Blog

Multimedia là gì? Mức lương và cơ hội việc làm ngành Multimedia

Multimedia đang là ngành rất hot bởi mức thu nhập vô cùng hấp dẫn và cơ hội việc làm ngày càng gia tăng. Vậy Multimedia là gì, mức lương và cơ hội việc làm thế nào? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.

Multimedia là gì? Mức lương và cơ hội việc làm ngành Multimedia

Multimedina rất cần thiết trong công việc

Multimedia là gì? 

“Multimedia hay đa phương tiện là việc tích hợp nhiều dạng nội dung như văn bản, âm thanh, hình ảnh, video… vào một nền tảng hoặc ứng dụng kỹ thuật số duy nhất”.

Multimedia là một lĩnh vực rộng lớn với nhiều mảng như thiết kế đồ họa, thiết kế web/app, thiết kế trò chơi, làm phim hoạt hình 2D, 3D… Trong mỗi mảng này lại có nhiều vị trí công việc khác nhau.  

Lý do vì sao nhiều người chọn làm trong ngành Multimedia?

Làm việc trong ngành Multimedia là mơ ước của rất nhiều bạn trẻ hiện nay. Những lý do khiến nhiều người lựa chọn học và làm trong lĩnh truyền thông đa phương tiện đó là:

Thỏa sức sáng tạo 

Công việc của những người làm Multimedia mang tính sáng tạo mà không hề bị gò bó nhất là những người làm nội dung web, quảng cáo số, game… Công việc của họ dựa vào khiếu thẩm mỹ và óc tư duy, ít theo một khuôn mẫu nhất định. 

Xem thêm: Việc Làm Thiết Kế Đồ Hoạ Tại Careerlink.vn

Thời gian làm việc khá linh hoạt

Việc làm ngành Multimedia không chỉ làm tại văn phòng gói gọn trong 8 tiếng mà có thể làm tự do (Freelancer) với thời gian linh hoạt. Bạn có thể thực hiện bất cứ đâu, thời gian nào miễn sao đúng deadline và yêu cầu là được. 

Làm việc “xuyên biên giới”

Tính chất công việc truyền thông đa phương tiện khá đặc biệt, nên người làm có thể trao đổi, làm việc từ xa (trực tuyến). Do đó, bạn vẫn có thể ứng tuyển việc làm online, remote từ những công việc ở mọi tỉnh thành khác nhau trên cả nước hay thậm chí là ở nước ngoài.

Giúp đời sống tinh thần phong phú

Dù bạn là “lính mới” hay đã gắn bó lâu dài thì bạn sẽ luôn cảm thấy mới mẻ, có thêm nhiều điều thú vị để học hỏi và không nhàm chán. Thế giới luôn thay đổi và các phương tiện truyền thông cũng thế, luôn có nhiều điều mới lạ để bạn tìm hiểu và tạo được nguồn cảm hứng. Điều này cũng khiến tinh thần của bạn luôn phong phú và nhiều màu sắc.

Có cơ hội thăng tiến cao

Trong lĩnh vực truyền thông đa phương tiện, năng lực và kinh nghiệm làm việc là yếu tố hàng đầu quyết định đến chất lượng và hiệu quả công việc. Nếu là người năng động, có tính cầu tiến cao… thì chắc chắn bạn sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp. 

Mức lương và cơ hội việc làm ngành Multimedia thế nào?

Mức lương của lĩnh vực Multimedia

Một trong những yếu tố quan trọng được mọi người quan tâm khi chọn ngành nghề học đó là mức lương. Vậy thì mức lương làm công nghệ đa phương tiện có đủ hấp dẫn để các bạn chọn theo nghề này? 

Hiện nay, mức lương của người làm Multimedia khá cao so với mặt bằng chung các ngành nghề ở Việt Nam. Cụ thể mức lương của nhân viên Multimedia từ 7 – 22 triệu đồng/tháng trở lên. Mức lương này có thể thay đổi tùy theo vị trí, năng lực, kinh nghiệm cũng như kỹ năng.

Cơ hội nghề nghiệp lĩnh vực công nghệ đa phương tiện

Ở kỷ nguyên công nghệ 5.0 thì công nghệ truyền thông đa phương tiện là một lĩnh vực mang đến nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn và đa dạng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau từ truyền thông giải trí, quảng cáo, thiết kế đồ họa tới giáo dục, kinh doanh. 

Các vị trí công việc trong lĩnh vực đa phương tiện như chuyên viên thiết kế đồ họa, phóng viên, họa sĩ minh họa, biên tập viên, xử lý hậu kỳ, quảng cáo, tổ chức sự kiện, thiết kế game, thiết kế website, sản xuất chương trình… tại các công ty truyền thông, quảng cáo, đài truyền hình, studio, các công ty phát hành game, hoạt hình… Ngoài ra, nếu bạn không muốn bị bó buộc trong một không gian trong môi trường làm việc nhất định thì có thể chọn Freelancer để thực hiện công việc theo dự án.

Nhìn chung, Multimedia là một trong những ngành nghề có cơ hội việc làm rộng mở cho mọi người. Vậy nên, mức cạnh tranh giữa các ứng viên ngành này tương đối mạnh mẽ, đòi hỏi người học phải có tinh thần học hỏi, nỗ lực, trau dồi kiến thức để đáp ứng nhu cầu công việc.

Điều kiện để làm việc ngành Multimedia

Các tiêu chí bạn cần đáp ứng khi theo đuổi ngành Multimedia là gì, hãy cùng theo dõi sau đây nhé.

Có khiếu thẩm mỹ

Khiếu thẩm mỹ là một yếu tố quan trọng khi muốn theo đuổi nghề Multimedia. Nhờ có khả năng này sẽ giúp bạn xác định và đánh giá mức độ “đẹp” của sản phẩm, tác phẩm dựa trên quan điểm cá nhân và dựa trên các yếu tố khác như xu hướng, hoàn cảnh… 

Có đam mê và nhiệt huyết

Một tố chất quan trọng khi quyết định theo học và làm ngành Multimedia là cần có sự đam mê, nhiệt huyết và nỗ lực. Vì nếu không có những yếu tố này thì các bạn sẽ nhanh chán không theo được. Chỉ khi có niềm yêu thích mãnh liệt thì các bạn mới có năng lượng tràn đầy để hoàn thành công việc tốt nhất.

Có óc sáng tạo, tư duy logic 

Truyền thông đa phương tiện là công việc đòi hỏi người làm luôn có ý tưởng mới, sự sáng tạo và tư duy logic mới có thể tạo ra nội dung độc đáo thu hút sự chú ý của mọi người. Vậy nên những kỹ năng này rất cần thiết với những người muốn làm nghề này.

Có kiến thức về ngành công nghệ thông tin, kỹ thuật số 

Đây là yêu cầu bắt buộc với những người làm công việc Multimedia. Những người làm công việc truyền thông đa phương tiện phải nắm vững các công cụ, phần mềm liên quan đến việc sản xuất, biên tập hình ảnh, video, âm thanh, cũng như các kiến thức lập trình và thiết kế đồ họa.

Có tính kiên nhẫn, tỉ mỉ, ham học hỏi 

Sáng tạo nội dung đa phương tiện yêu cầu người làm có sự tỉ mỉ và tính kiên nhẫn cao độ. Do trước khi xuất bản sản phẩm công nghệ, người làm cần phải chỉnh sửa từng chi tiết nhỏ đảm bảo tác phẩm cuối cùng có sự hoàn hảo, chất lượng tốt nhất.

Bên cạnh đó, Multimedia là ngành luôn phải cập nhật xu hướng mới nên là muốn bắt kịp được xu hướng đòi hỏi bạn luôn phải học hỏi, liên tục cập nhật những tính năng và công nghệ mới nhất.

Có khả năng làm việc nhóm

Công nghệ đa phương tiện là nghề có liên quan đến các dự án nhóm. Để công việc hiệu quả thì đòi hỏi các bạn phải có khả năng làm việc theo nhóm, có khả năng phối hợp, giao tiếp…

Tìm việc làm Multimedia ở đâu uy tín nhất?

Để tìm việc làm Multimedia, các bạn có thể lên trực tiếp website, fanpage của doanh nghiệp để nộp CV hoặc có thể lên các diễn đàn, các trang web việc làm trực tuyến uy tín như CareerLink.vn. Các công việc trong lĩnh vực truyền thông đa phương tiện cũng như các lĩnh vực khác luôn được cập nhật hàng ngày giúp bạn nhanh chóng tìm được vị trí phù hợp.

Với nội dung giải thích Multimedia là gì và các thông tin liên quan đến lĩnh vực này, mong rằng bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hơn để chọn lựa nghề nghiệp một cách đúng đắn.

Thúy Vui

Read more

OT là gì? Cách tính lương khi làm thêm giờ, tăng ca thế nào?

Bạn thắc mắc OT là gì cũng như cách tính lương OT khi làm việc thêm giờ, tăng ca? Vậy thì bạn đã đến đúng nơi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về OT để tránh bị thiệt thòi khi nhận tiền lương OT nhé.

OT là gì?

“OT (Overtime) có nghĩa là giờ làm việc vượt quá lịch trình làm việc bình thường so với quy định để hoàn thành công việc hoặc dự án đặc biệt.”

Hình thức OT thường thấy ở các doanh nghiệp như Logistics, Nhà hàng khách sạn, Agency… nhằm đẩy nhanh tiến độ công việc để kịp thời hạn đặt ra.

Thời gian tăng ca sẽ do người quản lý (trưởng nhóm, trưởng phòng) sắp xếp, phân công hoặc là do người đảm nhiệm công việc đề xuất. Dù là hình thức nào thì OT cũng cần có sự đồng thuận của cả 2 bên và xác nhận bằng biên bản tăng ca. Khi làm thêm giờ thì bạn sẽ nhận được lương OT theo quy định của công ty.

Lý do để làm việc OT là gì?

Khối lượng công việc quá nhiều

Nhiều việc cần giải quyết trong khi thời gian quá eo hẹp là một trong các lý do phổ biến cần phải làm thêm giờ. Đặc biệt là khi công ty có những dự án sắp đến hạn hoặc vào thời gian cuối năm, lễ tết, việc nhiều người bận rộn tại văn phòng đến tối muộn hoặc vẫn làm việc vào cuối tuần là điều không thể tránh khỏi.

Những yếu tố gây mất tập trung

Bên cạnh những trường hợp khẩn cấp thì việc tăng ca cũng có nguyên nhân là do trong giờ làm việc bạn bị mất tập trung. Có thể là do trò chuyện cùng đồng nghiệp nên công việc bị chậm hoàn thành. Vậy nên để làm xong việc, bạn cần phải làm thêm giờ.

Kiếm thêm thu nhập hoặc ngày nghỉ

Nhiều công ty có mức lương làm thêm khá cao, có thể lên đến 150% so với thời gian làm việc bình thường nên nhiều người không ngần ngại, thậm chí xung phong tăng ca để kiếm thêm thu nhập hàng tháng.

Mặt khác, tùy vào công ty sẽ có chính sách tăng ca để đổi lấy ngày nghỉ. Ví dụ, nếu thời gian làm việc bình thường là 40 tiếng/tuần, bạn tăng ca thêm 1 tiếng thì mỗi 2 tuần bạn sẽ thêm 1 ngày nghỉ phép.

Do tính chất của công việc

Có nhiều công việc có tính chất cấp bách cần người đảm nhận phải ứng biến nhanh nhất có thể, chẳng như phóng viên, biên tập viên cần nhanh chóng cập nhật tình hình hay phát triển phần mềm cần chỉnh sửa lỗi gấp, thiết kế cần thay đổi sản phẩm nhanh chóng… Giải pháp cho các tình huống này chính là làm thêm giờ.

Tác hại của việc làm thêm giờ?

Dù OT có những lợi ích nhưng song song đó nó cũng ẩn chứa nhiều bất lợi, chẳng hạn như:

Gây ra vấn đề về sức khỏe

Làm việc trong thời gian chính thức đã rất mệt mỏi, nếu phải cố gắng thêm một vài tiếng nữa chắc chắn rằng bạn sẽ rất mệt mỏi. Khi làm thêm trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể suy nhược, tinh thần đi xuống dẫn đến việc mất ngủ. Không chỉ vậy, bạn cũng sẽ dễ cáu kỉnh hơn, mất tập trung và mắc các bệnh liên quan đến thần kinh, dạ dày, tim mạch…

Không có thời gian dành cho bản thân

Điểm tiêu cực tiếp theo của OT là gì? Đó là phải hi sinh cuộc sống riêng tư cho công việc.

Khi OT, bạn sẽ không có nhiều thời gian dành cho gia đình, bạn bè, sở thích hoặc đam mê cá nhân. Điều này dẫn đến nhiều bất đồng trong mối quan hệ với gia đình, từ đó làm tăng thêm tỷ lệ ly hôn. Vậy nên, bạn cần đảm bảo cân bằng giữa việc OT và cuộc sống để không đánh mất đi những điều quý giá.

Nguy cơ đối mặt với nguy hiểm

OT sẽ khiến bạn đi về muộn hơn giờ làm việc bình thường. Nếu có người đưa đón thì sẽ yên tâm hơn. Nhưng nếu phải về nhà một mình, bạn sẽ phải đi một mình trên con đường mà có thể gặp phải những rủi ro không biết trước được. Để đề phòng nguy hiểm, bạn cần biết cách tự bảo vệ mình hoặc đi về cùng với những đồng nghiệp hoặc người thân.

Quy định làm thêm giờ trong Luật lao động

Việc tăng ca là điều bạn có thể gặp phải. Vì vậy, tìm hiểu kỹ về cách tính tiền lương tăng ca cũng như nhưng quy định trong luật để đảm bảo quyền lợi của mình.

Về số thời gian làm thêm

Theo khoản 2, điểm b, điều 106 bộ luật Lao động thì thời gian tăng ca của mỗi nhân viên không quá 50% thời gian làm việc bình thường tính trong 1 ngày. Tổng thời gian làm việc bình thường và tăng ca không quá 12 tiếng/ngày và tổng thời gian tăng ca trong tháng không quá 30 giờ và trong năm không quá 200 giờ. Tuy nhiên, trong các trường hợp đặc biệt có thể làm tăng ca nhưng không quá 300 giờ/năm.

Nếu có số giờ tăng ca từ 200 đến 300 giờ/năm thì doanh nghiệp phải thông báo đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương. Nếu không, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo quy định hiện hành.

Mức tính tiền lương làm thêm giờ

Theo quy định tại Điều 97 của Bộ Luật lao động, người lao động khi tăng ca thì sẽ được tính tiền lương tăng ca như sau:

Nếu làm thêm vào ngày thường: nhân viên được hưởng ít nhất là 150% lương của ngày công đó.

Nếu làm thêm vào các ngày nghỉ: nhân viên sẽ được hưởng ít nhất là 200% lương của ngày công đó.

Nếu làm thêm vào các dịp Tết, lễ: nhân viên sẽ được hưởng ít nhất là 300% lương của ngày công đó, chưa bao gồm tiền lương của ngày Lễ/ Tết/ ngày nghỉ được áp dụng.

Giờ thì có lẽ bạn đã hiểu hơn OT là gì cũng như các quy định, cách tính lương làm thêm thế nào rồi phải không? Đây là khái niệm bạn cần nắm vững để đảm bảo quyền lợi của mình khi làm việc. Hãy nhớ truy cập vào CareerLink.vn để tìm hiểu thêm nhiều thuật ngữ khác và cập nhật những tin tức việc làm mới nhất nhé.

Huỳnh Trâm

Read more

Artist là gì? Công việc artist phổ biến và kỹ năng cần thiết

Artist là gì? Các công việc artist phổ biến? Bạn cần kỹ năng gì để trở thành artist chuyên nghiệp? Những thắc mắc này sẽ lần lượt được giải đáp trong bài viết sau đây.

Artist là gì?

“Artist hay nghệ sĩ là người hình thành ý tưởng và tạo ra các tác phẩm sáng tạo như vẽ, đồ hoạ, nhiếp ảnh, chạm khắc, thiết kế mô hình, kịch sân khấu…”

Họ có thể là họa sĩ, thợ điêu khắc hay là một diễn viên, nhạc sĩ, vũ công hoặc các loại hình trình diễn khác liên quan đến nghệ thuật.

Trong thị trường việc làm, các công việc liên quan đến Artist thường liên quan đến đồ hoạ, thiết kế hoặc thao tác vẽ, trang trí…

Điểm khác nhau giữa Artist với Designer

Artist với Designer đều chỉ người làm công việc liên quan đến nghệ thuật sáng tạo nhưng hai vị trí này hoàn toàn khác nhau. Cụ thể:

  • Sản phẩm của Artist có tính sáng tạo xuất phát từ suy nghĩ, cảm nhận của người thực hiện, có tác dụng truyền cảm hứng, khơi gợi sự đồng cảm hay thăng hoa về cảm xúc của người xem. Sản phẩm của Designer được tạo ra với mục đích truyền tải thông điệp để kích thích mua sắm hoặc thực hiện các hành động khác như đăng ký…
  • Tác phẩm được xem là thành công của một Artist thường có góc nhìn đa chiều và truyền tải nhiều thông điệp khác nhau đến người xem. Trong khi đó, sản phẩm của deigner sẽ tập trung vào một thông điệp nhằm vào mục đích tiếp thị.      
  • Sản phẩm của Artist thường được đem ra mổ xẻ để khám phá ra các giá trị, ý nghĩa. Sản phẩm của designer luôn dễ hiểu để người dùng nhớ đến thương hiệu.
  • Cùng với kỹ năng, những artist nổi bật thường có năng khiếu cũng như nhạy cảm hơn khi lựa chọn màu sắc, hình khối, chất liệu… giúp hình thành phong cách độc đáo riêng. Vời designer, để làm tốt công việc họ cần cần thành thạo các phần mềm thiết kế cũng như mắt thẩm mỹ…

Những nghề Artist phổ biến hiện nay

Để có cái nhìn rõ hơn về Artist là gì, hãy cùng tìm hiểu về các nghề Artist được nhiều người yêu thích hiện nay nhé.

Makeup artist là gì?

Makeup artist còn gọi là chuyên gia trang điểm chuyên làm công việc làm đẹp cho những ai có nhu cầu. Họ có thể mở các cơ sở cung cấp dịch vụ trang điểm cho cô dâu, dự tiệc hoặc chụp ảnh.

So với trước đây thì hiện nay nghề trang điểm đã phát triển hơn rất nhiều. Các chuyên gia trang điểm không chỉ đơn thuần trang điểm theo yêu cầu mà còn tư vấn về phong cách trang điểm phù hợp, tôn lên nét đẹp của khách hàng.

Để trở nên nổi bật và có nhiều khách hàng, các makeup artist cần có cá tính riêng, luôn cập nhật xu hướng và không đi theo lối mòn.

Visual artist là gì?

Visual artist là người tạo ra những tác phẩm nghệ thuật có sự tác động mạnh mẽ tới thị giác. Visual art gồm nhiều ngành nghề khác nhau như Fine Arts, Applied Art, Assemblage art (nghệ thuật kết hợp), Collage art (cắt dán ảnh), Installation art (nghệ thuật sắp đặt), Performance art (nghệ thuật trình diễn), Land art (nghệ thuật địa hình), Graffiti (vẽ tranh đường phố), nhiếp ảnh, hoạt hình…

Các phương tiện được các Visual artist sử dụng để truyền đạt các ý tưởng hay thông điệp như như điêu khắc, hội hoạ, mỹ thuật số, thư pháp, kiến trúc, minh họa sách, mỹ nghệ… Visual artist còn được gọi là “phù thủy” về nghệ thuật thị giác  sẽ làm việc độc lập hoặc làm việc tại các trung tâm, tổ chức nghệ thuật, tham gia vào các triển lãm để trưng bày tác phẩm.

VFX artist là gì?

VFX (visual effect) là người đóng vai trò quan trong trong việc tạo các hiệu ứng video hoặc hình ảnh giúp tăng tính sống động cho sản phẩm quay chụp cũng như các cảnh quy khó, tốn kém hoặc nguy hiểm.

Họ sẽ sử dụng khả năng kể chuyện và các ứng dụng công nghệ để tạo nên các sản phẩm truyền thông, MV ca nhạc, quảng cáo…

Digital artist là gì?

Digital Artist là người sử dụng các nền tảng kỹ thuật số để tạo nên các tác phẩm thiết kế như hoạ sĩ minh hoạ sách, báo, tạp chí, website…, hoạ sĩ vẽ concept cho game, hoạt hình…, hoạ sĩ truyện tranh, thiết kế đa phương tiện, thiết kế UI, UX… Ưu điểm của digital art là tạo nên màu sắc tuyệt vời với khả năng sáng tạo vô hạn, nhanh chóng và dễ dàng chia sẻ…

Nail artist là gì?

Nail artist là các chuyên gia làm móng có kỹ thuật cao. Họ không chỉ có sự khéo léo mà còn có khiếu thẩm mỹ tốt. Họ thông thạo nhiều kỹ thuật sơn móng cũng như thiết kế các họa tiết đa dạng, hiểu biết về các chất liệu độc đáo giúp tăng thêm vẻ đẹp cho các bộ nail.

Game artist là gì?

Game artist là những người thiết kế bối cảnh và nhân vật trong game. Có 2 hình thức game artist gồm 2D và 3D.

2D game artist là người vẽ bối cảnh và nhân vật game ở dạng 2D, được sử dụng cho các phân đoạn khác nhau trong game. 3D game artist sẽ thiết kế các hình ảnh 3D trong game như bối cảnh, đồ vật, phụ kiện… thông qua trí tưởng tượng và tiền hành phác thảo trên máy tính. Đây là lí do họ cần có khả năng tư duy hình ảnh tốt bên cạnh năng khiếu hội họa, có kiến thức về mỹ thuật đa phương tiện (game art design), diễn hoạ mỹ thuật (game art animation)…

Bên cạnh đó, thỉnh thoảng game artist còn đảm nhận cả những công việc như Concept artist, 3D Modeller, 2D, 3D/ Texture Artist, 3D Animator…

Cần gì để trở thành Artist?

Để trở thành artist, bên cạnh niềm đam mê nghệ thuật, bạn cần đáp ứng nhiều yêu cầu khác như:

Bằng cấp/kiến thức

Artist đòi hỏi khả năng cảm quan về nghệ thuật như bố cục, màu sắc, hình khối… bên cạnh sự hiểu biết về các vật dụng, kỹ thuật trong công việc. Chẳng hạn như với nail artist, họ cần biết về quy trình làm nail, chất liệu sơn, chất liệu nail. VFX artist cần có kiến thức về design, công nghệ VFX…

Để trở thành artist trong một lĩnh vực nhất định, bạn cần tham gia các lớp học tại các trung tâm dạy nghề, trường học hoặc các khóa học chuyên môn để có kiến thức cơ bản cần thiết.

Kỹ năng

Hầu hết các artist đều đi lên từ vị trí nhân viên để đạt đến mức độ thành thạo và tạo được dấu ấn cá nhân. Bạn phải dành rất nhiều thời gian để trau dồi tay nghề, để nắm vững kỹ thuật đến mức thuần thục.

Tư duy sáng tạo

Một artist thành công không thể thiếu sự sáng tạo. Nếu bạn chỉ làm việc theo cách thông thường, đó chỉ là thợ nghề. Sự sáng tạo sẽ giúp bạn tạo ra các sản phẩm ấn tượng, mang cá tính riêng, đó mới bắt đầu hành trình của một artist.

Ngoài các tố chất quan trọng trên, artist còn cần giao tiếp tốt, ham học hỏi, làm việc nhóm, làm việc độc lập, quan sát tốt, kiên trì cũng như quản lý thời gian hiệu quả.

Qua thông tin chia sẻ trên đây, hi vọng bạn đã hiểu rõ hơn artist là gì cũng như tố chất cần thiết để trở thành một artist trong ngành nghề yêu thích. Nếu bạn đang tìm việc liên quan đến artist, hãy truy cập ngay vào CareerLink.vn để tạo CV và ứng tuyển vào các tin tuyển dụng mới nhất nhé.

Thu Trang

Read more

Master là gì? Các bằng master phổ biến và điều kiện theo học

Để nâng cao tính cạnh tranh trong thị trường lao động, việc sở hữu bằng master là điều cần thiết. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu master là gì, master degree là gì, bằng master là bằng gì cũng như các tiêu chuẩn và điều kiện để học master nhé.

Master là gì? Master degree là gì?

“Master có nghĩa là chuyên gia trong một lĩnh vực nhất định. Trong giáo dục, master có nghĩa là thạc sĩ.”

Master degree là bằng cấp cao hơn trình độ tốt nghiệp đại học. Sau khi học xong chương trình master, nắm vững các kiến thức nâng cao, bạn sẽ được cấp bằng Master hay thạc sĩ.

Các loại bằng master phổ biến hiện nay

Master of Science (Thạc sĩ khoa học tự nhiên – MS, MSc) gồm các ngành: Sinh học, Vật lý, Hóa học, Toán học, Y tế, Kỹ thuật hay thống kê… Sau khi hoàn thành chương trình học Master ngành này, bạn sẽ được nhận bằng Thạc sĩ khoa học tự nhiên.

Master of Arts (Thạc sĩ khoa học xã hội – MA) gồm các ngành Lịch sử, Văn học, Giáo dục, Truyền thông, Địa lý và Âm nhạc.

A Master of Fine Arts (Thạc sĩ Nghệ thuật – MFA) gồm các ngành liên quan đến nghệ thuật biểu diễn, phòng thu… thiên về khả năng sáng tạo như ca hát, nhiếp ảnh, thiết kế dựng phim, hội họa…

Master by Research (Thạc sĩ Nghiên cứu – Mphil) với chương trình học tập trung nghiên cứu chuyên sâu về một khía cạnh cụ thể. Bằng cấp này phù hợp với những ai muốn học lên Tiến sĩ hoặc sử dụng bằng cấp này như một nền tảng cho sự nghiệp nghiên cứu sau này.

Bên cạnh đó còn có rất nhiều loại bằng cấp thạc sĩ khác nhau như Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA), Thạc sĩ Quản trị Công (MPA), Thạc sĩ Y tế Công cộng (MPH), Thạc sĩ Kiến trúc (MArch),…

Điều kiện để theo học Master là gì?

Để học master bạn cần đáp ứng nhiều điều kiện khác nhau, cụ thể:

Về trình độ học vấn

Điều kiện đầu tiên để đăng ký học chương trình thạc sĩ là bạn cần tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương) ở ngành phù hợp. Riêng với chương trình đào tạo thạc sĩ định hướng nghiên cứu thì bạn phải tốt nghiệp loại khá trở nên hoặc có công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực học tập.

Ngành đào tạo phù hợp là các ngành ở trình độ đại học hoặc tương đương giúp trang bị kiến thức cần thiết để học tiếp chương trình thạc sĩ, được quy định cụ thể trong chuẩn đầu vào của chương trình thạc sĩ. Nếu không tốt nghiệp ngành phù hợp, bạn cần học bổ sung trước khi đăng ký học trình độ thạc sĩ.

Với các chương trình thạc sĩ ngành quản trị và quản lý định hướng ứng dụng, ngành phù hợp ở trình độ đại học là các ngành liên quan trực tiếp đến chuyên môn hay nghề nghiệp của lĩnh vực quản trị, quản lý.

Lưu ý:

Chương trình thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu cung cấp cho người học kiến thức chuyên sâu của ngành cũng như phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp để có thể bước đầu hình thành các ý tưởng, phát hiện hay khám phá các kiến thức mới hoặc tự nghiên cứu.

Chương trình thạc sĩ theo định hướng ứng dụng giúp nâng cao kiến thức chuyên môn và khả năng áp dụng các kiến thức vào các công việc cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế.

Năng lực ngoại ngữ

Một điều kiện khác để đăng ký học chương trình thạc sĩ là trình độ ngoại ngữ từ bậc 3 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc ở Việt Nam. Cụ thể, bạn phải có một trong các văn bằng, chứng chỉ sau:

  • Bằng tốt nghiệp đại học trở lên mà chương trình được thực hiện chủ yếu bằng ngoại ngữ.
  • Bằng tốt nghiệp đại học do cùng cơ sở đào tạo cấp trong thời gian không quá 02 năm, có chuẩn đầu bao gồm đáp ứng trình độ ngoại ngữ từ bậc 3 trở lên.
  • Các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ tương đương với bậc 3 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc.

Các kỹ năng, yêu cầu khác của chương trình đào tạo master

Nếu là người nước ngoài đăng ký chương trình thạc sĩ thì ngoài các điều kiện trên, còn cần đạt trình độ tiếng Việt từ bậc 4 trở lên theo khung năng lực tiếng Việt dành cho người nước ngoài hoặc tốt nghiệp chương trình đại học giảng dạy bằng tiếng Việt.

Bên cạnh đó, người học thạc sĩ có thể còn phải đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ thứ hai tùy theo quy định của từng ngành hoặc từng trường.

Đối với chương trình đào tạo bằng tiếng nước ngoài, bên cạnh các điều kiện chung, học viên cần phải có một trong những văn bằng, chứng chỉ sau đây:

  • Bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy; hoặc bằng tốt nghiệp đại học chương trình được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy.
  • Có một trong các văn bằng, chứng chỉ của ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy đạt trình độ tương đương từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc được áp dụng ở Việt Nam.

Học thạc sĩ có giúp bạn dễ dàng được thăng tiến không?

Có bằng thạc sĩ có thể giúp bạn dễ dàng thăng tiến trong sự nghiệp, nhưng không phải lúc nào điều này cũng đúng. Trình độ học vấn cao như thạc sĩ giúp bạn dễ dàng tìm được việc làm hoặc được đảm nhận các vị trí quản lý, lãnh đạo. Tuy nhiên, kèm theo đó bạn phải chọn ngành phù hợp với công việc mình muốn theo đuổi.

Ngoài ra, kinh nghiệm thực tế cũng như kỹ năng mềm cũng quan trọng không kém. Ngày nay, nhiều công ty đánh giá cao ứng viên có kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết cao hơn trình độ. Vì vậy, việc học thạc sĩ cần kết hợp với việc phát triển bản thân mới có thể nâng cao cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.

Như vậy là chúng ta vừa tìm hiểu xong master là gì, bằng master là bằng gì và điều kiện để tham gia chương trình học master. Hiện nay, các khóa học master rất đa dạng từ học tập trung, học online hoặc buổi tối, cuối tuần trong khoảng thời gian từ 1 đến 1,5 năm. Đây là khoảng thời gian tương đối ngắn để bạn đầu tư thêm kiến thức để nâng cao vị thế và cơ hội phát triển của mình. Chúc bạn sớm nhận được bằng cấp master mà mình theo đuổi nhé.

Huỳnh Trâm

Read more

Administrative là gì? Công việc, kỹ năng cần thiết và mức lương

Trong doanh nghiệp hay bất kỳ tổ chức nào, admin luôn có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự hoạt động suôn sẻ và hiệu quả. Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu administrative là gì cùng các công việc phổ biến nhé. 

Administrative là gì? Administration là gì? 

“Administrative là thuật ngữ liên quan đến việc sắp xếp, tổ chức – điều cần thiết để quản lý hoạt động của một dự án hoặc tổ chức.”

Administration là tổng hợp các hoạt động nhằm điều hành, quản lý tổ chức, doanh nghiệp hoặc hệ thống. 

Administration gồm nhiều khía cạnh như lập kế hoạch, tổ chức, điều phối, giám sát, đánh giá… với mục tiêu nhằm đảm bảo các hoạt động đạt hiệu quả như mục tiêu đề ra. 

Administration thường thấy trong nhiều lĩnh vực như quản trị doanh nghiệp (nhân sự, tài chính, marketing…), quản trị giáo dục, quản trị hệ thống thông tin (quản lý mạng, phần mềm, dữ liệu…)

Nhiệm vụ chính của người làm công việc liên quan đến administrative là gì?

Lập kế hoạch

Đây có thể xem là một trong những nhiệm vụ ưu tiên của người làm công việc liên quan đến admistrative. Cụ thể, họ sẽ đề ra kế hoạch, xác định mục tiêu ngắn và dài hạn, đưa ra đường lối để đạt các mục tiêu đó. Quá trình này đòi hỏi phải hiểu rõ về tình hình thị trường, mức độ cạnh tranh cũng như nhu cầu của người tiêu dùng. 

Tổ chức

Nhiệm vụ này gồm các khía cạnh như xác định cấu trúc của doanh nghiệp, phân công nhiệm vụ và trách nhiệm cho các bộ phận, từng nhân viên và thiết lập quyền hạn cũng như trách nhiệm. Một doanh nghiệp có cấu trúc rõ ràng sẽ giúp cải thiện hiệu suất làm việc và hoạt động linh hoạt hơn. 

Xem thêm: Việc Làm Sale Admin tại Careerlink.vn

Điều phối

Người làm công việc liên quan đến administrative sẽ phối hợp cùng các bộ phận trong doanh nghiệp để đạt mục tiêu chung. Điều này cần họ biết cách giao tiếp hiệu quả, linh hoạt trong việc điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết và giải quyết mâu thuẫn. Biết cách điều phối hiệu quả sẽ giúp tạo ra môi trường làm việc tích cực và hoạt động hiệu quả hơn. 

Kiểm soát, giám sát

Đây là hoạt động không thể thiếu của quản lý tổ chức. Theo dõi và giám sát để đảm bảo mọi việc đều diễn ra thuận lợi và đạt được mục tiêu đề ra ban đầu. Thông qua các chỉ số hiệu suất, người làm công việc liên quan đến administrative sẽ đánh giá sự tiến triển và có biện pháp điều chỉnh khi cần thiết. 

Đánh giá 

Người làm công việc liên quan đến administrative phải đánh giá kết quả hoạt động và đề xuất các biện pháp cải thiện. Hoạt động này bao gồm phân tích dữ liệu, đánh giá hiệu suất và tìm cách cải thiện quy trình và tăng cường hiệu suất làm việc. Đánh giá định kỳ sẽ giúp doanh nghiệp điều chỉnh và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và duy trì tính cạnh tranh. 

Các công việc phổ biến liên quan đến administrative

Network administrator

Đây là người chuyên về quản lý và bảo trì các mạng máy tính, chịu trách nhiệm cấu hình và quản lý các thiết bị như router, switch và tường lửa cũng như giám sát hiệu suất mạng, xử lý sự cố và thực hiện các biện pháp bảo vệ mạng khỏi các mối đe dọa. 

HR Admministrator

HR Admministrator là một phần của quản lý và điều hành các hoạt động hành chính liên quan đến nhân sự trong doanh nghiệp với nhiệm vụ quản lý thông tin nhân viên, xử lý hồ sơ nhân viên như hợp đồng lao động và thực hiện các chính sách, quy định liên quan đến nhân sự. 

Business Administration

Đây là lĩnh vực nghiên cứu và quản lý các hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp bao gồm quản lý chiến lược, tài chính, marketing và nhân sự. Business Administration tập trung vào việc phát triển kỹ năng quản lý và lãnh đạo để đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp trong môi trường đầy cạnh tranh. 

Public Administration

Public Administration là lĩnh vực nghiên cứu và thực hiện các hoạt động quản lý trong các tổ chức và cơ quan hành chính công, tập trung vào việc phát triển và thực hiện các chính sách công, quản lý tài nguyên công và cung cấp dịch vụ cho cộng đồng. 

Administration Manager 

Administration Manager hay còn gọi là Office Manager hoặc Operations Manager chịu trách nhiệm quản lý và điều phối các hoạt động hành chính và quản trị như quản lý nhân sự, quản lý văn phòng, quản lý thông tin và các nhiệm vụ khác liên quan đến hoạt động hàng ngày trong doanh nghiệp. 

Các kỹ năng cần có khi làm việc trong lĩnh vực administration

Hãy cùng xem các kỹ năng cần thiết đối với người làm công việc liên quan đến administrative là gì nhé.

Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp rõ ràng, chính xác là yếu tố quan trọng của người làm công việc administration để có thể truyền đạt thông điệp cũng như làm việc hiệu quả với nhiều phòng ban. 

Kỹ năng quan lý thời gian

Quản lý thời gian là yếu tố cần thiết để giúp bạn sắp xếp ưu tiên và hoàn thành công việc trong thời gian quy định. Người làm công việc liên quan đến administrative có thể đối mặt với nhiều nhiệm vụ cùng lúc nên khả năng sử dụng thời gian hiệu quả là điều rất quan trọng.

Kỹ năng tổ chức

Đây cũng là yếu tố cần thiết đế tổ chức công việc cũng như sắp xếp các tài liệu, thông tin và giấy tờ khác. Kỹ năng này giúp bạn hoàn thành nhiệm vụ hiệu quả và tránh các rủi ro có thể xảy ra.

Hiểu biết về công nghệ thông tin

Bạn không cần phải biết lập trình hay thiết kế web mà chỉ cần có hiểu biết cơ bản về các công cụ và hệ thống công nghệ thông tin để làm việc nhanh chóng và hiệu quả. Đó có thể là các phần mềm văn phòng, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu và công cụ quản lý công việc.

Kỹ năng làm việc nhóm

Administrator là vị trí thường kết hợp cùng với các bộ phận khác do đó, khả năng làm việc nhóm là cần thiết để hợp tác tốt với người khác.

Kỹ năng lãnh đạo

Trong nhiều trường hợp, người làm công việc liên quan đến administrative có thể đảm nhận vai trò lãnh đạo và điều này đòi hỏi khả năng hướng dẫn, giải quyết vấn đề và xử lý tốt mâu thuẫn.

Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề

Các kỹ năng này giúp tìm ra nguyên nhân để tìm cách cải thiện và xử lý vấn đề một cách phù hợp. Bạn cần có khả năng suy luận logic và tư duy phản biện để giải quyết các vấn đề thường gặp hàng ngày.

Mức lương của các vị trí administrative như thế nào?

Trợ lý hành chính (Adminitrative Assistant)

Mức lương trung bình của trợ lý hành chính có thể dao động từ 7 – 10 triệu đồng/tháng, tùy vào vị trí địa lý và quy mô doanh nghiệp.

Quản lý hành chính (Administrative Manager)

Cao hơn trợ lý hành chính một chút, mức lương quản lý hành chính rơi vào khoảng 10 đến 20 triệu đồng/tháng. Mức lương này có thể cao hơn trong các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn.

Quản lý nhân sự (HR Manager)

Mức lương cho quản lý nhân sự dao động từ khoảng 12 đến 25 triệu đồng/tháng, tùy theo cấp bậc và quy mô doanh nghiệp.

Quản lý hoạt động (Operations Manager)

Các quản lý hoặc Giám đốc hoạt động có thu nhập từ 15 đến 30 triệu đồng/tháng.

Quản lý kinh doanh (Business Manager)

Mức lương của Business Manager thường rơi vào khoảng 15 đến 40 triệu đồng/tháng.

Mức lương của các vai trò này chỉ là ước lượng và có thể thay đổi theo nhiều yếu tố khác nhau. Bạn cần trao đổi với nhà tuyển dụng để biết về mức lương cụ thể trước khi quyết định nhận việc.

Trên đây là giải thích chi tiết về administrative là gì cũng như các công việc phổ biến liên quan đến lĩnh vực này. Nếu bạn đang muốn tìm công việc administration, hãy truy cập vào CareerLink để ứng tuyển vào các vị trí phù hợp nhé.

Huỳnh Trâm

Read more

Viral là gì? Tầm quan trọng và các bước tạo Viral Marketing

Lướt khắp cõi mạng, chắc chắn là các bạn đã từng gặp được cụm từ Viral: câu nói Viral, video Viral… Vậy Viral là gì? Ưu nhược điểm của Viral là gì? Tầm quan trọng và cách tạo Viral Marketing như thế nào để đạt hiệu quả tối ưu nhất? Những thắc mắc liên quan đến Viral sẽ được Careerlink.vn trả lời chi tiết trong bài viết dưới đây, các bạn hãy cùng theo dõi nhé.

Viral là gì?

“Viral xuất phát từ Viral Spread – lan truyền nhanh, được dùng để chỉ một nội dung, sự việc hoặc video bỗng nhiên trở nên hot và phổ biến.”

Những thông tin viral được chia sẻ rộng rãi với tốc độ chóng mặt qua mạng xã hội, truyền thông trực tuyến và nhanh chóng thu hút được sự chú ý của đông đảo người dùng. Trong đó, nội dung viral gồm cả xu hướng tích cực và tiêu cực cho người xem.

Từ những sự việc, câu nói, hành động viral sẽ trở thành một hiện tượng, trend xu hướng được sử dụng nhiều trong một thời gian ngắn. Viral thường được dùng trong nhiều lĩnh vực, trong đó Marketing và truyền thông mạng xã hội là phổ biến nhất. 

Một vài ví dụ về Viral để các bạn dễ hình dung đó là cụm từ Viral “Nín”; “Ơ mây zing, gút chóp”, những video viral “tóc mẹ bạc màu mây”, “20.10 này anh tặng em gì” trên tiktok… 

Viral được chia ra làm mấy loại?

Hiện nay, viral được chia làm 2 loại hình đó là nghe và nhìn. Cụ thể là:

Viral nghe là gì?

Viral nghe hiện diện trong những câu nói, khẩu hiệu (slogan) mang tính chất đặc biệt, mới lạ khiến người nghe có ấn tượng sâu sắc. Chỉ cần được nghe một lần là họ sẽ nhớ ngay đến nội dung đó với hình ảnh của nhân vật, sản phẩm, thương hiệu.

Mặc dù nội dung viral hữu ích hay tiêu cực chủ ý hay vô tình hay cố tạo ra trend viral đã chứng tỏ thành công trong việc xây dựng và quảng bá hình ảnh, thương hiệu đến nhiều người.

Viral nhìn là gì?

Khác với viral nghe, viral nhìn biểu thị nội dung bằng hình ảnh, băng rôn, biểu ngữ, banner hay video clip…. Khi tung lên nền tảng mạng xã hội Facebook, Tiktok hay ứng dụng Youtube nhanh chóng tiếp cận và lan truyền rộng rãi thì nội dung đó được Viral.

Viral có những ưu, nhược điểm nào?

Hãy cùng tìm hiểu ưu nhược điểm của viral là gì nhé.

Ưu điểm của viral

– Khi nội dung được viral sẽ giúp các nhân, doanh nghiệp tiết kiệm chi phí/ngân sách cho các hoạt động PR, tiếp thị đến khách hàng. 

– Xây dựng hình ảnh cá nhân, tăng sự nhận diện thương hiệu hiệu quả.

– Tiếp cận, truyền tải hình ảnh, nội dung viral một cách nhanh chóng trên phạm vi rộng lớn.

Nhược điểm của viral

– Khó hoặc mất quyền kiểm soát thông tin khi đã được lan truyền mạnh mẽ và rộng rãi.

– Có thể làm ảnh hưởng đến người nghe, người xem hoặc đến hình ảnh, sản phẩm/dịch vụ của chính cá nhân, doanh nghiệp.

Trong Marketing thì nội dung viral có quan trọng không?

Trong lĩnh vực Marketing và truyền thông thì Viral mang lại nhiều giá trị hữu ích như:

Viral làm tăng sự nhận diện 

Nhờ được viral mà sự nhận diện về thương hiệu, sản phẩm được tăng lên gấp nhiều lần do tần suất xuất hiện do có sự chia sẻ của rất nhiều người. Khi đã viral thì chỉ cần nhìn hình ảnh, logo hay nghe một đoạn nhạc là hầu như mọi người sẽ nhận ra ngay đó là của cá nhân hay thương hiệu nào đó.

Tạo dấu ấn đặc biệt

Để được viral thì nội dung đó cần phải được dấu ấn đặc biệt, gây ấn tượng sâu sắc và mạnh mẽ, có sức ảnh hưởng tích cực/tiêu cực với người xem. Thế nên, muốn được viral thì bộ phận Marketing cần nghiên cứu và sáng tạo để đưa ra những bài viết, video giới thiệu thương hiệu, sản phẩm hay các nội dung giải trí, truyền cảm hứng để gây ấn tượng sâu sắc với người xem.

Tiếp cận rộng rãi đến các đối tượng mục tiêu 

Nhờ được viral nên nội dung đó đã tiếp cận đến một lượng lớn người dùng, trong đó có những đối tượng mục tiêu và cả những đối tượng không thuộc danh sách đó. Nhìn chung, khi có viral thì cơ hội tiếp cận rộng rãi đến mọi đối tượng khách hàng là điều không quá khó.

Làm tăng sự tương tác 

Nội dung viral đương nhiên sẽ làm tăng sự tương tác. Mặc dù là nhận xét hưởng ứng hay phê bình thì vẫn mang lại hiệu quả cho chiến lược Marketing đó.

Tạo hiệu ứng lan truyền nha, mạnh mẽ

Tạo ra hiệu ứng lan truyền nhanh, vô cùng mạnh mẽ tới người xem qua mạng xã hội và các kênh truyền thông khác là một yếu tố quan trọng của viral. Đây là cách tiếp thị không quá tốn kém nhưng có thể tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng mà chưa cần tới phương thức PR khác.

Muốn viral trở nên hiệu quả cần những yếu tố nào?

Sự thành công của Viral Marketing là sự đóng góp của nhiều yếu tố đó là:

Nội dung dễ hiểu, chạm đến cảm xúc

Yếu tố đầu tiên để Viral đó là phải dễ hiểu, chạm vào cảm xúc, kích thích sự tò mò hay tạo sự hứng khởi cho người xem. Không cần phải quá chỉn chu, đơn giản, tự nhiên là xu hướng video Viral hiện nay.

Có sự hấp dẫn trực quan

Yếu tố thứ hai tạo nên viral là có sự hấp dẫn trực quan, sự kết hợp giữa hình ảnh độc đáo, công dụng/tiện ích nổi bật và ngôn từ hay, hấp dẫn. Nếu chiến dịch Marketing trở nên Viral thì sẽ tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ, leo top và đứng đầu xu hướng.

Lời kêu gọi hành động (CTA) có sức hút

Kêu gọi hành động CTA trong nội dung quảng cáo, tiếp thị sản phẩm/thương hiệu cần rõ ràng, mạch lạc và có sức hút cũng là yếu tố tạo nên viral. Do đó, để nội dung được viral các bạn hãy chú ý đến yếu tố CTA này nhé.

Chi tiết cách thực hiện Viral Marketing đạt hiệu quả

Để chiến dịch Viral Marketing đạt hiệu quả như kế hoạch đã vạch ra, các bạn hãy thực hiện 5 bước cơ bản sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu 

Bước quan trọng nhất của viral đó là xác định được nội dung, thông điệp muốn truyền tải là gì, đối tượng và mục tiêu đạt được thế nào. 

Bước 2: Chọn loại hình viral 

Lựa chọn 1 trong 2 cách viral đó là viral nhìn hay viral nghe. Thường thì viral nhìn là phổ biến do những video đó dễ xem, dễ hiểu, dễ tiếp cận, dễ chia sẻ đến mọi đối tượng và dễ lan tỏa nên sẽ viral nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, viral nghe cũng đang được nhiều bạn trẻ đón nhận. Và các video postcard được viral cũng khá nhiều, chủ yếu là chia sẻ cuộc sống, chữa lành, tâm sự…  

Nhưng nhìn chung, tùy theo nội dung mà bạn làm để có thể chọn loại hình viral phù hợp với chủ đề.

Bước 3: Chọn kênh quảng bá phù hợp

Có rất nhiều chọn lựa phương thức tiếp thị, quảng cáo như qua mạng xã hội, truyền hình, báo chí hay thuê các KOL. Chọn ra kênh quảng bá phù hợp sẽ làm tăng độ phủ sóng và nhận diện thương hiệu đó. 

Bước 4: Kiểm tra nội dung và chia sẻ

Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình thực hiện chiến dịch viral. Trước khi công khai lên kênh thông tin, các bạn phải kiểm tra nội dung có thực sự hấp dẫn, thông điệp rõ ràng và truyền tải được những mong muốn của mình. 

Đặc biệt trong nội dung cần có phần kêu gọi hành động like, share để viedeo tiếp cận được nhiều người hơn nữa. Đây là một cách đẩy nội dung trở nên viral mà không phải ai cũng thực hiện.

Bước 5: Gắn hashtag khi up bài

Hashtag là một công cụ có khả năng khiến nội dung trở nên Viral. Thế nên, khi đăng bài lên các kênh truyền thông, bạn nhớ gắn Hashtag để mọi người dễ tìm kiếm hơn nhé.

Những thông tin về viral là gì, tầm quan trọng và các bước thực hiện chiến dịch viral hiệu quả đã được chia sẻ cụ thể ở trên. Có thể nói, viral mang lại nhiều lợi ích cho một cá nhân hay thương hiệu nào đó. Nhưng để có kết quả viral tốt thì mọi người phải lên kế hoạch và chiến lược phát triển cụ thể. Mong rằng, với những chia sẻ này, các bạn có thể áp dụng những kiến thức này để xây dựng chiến dịch viral của mình thành công! 

Thúy Vui

Read more

Thuế PIT là gì? Hướng dẫn cách tính PIT cho từng trường hợp

PIT là một trong những khoản thu quan trọng của Ngân sách Nhà nước hàng năm. Vậy thuế PIT là gì? Ai là người phải chịu thuế PIT? Công thức tính và các bước kê khai thuế PIT như thế nào? Những thắc mắc liên quan đến thuế PIT sẽ được CareerLink trả lời chi tiết dưới đây, hãy cùng tham khảo nhé.

PIT là gì?

“PIT là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Personal Income Tax có nghĩa là thuế thu nhập cá nhân (TNCN).”

Đây là khoản thuế trực thu vào Ngân sách từ cá nhân được tính căn cứ vào khoản tiền lương và các khoản thu nhập từ các nguồn khác sau khi đã tính các khoản giảm trừ. Mục đích của việc tính thuế PIT góp phần làm tăng ngân sách, đảm bảo nguồn vốn phúc lợi xã hội

Nộp thuế PIT là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người phải thực hiện đối với Nhà nước khi có phát sinh thu nhập. Theo quy định thì những người có các khoản thu hàng tháng từ 11 triệu đồng trở lên sau khi đã trừ các khoản giảm trừ thì sẽ phải nộp thuế PIT.

Số tiền thuế PIT nộp vào Ngân sách Nhà nước của từng cá nhân sẽ không giống nhau bởi căn cứ tính thuế TNCN dựa vào thu nhập thực tế. Do đó, người có mức thu nhập càng cao thì số tiền nộp thuế PIT sẽ càng lớn và ngược lại. 

Theo quy định tại Điều 4 của Luật thuế TNCN, các khoản thu nhập phải chịu thuế PIT sẽ bao gồm:

– Khoản thu nhập từ các hoạt động kinh doanh.

– Khoản thu nhập từ tiền lương và tiền công.

– Khoản thu nhập từ hoạt động đầu tư vốn.

– Khoản thu nhập từ các hoạt động chuyển nhượng nguồn vốn, bất động sản.

– Khoản thu nhập từ hoạt động bản quyền, hoạt động nhượng quyền thương mại.

– Khoản thu nhập từ trúng thưởng.

Ai phải nộp thuế PIT?

Căn cứ vào Điều 2 Luật thuế TNCN đã được sửa đổi vào năm 2012 quy định về đối tượng nộp thuế PIT sẽ gồm 2 nhóm sau:

Cá nhân cư trú

Những cá nhân cư trú là nhóm đối tượng phải chịu thuế TNCN. Đây là những lao động người Việt Nam và người nước ngoài có nhà ở hay nhà thuê, đang làm việc và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam từ 183 ngày trở lên. 

2 đối tượng cá nhân cư trú phải nộp thuế thu nhập cá nhân là:

– Người đã có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên.

– Người đã có hợp đồng lao động dưới 3 tháng hoặc không ký hợp đồng.

Cá nhân không cư trú

Đối tượng nộp thuế PIT là cá nhân không cư trú là những người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam không quá 183 ngày.

Mức thuế TNCN PIT hiện nay là bao nhiêu?

Mức thuế PIT phải nộp sẽ được tính sẽ tùy vào mức thu nhập thực tế sau khi đã lấy tổng thu nhập trừ đi các khoản được miễn trừ, các khoản không phải tính thuế (nếu có). Mức thuế suất thuế TNCN được áp dụng như sau:

Đối với khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công: Mức thuế PIT của những cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công sẽ được tính theo phương pháp lũy tiến từng phần. Hay nói đơn giản dễ hiểu hơn thì tổng thu nhập tính thuế TNCN càng cao thì mức thuế suất càng cao và số tiền thuế phải nộp càng cao.

Hiện nay mức thuế suất thuế TNCN của Việt Nam được chia thành 7 bậc: 5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 30% và 35%.

– Đối với khoản thu nhập chuyển nhượng bất động sản: mức thuế suất thuế PIT quy định là 2% giá trị chuyển nhượng.

 Công thức tính thuế PIT 

Việc tính thuế PIT được thực hiện bằng 3 cách tương ứng với cho 3 đối tượng khác nhau. Hãy cùng tham khảo cách tính PIT là gì trong từng trường hợp nhé.

Tính thuế TNCN (PIT) dựa trên khoản tiền lương, tiền công

Cách tính thuế PIT (thuế thu nhập cá nhân) dựa trên khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công được chia theo 2 cách:

Cách tính thuế thuế thu nhập cá nhân PIT cho cá nhân cư trú 

Theo Điều 7 và 9 của Thông tư 111/2013/TT-BTC và Luật Thuế TNCN năm 2007 thì số tiền thuế thuế thu nhập cá nhân PIT cho cá nhân cư trú được tính theo công thức sau:

Thuế PIT = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Trong đó:

Thu nhập tính thuế PIT = Khoản thu nhập chịu thuế – Các khoản được giảm trừ 

Thu nhập chịu thuế PIT = Tổng thu nhập phải tính thuế – Các khoản được miễn 

Mức thuế suất PIT: 5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 30% và 35%.

Cách tính thuế PIT cho cá nhân cư trú bằng 2 phương pháp: 

a) Tính thuế PIT theo phương pháp lũy tiến từng phần theo trình tự:

+ Bước 1: Tính tổng thu nhập của người lao động.

+ Bước 2: Tính các khoản thu nhập của lao động được miễn thuế (nếu có).

+ Bước 3: Tính thu nhập chịu thuế theo công thức 

Thu nhập chịu thuế PIT = Tổng thu nhập tính thuế PIT – Các khoản được miễn

+ Bước 4: Tính các khoản được giảm trừ theo quy định:

  • Giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm).
  • Giảm trừ gia cảnh với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Ngoài ra, người nộp thuế PIT còn được tính giảm trừ các khoản quỹ hưu trí tự nguyện, đóng góp từ thiện, đóng bảo hiểm, khuyến học, nhân đạo.

+ Bước 5: Công thức tính khoản thu nhập tính thuế PIT:

Thu nhập tính thuế PIT = Thu nhập phải chịu thuế – Các khoản giảm trừ 

b) Cách tính thuế PIT theo phương pháp rút gọn

Phương pháp tính thuế TNCN rút gọn là cách tính thuế PIT đơn giản hơn, phương pháp rút gọn được nêu rõ trong bảng sau:

Bậc Thu nhập tính thuế PIT Thuế suất (%) Cách tính số thuế PIT phải nộp
Cách 1 Cách 2
1 Đến 5 triệu 5 0 triệu + 5% thu nhập tính thuế PIT 5% thu nhập tính thuế PIT
2 Trên 5 – 10 triệu 10 0,25 triệu + 10% thu nhập tính thuế PIT trên 5 triệu 10% thu nhập tính thuế PIT – 0,25 triệu
3 Trên 10 – 18 triệu 15 0,75 triệu + 15% thu nhập tính thuế PIT trên 10 triệu 15% thu nhập tính thuế PIT – 0,75 triệu
4 Trên 18 – 32 triệu 20 1,95 triệu + 20% thu nhập tính thuế PIT trên 18 triệu 20% thu nhập tính thuế PIT – 1,65 triệu
5 Trên 32 – 52 triệu 25 4,75 triệu + 25% thu nhập tính thuế PIT trên 32 triệu 25% thu nhập tính thuế PIT – 3,25 triệu
6 Trên 52 – 80 triệu 30 9,75 triệu + 30% thu nhập tính thuế PIT trên 52 triệu 30 % thu nhập tính thuế PIT – 5,85 triệu
7 Trên 80 triệu 35 18,15 triệu + 35% thu nhập tính thuế PIT trên 80 triệu 35% thuế PIT – 9,85 triệu

Ví dụ: Mức thu nhập tính thuế của chị Trang là 25 triệu đồng/tháng. Hãy tính số thuế PIT phải nộp là bao nhiêu?

Áp dụng công thức tính thuế PIT theo cách rút gọn thì số tiền thuế chị Trang phải nộp sẽ là:

Số thuế PIT phải nộp = 20% x 25 triệu – 1,65 triệu = 3,350 triệu đồng

Công thức tính thuế TNCN (PIT) cho cá nhân cư trú có HĐLĐ dưới 3 tháng hoặc không có HĐLĐ.

Tại Điểm i khoản 1 Điều 25 của Thông tư 111/2013/TT-BTC có quy định cá nhân cư trú ký HĐLĐ dưới 03 tháng hoặc không ký HĐLĐ có tổng thu nhập 1 lần từ 02 triệu đồng trở lên thì mức khấu trừ thuế PIT trường hợp này là 10% trên khoản thu nhập (phần khấu trừ được thực hiện trước khi thanh toán) trừ trường hợp làm cam kết theo Mẫu 08/CK-TNCN nếu đủ điều kiện.

Công thức tính thuế PIT phải nộp như sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 10% x Tổng thu nhập trước khi trả

Công thức tính thuế PIT bán đất

Tại Điều 17 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định các tính thuế TNCN phải nộp khi bán đất được áp dụng theo công thức sau:

Thuế PIT phải nộp = Giá chuyển nhượng đất x 2%

Trong đó: 

Giá chuyển nhượng đất phải là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng ở thời điểm chuyển nhượng.

Công thức tính thuế PIT khi bán nhà

Tính thuế TNCN phải nộp khi bán nhà được tính theo công thức sau:

Thuế PIT phải nộp = Giá chuyển nhượng nhà x 2%

Trong đó giá chuyển nhượng nhà phải là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng ở thời điểm chuyển nhượng.

Những thông tin liên quan đến PIT là gì đã được CareerLink giải đáp chi tiết ở trên. Hi vọng rằng, bài viết đã giúp bạn có thể hiểu và biết cách tính thuế thu nhập cá nhân cho mình trong từng trường hợp cụ thể.

Thúy Vui

Read more

Cơ điện là gì? Cơ hội và thách thức của ngành cơ điện

Bạn có thể bắt gặp cơ điện ở khắp mọi nơi trong cuộc sống hàng ngày, từ những thiết bị đơn giản như quạt điện, máy giặt, tủ lạnh cho đến những hệ thống phức tạp như máy móc sản xuất trong các nhà máy, hệ thống điều khiển thang máy, hệ thống tự động hóa trong các tòa nhà cao tầng. Vậy bạn có biết cơ điện là gì không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Cơ điện là gì?

“Cơ điện là ngành kỹ thuật kết hợp giữa cơ khí và điện tử, tập trung vào việc nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và vận hành các hệ thống máy móc, thiết bị sử dụng cả năng lượng cơ học và điện.”

Nói một cách đơn giản, cơ điện là sự kết hợp hài hòa giữa sức mạnh của động cơ và sự thông minh của điện tử.

Hệ thống cơ điện, hay còn gọi là hệ thống M&E (Mechanical & Electrical), là tập hợp các thiết bị và hệ thống kỹ thuật phục vụ cho hoạt động của một công trình. Hệ thống này đảm bảo cung cấp các dịch vụ như điện, nước, thông gió, điều hòa, chiếu sáng, và nhiều hơn nữa.

Nguyên lý hoạt động cơ bản của cơ điện

Nguyên lý hoạt động của các thiết bị cơ điện dựa trên việc chuyển đổi năng lượng điện thành năng lượng cơ hoặc ngược lại: 

  • Từ điện sang cơ: Đây là nguyên lý hoạt động của hầu hết các động cơ điện. Khi dòng điện chạy qua các cuộn dây trong động cơ, sẽ tạo ra từ trường. Tương tác giữa từ trường này và các phần tử chuyển động khác sẽ tạo ra lực quay, biến đổi năng lượng điện thành năng lượng cơ.
  • Từ cơ sang điện: Đây là nguyên lý hoạt động của máy phát điện. Khi một vật dẫn chuyển động cắt các đường sức từ, trong vật dẫn sẽ xuất hiện dòng điện cảm ứng. Hiện tượng này được ứng dụng trong các máy phát điện để sản xuất điện năng.

Ví dụ về ứng dụng của cơ điện

  • Trong gia đình: Quạt điện, máy giặt, tủ lạnh, điều hòa không khí, máy hút bụi…
  • Trong công nghiệp: Máy móc sản xuất, robot công nghiệp, băng tải, cầu trục…
  • Trong xây dựng: Thang máy, cửa cuốn, hệ thống bơm nước, hệ thống điều hòa không khí trung tâm…
  • Trong giao thông: Động cơ xe điện, tàu điện, xe điện ngầm…

Ưu điểm của việc ứng dụng cơ điện

Việc ứng dụng cơ điện vào đời sống và sản xuất mang lại nhiều lợi ích đáng kể. Sau đây hãy cùng đi vào chi tiết ưu điểm của ứng dụng cơ điện là gì nhé.

Tăng năng suất và hiệu quả

  • Tự động hóa: Cơ điện hóa giúp tự động hóa các quá trình sản xuất, giảm thiểu sự can thiệp của con người, từ đó tăng năng suất và giảm thiểu lỗi sản phẩm.
  • Tối ưu hóa quy trình:Các hệ thống cơ điện có thể được lập trình để thực hiện các tác vụ một cách chính xác và nhanh chóng, giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất.

Cải thiện chất lượng sản phẩm

  • Độ chính xác cao: Các thiết bị cơ điện hoạt động với độ chính xác cao, đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng đều và ổn định.
  • Kiểm soát chất lượng tốt: Các hệ thống cảm biến và điều khiển trong cơ điện giúp giám sát và kiểm soát chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất.

An toàn lao động

  • Giảm thiểu rủi ro: Cơ điện hóa giúp giảm thiểu các công việc nặng nhọc, nguy hiểm, từ đó giảm thiểu tai nạn lao động.
  • Môi trường làm việc an toàn:Các thiết bị cơ điện được thiết kế để hoạt động an toàn, tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh.

Tiết kiệm năng lượng

  • Tối ưu hóa năng lượng: Các hệ thống cơ điện hiện đại được thiết kế để sử dụng năng lượng hiệu quả, giảm thiểu lãng phí.
  • Bảo vệ môi trường: Giảm thiểu lượng khí thải và chất thải ra môi trường.

Linh hoạt và dễ điều khiển

  • Điều khiển từ xa: Các hệ thống cơ điện có thể được điều khiển từ xa thông qua các thiết bị điện tử, giúp tăng tính linh hoạt trong sản xuất.
  • Dễ dàng lập trình:Các hệ thống này có thể được lập trình để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau, đáp ứng nhu cầu thay đổi của sản xuất.

Mở rộng khả năng sản xuất

  • Sản xuất đa dạng: Cơ điện cho phép sản xuất các sản phẩm đa dạng và phức tạp hơn.
  • Sản xuất quy mô lớn: Các hệ thống cơ điện có thể được sử dụng để sản xuất hàng loạt với quy mô lớn.

Tóm lại, việc ứng dụng cơ điện mang lại nhiều lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Các thành phần của hệ thống cơ điện 

Các thành phần của hệ thống cơ điện có thể được chia thành hai nhóm chính:

Hệ thống điện (Electrical)

  • Hệ thống phân phối điện: Bao gồm các tủ điện, đường dây, cầu dao, aptomat để phân phối điện năng từ nguồn vào đến các thiết bị sử dụng.
  • Hệ thống chiếu sáng: Cung cấp ánh sáng cho các không gian trong công trình. Bao gồm đèn, máng đèn, ballast, và các thiết bị điều khiển ánh sáng.
  • Hệ thống ổ cắm: Cung cấp nguồn điện cho các thiết bị điện di động.
  • Hệ thống chống sét: Bảo vệ công trình và các thiết bị điện khỏi tác động của sét.
  • Hệ thống tiếp địa: Bảo đảm an toàn cho người sử dụng và thiết bị điện.
  • Hệ thống điều khiển:Điều khiển các thiết bị điện trong công trình, bao gồm các hệ thống tự động hóa, hệ thống báo cháy, hệ thống kiểm soát truy cập.

Hệ thống cơ khí (Mechanical)

  • Hệ thống cấp thoát nước: Bao gồm hệ thống cấp nước sạch, hệ thống thoát nước thải, hệ thống xử lý nước thải.
  • Hệ thống điều hòa không khí (HVAC): Bao gồm hệ thống thông gió, làm lạnh, sưởi ấm, và điều hòa độ ẩm.
  • Hệ thống thang máy và thang cuốn: Dùng để vận chuyển người và hàng hóa giữa các tầng.
  • Hệ thống phòng cháy chữa cháy:Bao gồm hệ thống báo cháy, hệ thống chữa cháy tự động và thủ công.

Ngoài ra, hệ thống cơ điện còn có thể bao gồm các hệ thống khác như:

  • Hệ thống thông tin liên lạc: Hệ thống điện thoại, mạng LAN, hệ thống âm thanh.
  • Hệ thống an ninh:Hệ thống camera giám sát, hệ thống kiểm soát ra vào.

Vai trò của từng hệ thống

  • Hệ thống điện: Cung cấp năng lượng cho tất cả các thiết bị điện trong công trình.
  • Hệ thống cơ khí: Tạo ra môi trường làm việc và sinh hoạt thoải mái, đảm bảo an toàn cho công trình.
  • Các hệ thống khác: Hỗ trợ cho các hoạt động của công trình, đảm bảo liên lạc, an ninh và tiện nghi.

Yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế hệ thống cơ điện

Thiết kế hệ thống cơ điện là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng đến nhiều yếu tố khác nhau. Từ quy mô và mục đích sử dụng của công trình, đến điều kiện khí hậu, địa chất và các tiêu chuẩn kỹ thuật, mỗi yếu tố đều đóng vai trò quan trọng trong việc định hình hệ thống. 

Ví dụ, trong một tòa nhà văn phòng ở vùng khí hậu nhiệt đới, hệ thống điều hòa không khí sẽ được ưu tiên với công suất lớn để đảm bảo môi trường làm việc mát mẻ. Bên cạnh đó, các yếu tố như ngân sách, tính thẩm mỹ và an toàn cũng cần được cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả và bền vững.

Cơ hội và thách thức của ngành cơ điện

Ngành cơ điện là một lĩnh vực vô cùng quan trọng và đang phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò cốt lõi trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa của nhiều quốc gia. Tuy nhiên, như mọi ngành nghề khác, ngành cơ điện cũng đi kèm với những cơ hội và thách thức riêng.

Cơ hội

  • Nhu cầu nhân lực cao: Sự phát triển của các ngành công nghiệp, xây dựng, cơ sở hạ tầng… luôn đòi hỏi một lượng lớn kỹ sư, kỹ thuật viên cơ điện.
  • Lương thưởng hấp dẫn: Nhờ vào tính chất quan trọng của ngành, người làm việc trong lĩnh vực này thường có mức thu nhập ổn định và nhiều cơ hội thăng tiến.
  • Cơ hội làm việc đa dạng: Kỹ sư cơ điện có thể làm việc tại các công ty sản xuất, công ty xây dựng, các công ty tư vấn thiết kế, hoặc thậm chí là khởi nghiệp kinh doanh.
  • Công nghệ hiện đại: Ngành cơ điện luôn cập nhật những công nghệ mới nhất, tạo điều kiện cho người làm việc được tiếp cận và làm việc với các thiết bị hiện đại.
  • Phát triển bền vững:Ngành cơ điện đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các công trình xanh, tiết kiệm năng lượng, góp phần bảo vệ môi trường.

Thách thức

  • Cạnh tranh cao: Ngành cơ điện có tính cạnh tranh cao, đòi hỏi người làm việc phải không ngừng học hỏi và nâng cao năng lực.
  • Yêu cầu về kiến thức chuyên môn sâu rộng: Kỹ sư cơ điện cần có kiến thức vững vàng về cả cơ khí và điện, đồng thời phải nắm bắt được các công nghệ mới.
  • Áp lực công việc: Công việc của kỹ sư cơ điện thường đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác và chịu được áp lực cao, đặc biệt trong các dự án lớn.
  • Sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ: Ngành cơ điện luôn thay đổi nhanh chóng, đòi hỏi người làm việc phải không ngừng cập nhật kiến thức và kỹ năng.
  • An toàn lao động:Công việc liên quan đến điện và máy móc tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, đòi hỏi người làm việc phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn.

Tóm lại, ngành cơ điện là một ngành nghề đầy triển vọng với nhiều cơ hội phát triển. Tuy nhiên, để thành công trong lĩnh vực này, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết, đồng thời không ngừng nỗ lực để vượt qua những thách thức.

Hy vọng qua bài viết trên đây bạn đã hiểu rõ được cơ điện là gì, các định nghĩa liên quan, cơ hội cũng như thách thức của ngành cơ điện. Nếu bạn đang tìm việc làm trong ngành cơ điện, hãy truy cập ngay vào CareerLink.vn để ứng tuyển vào các vị trí hấp dẫn nhé.

Anh Thơ

Read more