

Hiện nay, nhiều bưu cục có nhu cầu tuyển dụng nhân sự khá cao do lượng hàng

hóa ngày càng nhiều. Bạn có thể trở thành nhân viên bưu cục tại Viettel post, J&T

Express, Giao hàng tiết kiệm… thông qua việc ứng tuyển tại các trang tìm việc uy

tín như CareerLink.vn với các bước đơn giản:

Bước 1: Truy cập vào website CareerLink.vn;

Bước 2: Nhập từ khóa “bưu cục” hoặc “nhân viên bưu cục” vào khung tìm kiếm.

Bước 3: Lựa chọn các tin tuyển dụng phù hợp, đọc kỹ mô tả công việc, yêu cầu,

mức lương, phúc lợi…;

Bước 4: Điều chỉnh CV xin việc theo vị trí ứng tuyển (làm nổi bật các kỹ năng và

kinh nghiệm liên quan đến vị trí ứng tuyển);

Bước 4: Nộp hồ sơ ứng tuyển.

Tham khảo các mẫu CV chuyên nghiệp của CareerLink để nâng cao cơ hội trúng

tuyển cho các vị trí tại đây nhé.

Bài viết trên đây đã chia sẻ cho các bạn thông tin về nhân viên bưu cục là gì, công việc và mức lương bao nhiêu. Hãy truy cập vào CareerLink.vn để cập nhật nhiều việc làm nhân viên bưu cục hấp dẫn. Chúc bạn sớm tìm được công việc phù hợp nhé.

Huỳnh Trâm

Read more

Nhân viên kinh doanh nội thất là gì và cần có kỹ năng nào?

Khi chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao thì nhu cầu tận hưởng những sản phẩm hay dịch vụ cao cấp càng phổ biến. Có lẽ cũng vì thế mà ngành kinh doanh nội thất ngày càng cạnh tranh, yêu cầu đội ngũ nhân viên sales “có tâm có tầm” để đáp ứng được xu hướng. Nếu bạn đang hướng tới ngành này và muốn hiểu sâu hơn nhân viên kinh doanh nội thất là gì thì hãy cùng CareerLink giải đáp thắc mắc trong bài viết dưới đây nhé.

Nhân viên kinh doanh nội thất là gì?

“Nhân viên kinh doanh nội thất (Funiture Sales Representative) là người có nhiệm vụ tư vấn và giới thiệu cho khách hàng về những sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan đến nội thất”

Trong doanh nghiệp thì bộ phận sales có vai trò rất lớn đối với doanh thu của doanh nghiệp. Họ là người thúc đẩy các hoạt động mua bán với khách hàng.

Lĩnh vực kinh doanh nội thất khá đa dạng, bao gồm kinh doanh nội thất dân dụng (tủ, bàn, ghế, kệ, bếp…), nội thất y tế (máy móc, giường bệnh, bàn ghế…), nội thất sự kiện (băng rôn, màn hình led, sân khấu…), nội thất công sở (bán làm việc, đèn, máy in…), nội thất nhà hàng khách sạn (quầy lễ tân, quầy bar, bàn ghế…)

Nhân viên kinh doanh nội thất là công việc hấp dẫn giới trẻ với mức thu nhập khá cao, được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, được học hỏi để nâng cao kiến thức về nội thất…

Công việc của nhân viên kinh doanh nội thất

Cũng giống như nhiều vị trí nhân viên kinh doanh nào khác, nhân viên kinh doanh nội thất là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp nội thất. Để làm điều này một cách hiệu quả, nhân viên kinh doanh nội thất cần thực hiện các công việc sau:

  • Tìm kiếm các khách hàng tiềm năng có nhu cầu sử dụng các sản phẩm của doanh nghiệp. Thông thường các công ty nội thất sẽ có tệp khách hàng sẵn nhưng không chất lượng bằng việc bạn tự khảo sát và tìm kiếm các khách hàng đang có nhu cầu.
  • Tư vấn sản phẩm/ dịch vụ cho khách hàng cả trực tiếp lẫn trực tuyến. Để làm tốt điều này, bạn cần thấu hiểu được mong muốn của khách hàng để tư vấn phù hợp.
  • Kết nối với bộ phận thiết kế để đưa ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng trong trường hợp các sản phẩm hiện có chưa đáp ứng được yêu cầu của họ.
  • Đàm phán, ký kết hợp đồng với khách hàng, nêu rõ các thông tin quan trọng để tránh mâu thuẫn sau này.
  • Theo sát quá trình thực hiện công việc của doanh nghiệp với khách hàng để có những đánh giá và kịp thời điều chỉnh.
  • Tổng kết và báo cáo doanh số theo thời gian quy định.
  • Quản lý thông tin khách hàng và các tài liệu liên quan để chăm sóc khách hàng tốt hơn.
  • Đưa ra các chiến lược kinh doanh mới để vươn lên dẫn đầu so với các đối thủ cạnh tranh.

Kỹ năng cần có của nhân viên kinh doanh nội thất

Để làm tốt nhiệm vụ của mình thì kỹ năng cần có của nhân viên kinh doanh nội thất là gì? Đó là:

Kỹ năng phân tích

Điều quan trọng đầu tiên đối với nhân viên kinh doanh nội thất là kỹ năng phân tích tốt. Trong lĩnh vực nội thất, xu hướng thị trường thay đổi nhanh chóng do vậy nhân viên kinh doanh phải cập nhật thông tin thường xuyên để từ đó có những đánh giá và nhận định phù hợp xu hướng nhằm đưa ra cách bán hàng phù hợp.

Nắm bắt, thấu hiểu nhu cầu khách hàng

Các khách hàng đều có nhu cầu khác nhau. Nhân viên kinh doanh nội thất cần hiểu được nhu cầu khách hàng để từ đó có cách giới thiệu và tư vấn sản phẩm phù hợp, đúng như những gì họ mong muốn. Như vậy mới có thể bán được hàng vừa khiến khách hàng hài lòng và quay trở lại trong nhiều lần sau.

Kỹ năng giao tiếp, đàm phán tốt

Đây là kỹ năng không thể thiếu đối với nhân viên kinh doanh nội thất vì nó ảnh hưởng đến khả năng bán được hàng hay không. Kinh doanh là công việc thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, nếu giao tiếp tốt, đàm phán tốt thì nhân viên kinh doanh nội thất sẽ biết cách thuyết phục được khách hàng lựa chọn sản phẩm.

Nhanh nhạy, thích ứng tốt

Môi trường kinh doanh sản phẩm nội thất rất cạnh tranh, sản phẩm thì đa dạng và liên tục thay đổi. Bên cạnh đó, khách hàng cũng có nhiều nhu cầu khác nhau. Thế nên, kỹ năng nhanh nhạy và linh hoạt sẽ giúp nhân viên kinh doanh nắm bắt được công việc và cập nhật được xu hướng của thị trường.

Kỹ năng chốt sales

Dù có làm tốt nhiều điều trên nhưng nếu bạn không thể chốt sales thì cũng khó trở thành nhân viên kinh doanh nội thất thành công. Bạn cần khả năng này để đạt được doanh số đã đặt ra.

Kỹ năng làm việc nhóm lẫn làm việc độc lập

Sales không chỉ làm việc một mình mà còn kết hợp với nhiều phòng ban khác để xử lý các vấn đề của khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đó có thể là kết hợp với phòng thiết kế để đưa ra sản phẩm có thêm chức năng phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Tìm việc làm nhân viên kinh doanh nội thất ở đâu?

Hiện nay, các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm nội thất ngày càng nhiều và do đó nhu cầu tuyển nhân viên kinh doanh nội thất rất cao. Nếu bạn muốn theo đuổi công việc này thì có thể dễ dàng tìm kiếm việc làm ở các trang việc làm uy tín như CareerLink.vn cũng như các mạng xã hội… Với sự đa dạng của mô tả công việc và mức lương, bạn có thể lựa chọn nhiều vị trí phù hợp với năng lực và sở thích của mình.

Trên đây là nội dung giải thích công việc của nhân viên kinh doanh nội thất là gì cũng như kỹ năng cần có để làm tốt vai trò này. Chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn nhé.

Huỳnh Trâm

Read more

Giám đốc điều hành là gì, công việc và vai trò thế nào?

CEO hay Giám đốc điều hành không chỉ là một chức vụ trong một tổ chức mà còn là hình ảnh của một người lãnh đạo mạnh mẽ và quyết đoán. Trong thế giới kinh doanh cạnh tranh và đầy biến động ngày nay, vai trò của CEO trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Cùng CareerLink tìm hiểu thêm giám đốc điều hành là gì, vai trò và trách nhiệm của một CEO trong việc mở ra cánh cửa thành công và phát triển bền vững cho doanh nghiệp như thế nào nhé.

Giám đốc điều hành là gì?

“CEO là người điều hành cấp cao nhất có trách nhiệm đưa ra các quyết định quan trọng, quản lý hoạt động và nguồn lực, đồng thời đóng vai trò là đầu mối liên lạc chính giữa ban giám đốc và hoạt động của công ty.”

Nếu công ty giống như một cỗ máy thì CEO là người vận hành, sửa chữa, bảo trì, nâng cấp để bộ máy có thể hoạt động và luôn vận hành hiệu quả, hướng tới các chỉ tiêu năng suất cao nhất và đạt chất lượng tốt nhất.

Xem Thêm Việc Làm Giám Đốc Điều Hành tại Careerlink.vn

Công việc của giám đốc điều hành

Tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức và quy mô tổng thể của từng doanh nghiệp, công việc của CEO sẽ khác nhau. 

Lãnh đạo và quản lý

Giám đốc điều hành có nhiệm vụ quan trọng trong việc thiết lập tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược của công ty. Họ cần lãnh đạo đội ngũ quản lý cấp cao và hướng dẫn toàn bộ tổ chức để đảm bảo mọi người cùng đồng lòng và làm việc hướng tới cùng một mục tiêu chung.

Quản lý chiến lược

CEO là người có khả năng phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài và bên trong, xác định các cơ hội và rủi ro để đề xuất và thực hiện các chiến lược phù hợp. Họ cũng thường xuyên đánh giá và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh để đảm bảo công ty đi đúng hướng.

Quản lý tài chính và rủi ro

CEO có kiến ​​thức vững chắc về tài chính, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý vốn và rủi ro tài chính. Họ giúp công ty duy trì sự ổn định về mặt tài chính và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn.

Mở rộng thị trường và phát triển kinh doanh

CEO có nhiệm vụ đưa chiến lược thị trường và kinh doanh, từ việc xác định và phát triển các cơ hội mới đến xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng, đối tác và nhà đầu tư.

Nhân sự và quản lý tổ chức

CEO chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý nguồn nhân lực, bao gồm việc tuyển dụng, đào tạo, đánh giá hiệu suất và phát triển nghề nghiệp của các thành viên trong tổ chức. Họ cũng cần đảm bảo rằng tổ chức được thiết kế và vận hành hiệu quả.

Đại diện công ty và xây dựng mối quan hệ

CEO còn là người đại diện chính thức của công ty và phải xây dựng, duy trì mối quan hệ với các bên liên quan như cộng đồng, cơ quan quản lý, các đối tác đầu tư và chiến lược.

Trong một số trường hợp, CEO còn phải xử lý các vấn đề cấp bách, các vụ việc pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.

Vai trò của giám đốc điều hành là gì?

Vai trò của Giám đốc điều hành (CEO) thực sự quan trọng và có ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển và thành công của doanh nghiệp

Xác định chiến lược dài hạn cho doanh nghiệp

CEO có vai trò quan trọng trong việc xác định và phát triển chiến lược. Họ phải liên tục nắm bắt các cơ hội và thách thức của thị trường để tạo ra một chiến lược phát triển dài hạn cho doanh nghiệp.

Là tấm gương cho nhân viên

Hành động và quyết định của CEO phản ánh tiêu chuẩn và chuẩn mực của công ty. Họ phải luôn làm việc theo một cách chuyên nghiệp và đạo đức để truyền cảm hứng cho nhân viên từ đó góp phần quan trọng trong việc xây dựng và duy trì một văn hóa tổ chức tích cực.

Theo dõi hiệu suất và kết quả hoạt động của doanh nghiệp

CEO xác định các mục tiêu cụ thể và kế hoạch hành động để đảm bảo rằng công ty hoạt động hiệu quả và đạt được kết quả kinh doanh mong muốn. Họ sẽ theo dõi hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp và đánh giá các kết quả đã đạt được để điều chỉnh chiến lược và hoạt động theo hướng phát triển tích cực.

Xây dựng và cân bằng các nguồn lực

CEO phải sử dụng nguồn lực nhân lực, vật chất và tài chính của công ty một cách hiệu quả nhất để đảm bảo rằng mọi hoạt động kinh doanh được thực hiện một cách hiệu quả và hiệu suất.

Cần gì để trở thành giám đốc điều hành?

Các yếu tố quan trọng để trở thành giám đốc điều hành là gì?

Kỹ năng và phẩm chất

  • Kỹ năng gây ảnh hưởng: CEO chịu trách nhiệm là người điều hành và lãnh đạo toàn bộ hệ thống. Vì vậy, khi làm việc ở vị trí này, bạn sẽ cần có khả năng gây ảnh hưởng và thuyết phục người khác làm theo chỉ dẫn của mình. Cụ thể, khả năng này được thể hiện ở kỹ năng giao tiếp nội bộ, kỹ năng ngoại giao, kỹ năng làm việc… 
  • Tính nhất quán: Các CEO gặp phải nhiều quan điểm, ý kiến ​​trái chiều trong công việc. Trong trường hợp này, CEO cần có thái độ và lập trường vững vàng khi đưa ra quyết định cuối cùng. Sự kiên trì sẽ được thể hiện thông qua kỹ năng gây ảnh hưởng, quyết tâm và thuyết phục. 
  • Chính trực: Đây là phẩm chất quan trọng và cần thiết đối với bất kỳ nhà điều hành nào. Đây cũng là tấm gương phản ánh đạo đức của người lãnh đạo, thể hiện ở việc kiên định, không lay chuyển, phân biệt việc công và việc riêng, hành động khách quan, không tìm kiếm sự xu nịnh.
  • Luôn lắng nghe: CEO cần phải biết lắng nghe, chia sẻ và thấu hiểu những ý kiến ​​được cấp dưới trình bày hoặc thảo luận. Phẩm chất này được thể hiện rõ ràng qua sự thân thiện, hòa đồng của người lãnh đạo với cấp dưới. 

Trình độ chuyên môn

Trở thành CEO trong một doanh nghiệp đòi hỏi phải có trình độ học vấn và chuyên môn. Cụ thể:

  • Ứng viên phải tốt nghiệp đại học các ngành quản trị kinh doanh, kinh tế, quản lý kinh tế hoặc các chuyên ngành liên quan. 
  • Có 4-5 năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương đương. 
  • Am hiểu các kiến ​​thức kinh tế như marketing, tài chính, quản trị, nhân sự…

Mức lương của giám đốc điều hành là bao nhiêu?

Với khối lượng công việc phải gánh vác, mức lương của giám đốc điều hành tất nhiên sẽ khá cao. Tùy theo quy mô, tình hình phát triển của từng công ty, doanh nghiệp mà mức lương của CEO sẽ có sự khác nhau. Theo mặt bằng chung, mức lương trung bình của CEO rơi vào khoảng 15.000.000 đồng/tháng, có những nơi 18.000.000 – 35.000.000 đồng/tháng, thậm chí có thể lên đến hơn 50.000.000 đồng/tháng.

Với các thông tin giải thích giám đốc điều hành là gì, mong rằng bạn có thể hình dung rõ hơn về công việc này và có định hướng đúng đắn trong con đường sự nghiệp của mình.

Đoàn Loan

Read more

Tái tuyển dụng là gì? Lợi ích và hạn chế khi tái tuyển dụng?

Tái tuyển dụng là gì? Nên hay không nên tái tuyển dụng nhân viên cũ? Thắc mắc này của nhiều doanh nghiệp sẽ được giải đáp qua nội dung sau đây, mời bạn cùng tham khảo nhé.

Tái tuyển dụng là gì?

“Tái tuyển dụng là tuyển lại những nhân viên đã từng làm việc trước đây nhưng vì lí do nào đó họ đã rời bỏ vị trí trong một khoảng thời gian nhất định.”

Hiện này hình thức tái tuyển dụng rất phổ biến ở nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều này chỉ diễn ra khi nhân viên vẫn phù hợp với công việc. Các tổ chức cũng có chính sách nghiêm ngặt về việc tái tuyển dụng cũng như chấp nhận việc tái tuyển dụng nhân viên nội bộ. Nói cách khác, họ chỉ cho phép nhân viên nghỉ việc ở bộ phận này và chuyển sang bộ phận khác làm việc.

Lợi ích và hạn chế khi tái tuyển dụng nhân viên cũ

Lợi ích khi tái tuyển dụng nhân viên cũ

Tái tuyển dụng nhân viên đã từng làm việc mang đến nhiều lợi ích cho công ty, cụ thể:

  • Tiết kiệm thời gian và chi phí cho quá trình tuyển dụng mới. Lúc này, doanh nghiệp không cần phải quảng cáo tuyển dụng cũng như không tốn thời gian cho việc sàng lọc CV, phỏng vấn ứng viên và đào tạo, hướng dẫn từ đầu.
  • Nhân viên cũ đã có kinh nghiệm và quen thuộc với các quy trình làm việc của doanh nghiệp, do đó họ sẽ thích ứng nhanh chóng, có thể bắt tay ngay vào việc mà không sợ mắc nhiều sai lầm như khi tuyển dụng nhân viên mới.
  • Nhân viên cũ có thể tiếp tục sử dụng kỹ năng và kiến thức được tích lũy từ quá trình làm việc trước đó, đồng thời áp dụng chúng vào công việc mới giúp tăng hiệu suất và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Hạn chế khi tái tuyển dụng nhân viên cũ

Song song với các lợi ích, việc tái tuyển dụng nhân viên cũ cũng tồn tại một số hạn chế cần cân nhắc:

  • Nhân viên có thể tiếp tục rời đi như đã làm trong quá khứ, điều này khiến doanh nghiệp gặp khó khăn khi phải tìm người thay thế, tốn thêm thời gian và sức lực.
  • Tái tuyển dụng nhân viên cũ có thể tạo tiền lệ không tốt đối với nhân viên hiện tại. Nhiều nhân viên có thể hình thành suy nghĩ sau khi nghỉ việc vẫn có thể quay lại bất cứ khi nào.
  • Trong một số trường hợp, tái tuyển dụng có thể gây xáo trộn môi trường làm việc, ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của tập thể chẳng hạn như nhân viên rời đi do bất đồng quan điểm, vi phạm kỷ luật, xung đột giữa các nhân viên.

Việc tái tuyển dụng có được chấp nhận hay không phụ thuộc vào cơ chế và chính sách của từng doanh nghiệp. Nếu không quá lo lắng về những hạn chế thì doanh nghiệp có thể thực hiện tái tuyển dụng.

Những điều cần lưu ý khi tái tuyển dụng nhân viên cũ

Điều cần lưu ý khi tái tuyển dụng là gì để quá trình này diễn ra một cách suôn sẻ và đạt hiệu quả cao? Hãy cùng tham khảo những điều sau đây nhé.

Tìm hiểu lý do nhân viên cũ nghỉ việc

Lí do nhân viên cũ nghỉ việc là điều quan trọng quyết định việc có nên tuyển dụng lại hay không. Nếu nhân viên nghỉ việc vì các lí do khách quan như sức khỏe hay các vấn đề gia đình đồng thời họ đã làm việc rất tốt trong thời gian trước đây thì tạo cơ hội để họ quay lại là quyết định đúng đắn. Nhưng nếu như họ nghỉ việc vì bất mãn với cấp trên, đồng nghiệp hay công ty vì chế độ lương thưởng không như mong muốn thì phải cân nhắc kỹ. Trước khi quyết định cho nhân viên quay trở lại thì cần đảm bảo rằng tất cả các khúc mắc đã được giải quyết thỏa đáng.

Đánh giá lại toàn diện

Để tái tuyển dụng nhân viên cũ thì không thể bỏ qua việc làm này. Để tránh các sai lầm có thể xảy ra, doanh nghiệp cần đánh giá nhân viên cũ một cách toàn diện và kỹ lưỡng ở các mặt như năng lực, kiến thức chuyên môn, hiệu suất làm việc, mối quan hệ với các thành viên khác cũng như cam kết trong công việc. Nếu trong quá trình đánh gián này, nhân viên cũ có nhiều điểm vượt trội so với nhân viên mới thì doanh nghiệp có thể quyết định tái tuyển dụng.

Thông báo những thay đổi trong công ty

Trong thời gian nhân cũ rời khỏi công ty, có thể văn hóa doanh nghiệp và cách thức làm việc, quy định nội bộ có nhiều thay đổi đáng kể. Trước khi tái tuyển dụng, các trưởng nhóm hoặc trưởng bộ phận cần thông báo rõ ràng về những thay đổi này, đồng thời cũng đảm bảo nhân viên được tái tuyển dụng sẽ tuân theo, hạn chế tình trạng rời đi chỉ sau thời gian ngắn.

Thử việc công khai, giám sát quá trình làm việc

Để đảm bảo quá trình tái tuyển dụng mang lại hiệu quả cao, doanh nghiệp cũng cần cho họ trải qua giai đoạn thử việc công khai như bất kỳ nhân viên mới nào. Trong quá trình thử việc này, người giám sát cũng cần theo dõi, hỗ trợ để chắc chắn rằng họ sẽ làm việc tốt hơn so với quá khứ.

Hi vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu được tái tuyển dụng là gì, cùng các lợi ích và hạn chế của quá trình này. Nếu bạn đang có nhu cầu tuyển dụng ứng viên cho nhiều vị trí khác nhau, hãy liên hệ CareerLink để sớm tìm được người phù hợp nhé.

 Vân Phạm

Read more