Sự có mặt của nhiều tập đoàn đa quốc gia đã mang đến nhiều cơ hội việc làm cũng như thu nhập tốt cho rất nhiều người. Nhưng chính xác thì tập đoàn đa quốc gia MNC là gì? Hãy cùng tìm hiểu những điều thú vị về những công ty này nhé.
MNC là gì?
“MNC (Multinational corporation) là tập đoàn đa quốc gia – những doanh nghiệp sản xuất hay kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ở ít nhất 2 quốc gia.”
Các tập đoàn đa quốc gia thường có trụ sở chính đặt ở quốc gia gốc, nắm quyền quản lý và có văn phòng đại diện hay nhà máy sản xuất ở nhiều quốc gia khác.
Các tập đoàn đa quốc gia có ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu và mối quan hệ giữa các nước. Hoạt động kinh doanh ở nhiều đất nước khác nhau được xem là cách để đẩy mạnh việc đa dạng hóa đầu tư nhưng cũng tạo ra mối lo ngại về việc giảm cơ hội việc làm và ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế khi kinh doanh bên ngoài quốc gia gốc.
Một số tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng như Coca Cola, Unilever, Microsoft, Abbott, Nestle, Samsung, Honda, Shopee, IBM, P&G…
Đặc điểm của công ty đa quốc gia
Hầu hết các MNC đều có những đặc điểm sau:
Quy mô, phạm vi hoạt động trải rộng ở nhiều quốc gia
Dù mục tiêu của các tập đoàn đa quốc gia khác nhau (có thể là mở rộng thị trường hoặc thâm nhập vào thị trường nước khác) thì điểm chung của họ là có quy mô trải rộng ở nhiều quốc gia.
Sự tồn tại của MNC phụ thuộc rất lớn vào khả năng di chuyển của các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất giữa các quốc gia. Khi này, việc xây dựng nhà máy không chỉ giới hạn trong phạm vi một đất nước, các hoạt động tiếp thị, sản xuất, phát triển sản phẩm hay đầu tư cũng hướng đến thị trường toàn cầu.
Sở hữu tập trung
Giữa các chi nhánh hoặc giữa trụ sở chính và chi nhánh hoạt động khác nhau, tuy nhiên đều thuộc quyền sở hữu của công ty mẹ.
Động lực phát triển khác nhau
Mỗi tập đoàn đa quốc gia đều tìm kiếm những điều khác nhau khi tham gia kinh doanh tại thị trường quốc tế, có thể là tìm kiếm nguyên liệu, tìm kiếm thị trường hoặc tối thiểu hóa chi phí.
Tìm cách tăng lợi nhuận bằng cơ chế chuyển giao nội bộ
Vì hoạt đông trong hệ thống tài chính quốc tế nên MNC có thể chuyển lưu tài chính và lợi nhuận giữa các chi nhánh cũng như giữa chi nhánh và công ty mẹ nhờ cơ chế chuyện giao nội bộ. Điều này bao gồm giá cả, cả khoản tín dụng, thanh toán lợi tức cổ phẩn, phí và các khoản phải trả liên quan đến bản quyền.
Là nhân tố quan trọng của thị trường tài chính quốc tế
Thị trường tài chính quốc tế phát triển giúp các công ty đa quốc gia có điều kiện hoạt động thuận lợi. Ngược lại, hoạt động của những tập đoàn MNC là yếu tố quan trọng thúc đẩy thị trường tài chính quốc tế phát triển.
Các loại hình tập đoàn đa quốc gia phổ biến nhất
Tập đoàn phi tập trung (decentralized corporation)
Các công ty này có trụ sở ở nước sở tại và nhiều chi nhánh ở nhiều quốc gia khác. Các chi nhánh này hoạt động theo cơ cấu phân quyền với cách quản lý riêng và vẫn đảm bảo tuân thủ theo quy định của từng quốc gia.
Tập đoàn toàn cầu tập trung (centralized global corporation)
Các nhà quản lý cấp cao, người điều hành và giám sát làm việc và đưa ra các quyết định quan trọng từ trụ sở chính. Các chi nhánh cần báo cáo và nhận được sự chấp nhận từ họ. Mục tiêu của các tập đoàn này là tìm cơ hội tăng doanh thu bằng cách mua tài nguyên, nguyên liệu rẻ từ nước ngoài.
Bộ phận quốc tế chuyên biệt trong doanh nghiệp (international division within a corporation)
Đây là công ty mà trong đó có một bộ phận chuyên phụ trách việc giám sát hoạt động của các chi nhánh ở nước ngoài. Mặc dù hình thức này giúp các tập đoàn tiếp cận đối tượng khách hàng rộng hơn và đưa ra quyết định phù hợp với các nét văn hóa khác nhau nhưng việc duy trì hình ảnh thương hiệu là khá khó khăn.
Tập đoàn xuyên quốc gia (transnational corporation)
Với hình thức này, các công ty mẹ sẽ giám sát hoạt động, quản lý và chỉ đạo hoạt động trong nước cũng như các chi nhánh ở nước ngoài. Các công ty con có thể sử dụng tài sản của công ty mẹ cũng như các dữ liệu nghiên cứu. Ngoài ra, các công ty có thể là các thương hiệu khác nhau.
Lợi ích khi làm việc tại công ty đa quốc gia
Lợi ích khi làm việc tại các công ty đa quốc gia MNC là gì mà khiến nhiều người không ngừng phấn đấu? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Thu nhập cao
Điều đầu tiên hấp dẫn mọi người đến làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia MNC là mức thu nhập hấp dẫn, thường cao hơn mặt bằng chung. Đồng thời, các tập đoàn này cũng dựa vào năng lực để xác định mức lương và tăng lương trong thời gian nhất định.
Được học hỏi nhiều kinh nghiệm quý giá
Điều hấp dẫn tiếp theo khi làm việc ở các tập đoàn đa quốc gia là được tiếp xúc và làm việc cùng các đồng nghiệp và cấp trên là người nước ngoài. Từ đây bạn sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý giá và các kiến thức về văn hóa, con người và tác phong làm việc.
Nhiều cơ hội phát triển, thăng tiến
Hầu hết các tập đoàn đa quốc gia đều chú trọng vào việc đào tạo và tạo điều kiện để nhân viên phát triển. Ngoài ra, làm việc ở đây bạn cũng được nâng cao khả năng ngoại ngữ và giao tiếp. Nếu nắm bắt cơ hội, rèn luyện và phát triển bản thân thì bạn sẽ được thăng tiến lên các vị trí cao hơn một cách dễ dàng.
Có cơ hội cạnh tranh một cách công bằng
Sự cạnh tranh trong môi trường làm việc của các tập đoàn đa quốc gia là vô cùng khốc liệt, thế nhưng đây là sự cạnh tranh lành mạnh, công bằng dựa trên năng lực của mỗi người.
Khi làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia, khả năng của bạn sẽ được nhìn nhận một cách công bằng, điều này giúp đảm bảo cơ hội thăng tiến và khả năng thu nhập cao hơn.
Với những thông tin chia sẻ trên đây, hi vọng bạn đã hiểu rõ MNC là gì cũng như lợi ích khi làm việc tại đây. Nếu bạn đang tìm kiếm công việc tại các tập đoàn đa quốc gia, hãy nhanh tay truy cập vào CareerLink.vn để ứng tuyển vào các vị trí hấp dẫn nhé.
Có thể bạn đã nghe nhiều người nói rằng, hãy tin vào trực giác của mình khi đưa ra quyết định. Vậy trực giác là gì, có tác dụng gì trong cuộc sống hàng ngày? Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết sau đây nhé.
Trực giác là gì?
“Trực giác hay còn gọi là linh tính, giác quan thứ sáu là khả năng biết điều gì đó bằng cách sử dụng cảm xúc thay vì sử dụng lý luận có ý thức.”
Trực giác giúp chúng ta biết được những điều mà 5 giác quan còn lại không thể làm được. Nó đại diện cho linh cảm, cảm nhận và cả sự tưởng tượng mà không có sự lý luận hay phân tích. Trực giác thuộc về thế giới vô hình dung mà nhờ vào đó chúng ta có thể thoát khỏi nhiều nguy hiểm trong cuộc sống.
Có nên tin vào trực giác?
Nhiều người tin rằng, trực giác chỉ nên được sử dụng để giải quyết những vấn đề đơn giản và không nên dùng vào việc quyết định các vấn đề quan trọng. Lí do được đưa ra là vì chưa ai dám đảm bảo về tính chính xác của trực giác đối với sự quyết định của sự thành công hay thất bại của sự việc đang diễn ra.
Thế nhưng, trực giác không phải là những phản ứng bộc phát, không có căn cứ mà là kết quả của quá trình tiếp xúc, nhìn nhận và sự tư duy, xử lý thông tin. Bộ não của chúng ta có rất nhiều chức năng, bao gồm chức năng dự báo. Não bộ sẽ xử lý thông tin bằng cách so sánh thông tin mà nó cảm nhận được và các thông tin đã trải nghiệm để dự đoán được điều gì có thể xảy ra sau đó.
Dựa vào khả năng dự báo mà não bộ luôn trong trạng thái sẵn sàng đối phó với các vấn đề xảy ra theo cách tốt nhất. Khi có sự sai lệch so với dự báo thì bộ não sẽ tự động cập nhật lại ngay mô hình nhận thức. Trực giác chính là quá trình ghi nhận sự trùng hợp hoặc là sự khác biệt giữa các mô hình nhận thức và kinh nghiệm từ hiện tại nhưng chưa kịp chạm tới sự tỉnh táo của nhận thức.
Khi bạn có nhiều hiểu biết, trải nghiệm trong lĩnh vực hay khía cạnh nào đó thì não bộ sẽ có nhiều thông tin, nhiều căn cứ hơn để so sánh với các trải nghiệm mới. Vào lúc này, trực giác sẽ trở nên đáng tin cậy hơn. Điều này có thể cho thấy rằng trực giác có thể được cải thiện bằng trải nghiệm.
Nhiều công trình khoa học đáng chú ý có thể bắt đầu bằng trực giác. Các nhà khoa hoc có thể nảy ra ý tưởng nhờ trực giác và sử dụng thực tế để chứng minh cho nghiên cứu của mình.
Như vậy, chúng ta có thể tin vào trực giác nhưng có nên tin 100%?
Trực giác là quá trình xử lý nhanh và tự động, có thể nói là mang tính tiến hóa, vì vậy mà trực giác rất dễ rơi vào sai lệch. Cùng với đó, trực giác đã xuất hiện từ rất lâu, so với những tiến bộ công nghệ hiện nay thì trực giác có phần lạc hậu. Thế nên, trong các vấn đề trọng đại thì bạn nên cân nhắc kỹ xem trực giác của mình có thực sự đánh giá đúng bản chất của sự việc hay không?
Dấu hiệu nhận biết người có trực giác tốt
Nếu bạn thắc mắc không biết bản thân có phải là người có trực giác tốt hay không thì hãy xem các dấu hiệu của người có trực giác là gì nhé.
Có khả năng nhớ từng chi tiết nhỏ của giấc mơ
Người có trực giác tốt có khả năng nhớ từng chi tiết trong giấc mơ và cảm nhận được giấc mơ ấy giống như thật. Những người và sự việc, sự vật xuất hiện trong mơ thường là những người và sự việc có thật xung quanh họ.
Những điều diễn ra trong giấc mơ phản ánh thực tế, từ suy nghĩ đến hoàn cảnh hoặc cũng có thể là điều gì đó báo trước sẽ diễn ra trong tương lai. Nếu ban ngày bạn suy nghĩ quá nhiều về vấn đề nào đó, bạn linh cảm về điều gì đó sẽ xảy ra trong tương lai, đêm về bạn có thể mơ thấy điều đó và nhớ chi tiết những gì diễn ra trong mơ. Bạn đã chứng minh rằng não bộ có khả năng xâu chuỗi các sự việc trong cuộc sống để đưa ra kết luận chính xác về sự việc đó có nhiều khả năng xảy ra tiếp theo.
Có thể đoán trước nội dung câu chuyện
Một dấu hiệu khác của người có trực giác mạnh mẽ là có thể đoán được ý định của người khác khi đề cập đến vấn đề nào đó. Khi nghe người khác kể chuyện hay thuật lại nội dung nào đó, họ có thể đoán được kết quả ngay khi đối phương chưa nói hết câu.
Thậm chí, khi nhìn vào hành động của ai đó, họ cũng có thể đoán được họ đang gặp vấn đề gì, ngay cả khi đó là người lạ.
Hiểu được tính cách của những người xung quanh
Khi có trực giác phát triển mạnh hơn những người khác thì những người này rất dễ nắm bắt được tính cách của người đối diện ngay từ lần đầu tiếp xúc. Chính vì điều này mà họ thường được giao nhiệm vụ đánh giá về ai đó.
Chỉ cần quan sát hành động, cử chỉ, lời nói của đối phương là họ có thể hình dung phần nào về tính cách và phẩm chất, không chỉ là những điều bộc lộ bên ngoài mà còn là những điều được giấu kín bên trong.
Có khả năng đoán trước sự việc
Nhờ vào khả năng quan sát tỉ mỉ và trực giác hơn người, người có trực giác tốt thường có thể dự đoán chính xác điều sẽ xảy ra tiếp theo. Họ có kinh nghiệm, có cái nhìn rõ ràng về mọi vấn đề và xâu chuỗi chúng lại với nhau để dự đoán kết quả có thể xảy ra.
Nhìn ra được ai là người nói dối
Nếu ai đó định nói dối một người có trực giác tốt thì là một nước đi sai lầm, bởi họ có khả năng nhận biết đâu là lời nói dối, đâu là sự thậ qua nhiều yếu tố khác nhau như ánh mắt, cử chỉ, kinh nghiệm, tính chất sự việc…
Làm gì để phát triển trực giác?
Trực giác sẽ là kim chỉ nam đáng tin cậy khi chúng ta biết cách áp dụng. Vì vậy mà chúng ta cần liên tục nâng cao trực giác của mình để giúp chúng ta đi đúng hướng và tránh được những điều tiêu cực không đáng có. Hãy cùng tham khảo các cách giúp phát triển trực giác hiệu quả nhé.
Bắt đầu bằng những điều nhỏ nhặt, vô hại
Bạn có thể rèn luyện trực giác bắt đầu từ những vấn đề không ảnh hưởng tới môi trường hay các mối quan hệ xung quanh. Ví dụ như tập đoán nhiệt độ môi trường dựa vào cảm nhận, phân tích các dữ kiện và kinh nghiệm của bản thân đối với môi trường, sau đó dùng nhiệt kế để đo lại nhiệt độ, độ ẩm của không khí để biết được mức độ chính xác của phán đoán của mình.
Thực hành thiền
Có lẽ bạn đã biết công dụng tuyệt vời của thiền. Khi thực hành thiền, cơ thể chúng ta sẽ đi vào trạng thái tĩnh, thư giãn hoàn toàn, không suy nghĩ giúp tập trung cao hơn, dễ dàng mang đến suy nghĩ tích cực đồng thời loại bỏ ưu phiền.
Nhờ thiền mà trí não của chúng ta được thanh lọc rất nhiều để ghi nhớ và đủ sáng suốt nhìn nhận và giải quyết vấn đề. Trực giác giúp khai mở các giác quan mà con người chưa làm được. Lúc này, chúng ta sẽ giảm sự phụ thuộc vào cảm xúc và giải quyết vấn đề quyết đoán hơn.
Như vậy, bài viết trên đây đã giải thích đầy đủ ý nghĩa của trực giác là gì, dấu hiệu cũng như cách để nâng cao khả năng trực giác. Đừng quên truy cập vào CareerLink.vn để tìm hiểu nhiều thuật ngữ khác và các thông tin việc làm hấp dẫn nhé.
Trong xã hội hiện đại, thành công của mỗi người không chỉ dựa trên kiến thức chuyên môn hay trí tuệ mà còn phụ thuộc lớn vào cách chúng ta tương tác với người khác. Những người giao tiếp khéo léo, biết lắng nghe và thấu hiểu hay gọi chung là interpersonal skills thường tiến xa hơn trong sự nghiệp và có các mối quan hệ cá nhân bền vững. Vậy interpersonal skills là gì, mang đến lợi ích gì và làm thế nào để rèn luyện? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.
Interpersonal Skills là gì?
“Interpersonal Skills hay kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân là những kỹ năng giúp chúng ta giao tiếp, tương tác và làm việc hiệu quả với cá nhân và đội nhóm”.
Interpersonal skills không phải một kỹ năng đơn lẻ mà bao gồm nhiều kỹ năng khác nhau liên quan đến giao tiếp và ứng xử trong xã hội. Chẳng hạn như kỹ năng giao tiếp (truyền đạt thông tin rõ ràng), kỹ năng lắng nghe, kỹ năng đồng cảm (đặt mình vào vị trí của người khác), kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn và kỹ năng đàm phán… Tất cả những kỹ năng này kết hợp lại giúp mỗi cá nhân tương tác hiệu quả trong cả công việc lẫn đời sống thường ngày.
So với communication skills (kỹ năng giao tiếp) chỉ tập trung vào việc truyền đạt và trao đổi thông tin, thì interpersonal skills có phạm vi rộng hơn – bao gồm cả giao tiếp và các khía cạnh khác như lắng nghe, thấu hiểu tâm lý, hợp tác làm việc, quản lý cảm xúc… Nói cách khác, kỹ năng giao tiếp hiệu quả chỉ là một phần của interpersonal skills, bên cạnh nhiều kỹ năng mềm khác giúp xây dựng mối quan hệ hiệu quả với người khác.
Tầm quan trọng của interpersonal skills
Interpersonal skills có vai trò vô cùng quan trọng trong cả cuộc sống cá nhân lẫn công việc. Hãy tìm hiểu những lý do chính khiến kỹ năng này được xem là chìa khóa dẫn tới thành công:
Trong cuộc sống cá nhân
Sở hữu interpersonal skills giúp bạn xây dựng và duy trì các mối quan hệ bền vững.
Biết lắng nghe và thấu hiểu người thân, bạn bè sẽ tạo dựng niềm tin và sự gắn kết. Người có interpersonal skills cao thường giải quyết mâu thuẫn gia đình, bạn bè một cách êm đẹp, giữ được hòa khí. Nếu bạn biết lắng nghetích cực khi ông bà, cha mẹ góp ý hoặc tâm sự, điều này thể hiện sự tôn trọng và giúp gắn kết các thế hệ. Khi xảy ra hiểu lầm hoặc tranh luận với người thân, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn giúp bạn giữ bình tĩnh, không nói lời tổn thương và tìm ra tiếng nói chung để gia đình êm ấm.
Trong quan hệ bạn bè, đồng cảm và giao tiếp cởi mở sẽ giúp bạn trở thành một người đáng tin cậy. Ví dụ, khi một người bạn đang buồn phiền, việc bạn lắng nghe và bày tỏ sự thấu hiểu sẽ có ý nghĩa hơn mọi lời khuyên giáo điều. Ngược lại, khi bạn gặp vấn đề, kỹ năng giao tiếp hiệu quả giúp bạn chia sẻ rõ ràng cảm xúc của mình để bạn bè hiểu và hỗ trợ.
Ngay cả khi tiếp xúc với người lạ hàng ngày, interpersonal skills cũng phát huy tác dụng. Chẳng hạn, khi bạn nói chuyện với hàng xóm mới chuyển đến, một nụ cười thân thiện và thái độ chân thành sẽ tạo thiện cảm ban đầu. Hay khi gặp vấn đề với dịch vụ khách hàng, kỹ năng đàm phán lịch sự nhưng kiên định sẽ giúp bạn giải quyết quyền lợi của mình mà không gây căng thẳng.
Có thể thấy, người có kỹ năng xã hội tốt thường ứng xử khéo léo trong mọi tình huống: từ việc nhỏ như xếp hàng mua đồ, nhường chỗ cho người già trên xe buýt, đến việc lớn như tham gia các hoạt động cộng đồng. Nhờ đó, cuộc sống thường ngày của họ trở nên suôn sẻ và tích cực hơn.
Trong môi trường công việc
Interpersonal skills là yếu tố quyết định đến thành công nghề nghiệp của bạn. Dù bạn giỏi chuyên môn đến đâu, nếu thiếu kỹ năng hợp tác và giao tiếp, bạn khó lòng thăng tiến xa. Một khảo sát của LinkedIn cho thấy 92% nhà tuyển dụng đánh giá kỹ năng mềm (bao gồm interpersonal skills) quan trọng ngang bằng hoặc hơn kiến thức chuyên môn
Thậm chí, một nghiên cứu do Đại học Harvard phối hợp cùng Tổ chức Carnegie và Trung tâm Nghiên cứu Stanford đã chỉ ra rằng 85% thành công trong công việc đến từ kỹ năng con người (soft skills và people skills), chỉ 15% đến từ kỹ năng kỹ thuật/chuyên môn.
Điều này có nghĩa là những ai sở hữu interpersonal skills tốt sẽ hòa nhập nhanh với văn hóa công ty, làm việc nhóm hiệu quả, biết thuyết phục và lãnh đạo khi cần thiết, đồng thời xử lý linh hoạt các xung đột tại nơi làm việc. Về lâu dài, kỹ năng xã hội giúp bạn tạo dựng uy tín và mạng lưới quan hệ nghề nghiệp rộng rãi, mở ra nhiều cơ hội thăng tiến.
Khi làm việc cùng đồng nghiệp, kỹ năng giao tiếp giúp bạn truyền đạt ý tưởng rõ ràng trong các cuộc họp, kỹ năng lắng nghe giúp bạn tiếp thu phản hồi từ người khác một cách cầu thị. Nhờ đó, cả đội hiểu nhau và phối hợp nhịp nhàng, tăng hiệu quả công việc.
Trong vai trò nhân viên, nếu bạn sở hữu thái độ hòa đồng và đồng cảm, bạn sẽ xây dựng được mối quan hệ tốt với đồng nghiệp và cấp trên. Điều này tạo nên một môi trường làm việc hài hòa, mọi người sẵn sàng hỗ trợ nhau khi cần. Ngược lại, thiếu kỹ năng xã hội có thể dẫn đến hiểu lầm, mâu thuẫn với đồng nghiệp, làm giảm năng suất và tinh thần làm việc.
Interpersonal skills cũng rất cần khi làm việc với khách hàng, đối tác. Kỹ năng thuyết phục và đàm phán giúp bạn thương thảo hợp đồng hoặc giải quyết khiếu nại khách hàng thành công, đem lại lợi ích cho công ty mà vẫn khiến đối tác hài lòng. Kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp kết hợp với ngôn ngữ cơ thể tự tin sẽ tạo ấn tượng tốt trong mắt khách hàng về sự tận tâm và đáng tin cậy của bạn.
Nếu bạn ở vị trí quản lý hoặc lãnh đạo, interpersonal skills lại càng không thể thiếu. Bạn cần lắng nghe ý kiến nhân viên, động viên khích lệ họ và đôi khi phải giải quyết những xung đột nội bộ một cách công bằng. Một người sếp có kỹ năng lãnh đạo và đồng cảm sẽ tạo dựng được văn hóa làm việc tích cực, giữ chân nhân tài và thúc đẩy tập thể cùng phát triển. Thực tế cho thấy nhiều công ty thành công đều có những lãnh đạo sở hữu interpersonal skills xuất sắc, biết truyền cảm hứng và dẫn dắt bằng cả trí tuệ lẫn sự thấu hiểu con người.
Tóm lại, nói đến lợi ích của interpersonal skills là gì ở nơi công sở thì nó giúp bạn hoàn thành nhiệm vụ hiệu quả hơn, tiến xa hơn trong sự nghiệp và góp phần xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, chuyên nghiệp.
Trong học tập và môi trường giáo dục
Đối với học sinh, sinh viên, interpersonal skills là hành trang quý giá song hành cùng kiến thức học thuật. Trong lớp học, kỹ năng giao tiếp giúp bạn trình bày ý kiến hoặc thuyết trình trước lớp một cách tự tin, rõ ràng. Kỹ năng lắng nghe hỗ trợ bạn tiếp thu bài giảng tốt hơn và hiểu được quan điểm của bạn bè khi thảo luận nhóm.
Hiện nay, các trường học thường có nhiều bài tập làm việc nhóm. Việc có kỹ năng hợp tác, biết phân công nhiệm vụ và hỗ trợ lẫn nhau sẽ giúp nhóm của bạn hoàn thành project hiệu quả, đồng thời mọi thành viên đều học hỏi được từ nhau. Ngược lại, thiếu kỹ năng xã hội có thể khiến nhóm gặp khó khăn: tranh cãi về phân chia công việc, không ai chịu lắng nghe ai, dẫn đến kết quả kém.
Ngoài ra, môi trường học tập còn là nơi tuyệt vời để rèn luyện interpersonal skills thông qua các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, đoàn hội. Khi tham gia các hoạt động này, bạn học cách lãnh đạo (như làm lớp trưởng, chủ nhiệm CLB), học cách đàm phán, thuyết phục (khi tổ chức sự kiện phải xin tài trợ hoặc thuyết phục người khác tham gia), và chắc chắn phát triển mạnh kỹ năng giao tiếp đa dạng (vì tiếp xúc với nhiều người, nhiều tính cách khác nhau). Những kỹ năng tích lũy được từ thời sinh viên sẽ là nền tảng quan trọng giúp bạn tự tin bước vào đời, hòa nhập tốt khi đi làm.
Hơn nữa, interpersonal skills hỗ trợ trực tiếp trong việc học hỏi. Biết đặt câu hỏi khi chưa hiểu bài, chủ động trao đổi với giảng viên và bạn học sẽ giúp bạn tiếp thu kiến thức sâu hơn. Kỹ năng tranh luận tích cực cũng giúp bạn bảo vệ luận điểm của mình một cách văn minh, đồng thời tôn trọng sự khác biệt trong học thuật. Tất cả tạo nên một trải nghiệm học tập chủ động và thú vị hơn.
Có thể nói, interpersonal skills giúp mỗi người hoàn thiện bản thân ngày càng tốt hơn. Khi rèn luyện những kỹ năng như giao tiếp, lắng nghe, giải quyết vấn đề…, bạn cũng đồng thời cải thiện sự tự tin và khả năng thích ứng của chính mình. Người có kỹ năng xã hội vững vàng thường chủ động hơn trong cuộc sống, biết cách ứng xử linh hoạt trước các tình huống bất ngờ và có tư duy tích cực. Có thể nói, interpersonal skills là nền tảng cho sự phát triển trí tuệ cảm xúc và kỹ năng lãnh đạo bản thân.
Với những lý do trên, không có gì ngạc nhiên khi interpersonal skills được chú trọng rèn luyện cho người trẻ ngay từ sớm. Dù bạn ở độ tuổi hay vị trí nào, việc trau dồi interpersonal skills là một khoản đầu tư xứng đáng cho tương lai, giúp bạn thành công hơn trong sự nghiệp và hạnh phúc hơn trong cuộc sống.
Các interpersonal skills quan trọng nhất
Như đã đề cập, interpersonal skills bao gồm nhiều kỹ năng mềm liên quan đến tương tác giữa người với người. Dưới đây là những ví dụ tiêu biểu về interpersonal skills quan trọng và giải thích ngắn gọn cho từng kỹ năng:
Kỹ năng giao tiếp hiệu quả
Khả năng diễn đạt ý tưởng rõ ràng, mạch lạc bằng lời nói hoặc văn bản, đồng thời điều chỉnh cách nói phù hợp với đối tượng và ngữ cảnh. Giao tiếp hiệu quả bao gồm cả việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể, ánh mắt, cử chỉ phù hợp để hỗ trợ cho lời nói. Một người có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ truyền đạt thông tin một cách dễ hiểu và thuyết phục, đồng thời biết tránh những hiểu lầm không đáng có.
Kỹ năng lắng nghe tích cực
Lắng nghe tích cực nghĩa là tập trung chú ý vào lời người khác nói, thể hiện sự quan tâm bằng cử chỉ, ánh mắt và phản hồi phù hợp. Người có kỹ năng này sẽ không ngắt lời, biết tóm lược ý chính và đặt câu hỏi làm rõ khi cần. Chủ động lắng nghegiúp bạn thấu hiểu sâu sắc quan điểm và cảm xúc của đối phương, từ đó phản hồi một cách đồng cảm và chính xác.
Kỹ năng đồng cảm (thấu hiểu người khác)
Đồng cảm là khả năng đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu được cảm xúc và quan điểm của họ. Kỹ năng này giúp bạn ứng xử tinh tế và khéo léo hơn trong mọi tình huống. Ví dụ, tại nơi làm việc, sự đồng cảm giúp bạn nhìn nhận vấn đề từ góc nhìn của đồng nghiệp hoặc khách hàng, nhờ đó xử lý tình huống một cách hài hòa và được lòng mọi người. Đồng cảm cũng là nền tảng để xây dựng mối quan hệ tin cậy và gắn kết lâu dài.
Kỹ năng làm việc nhóm (hợp tác)
Trong bất kỳ tổ chức hay nhóm nào, khả năng hợp tác ăn ý với người khác quyết định trực tiếp đến hiệu quả chung. Kỹ năng làm việc nhóm bao gồm biết phân chia công việc, hỗ trợ lẫn nhau, tôn trọng ý kiến đóng góp và cùng hướng tới mục tiêu chung. Một người làm việc nhóm giỏi thường linh hoạt trong nhiều vai trò, có thể vừa làm thành viên tích cực và có thể đứng ra lãnh đạo khi cần, miễn sao đạt được kết quả cuối cùng. Họ cũng biết cách khích lệ tinh thần đồng đội và dung hòa mâu thuẫn nội bộ để tập thể luôn đoàn kết.
Kỹ năng giải quyết xung đột
Xung đột, bất đồng là điều khó tránh khỏi khi tương tác với người khác. Kỹ năng giải quyết xung đột thể hiện ở việc bạn bình tĩnh, khách quan khi đối mặt tranh cãi, biết lắng nghe cả hai phía và tìm ra giải pháp hòa giải thay vì làm căng thẳng leo thang. Người giỏi kỹ năng này sẽ tập trung vào việc giải quyết vấn đề thay vì công kích cá nhân, đồng thời tôn trọng sự khác biệt của mỗi người. Kết quả là mâu thuẫn được tháo gỡ một cách xây dựng, các bên đều cảm thấy hài lòng và rút kinh nghiệm cho lần sau.
Kỹ năng thuyết phục và đàm phán
Đây là nhóm kỹ năng giúp bạn tác động đến suy nghĩ hoặc hành vi của người khác theo hướng mình mong muốn, đồng thời đạt được thỏa thuận đôi bên cùng có lợi. Thuyết phục thể hiện qua việc trình bày quan điểm một cách logic, dùng lập luận chặt chẽ và dữ liệu thuyết phục để người nghe đồng ý với ý kiến của bạn. Còn đàm phán là khả năng thương lượng, nhượng bộ lẫn nhau nhằm đi đến giải pháp chung mà các bên chấp nhận.
Kỹ năng thuyết phục, đàm phán đặc biệt hữu ích trong kinh doanh, bán hàng, hoặc khi bạn cần đề xuất ý tưởng mới tại nơi làm việc. Người thuyết phục giỏi không ép buộc mà khiến người khác tự nguyện đồng thuận thông qua lý lẽ và sức ảnh hưởng cá nhân.
Kỹ năng lãnh đạo
Lãnh đạo không chỉ dành cho quản lý cấp cao – trong nhiều tình huống đời thường chúng ta cũng cần vận dụng khả năng lãnh đạo. Kỹ năng lãnh đạo bao gồm việc truyền cảm hứng, hướng dẫn và điều phối người khác để hoàn thành mục tiêu chung. Một người có kỹ năng lãnh đạo tốt biết giao tiếp tầm nhìn, phân công nhiệm vụ hợp lý theo thế mạnh từng thành viên, đồng thời tạo động lực và gắn kết cả đội.
Kỹ năng này đòi hỏi sự kết hợp của nhiều interpersonal skills khác (giao tiếp, lắng nghe, thuyết phục, đồng cảm…). Dù ở vai trò nhỏ như trưởng nhóm dự án, câu lạc bộ sinh viên hay lớn hơn như quản lý doanh nghiệp, khả năng lãnh đạo hiệu quả sẽ giúp tập thể của bạn phát huy tối đa tiềm năng và đạt thành công.
Bên cạnh các ví dụ trên, interpersonal skills còn bao gồm nhiều kỹ năng mềm khác như quản lý cảm xúc cá nhân khi giao tiếp, tư duy phản biện trong tương tác, trí tuệ cảm xúc cao, khả năng thích nghi trong môi trường đa văn hóa… Tùy vào bối cảnh cụ thể, mỗi kỹ năng sẽ phát huy vai trò khác nhau. Điều quan trọng là bạn nhận diện được điểm mạnh/yếu của mình để tập trung rèn luyện những kỹ năng cần thiết.
Cách cải thiện interpersonal skills
Nếu bạn không phải là người giỏi giao tiếp bẩm sinh thì đừng lo lắng, interpersonal skills hoàn toàn có thể học hỏi và cải thiệnqua thời gian. Ngay sau đây hãy cùng tìm hiểu các phương pháp hiệu quả để bạn rèn luyện interpersonal skills là gì nhé.
Tự đánh giá và xác định kỹ năng cần cải thiện
Trước tiên, hãy nhìn lại bản thân để xem bạn đang mạnh/yếu ở kỹ năng nào. Ví dụ, bạn có thường ngắt lời người khác không (yếu kỹ năng lắng nghe), hay bạn ngại bày tỏ ý kiến trước đám đông (thiếu tự tin giao tiếp)? Việc tự nhận thức là bước khởi đầu quan trọng giúp bạn có định hướng rèn luyện rõ ràng.
Quan sát và học hỏi từ người khác
Xung quanh chúng ta luôn có những người sở hữu interpersonal skills tuyệt vời. Đó có thể là một đồng nghiệp luôn hòa giải xung đột khéo léo, hoặc một người bạn giao tiếp cực kỳ duyên dáng. Hãy quan sát cách họ ứng xử từ cách họ lắng nghe, cách họ diễn đạt quan điểm, xử lý tình huống khó… để rút ra bài học cho bản thân.
Việc học theo gương tốt là cách tự nhiên để cải thiện kỹ năng mềm. Bạn cũng có thể đọc sách, xem video, tham dự các buổi nói chuyện của những chuyên gia giao tiếp để tích lũy kinh nghiệm.
Tham gia các khóa học hoặc đọc tài liệu về kỹ năng mềm
Nếu cảm thấy cần hướng dẫn bài bản, bạn nên đăng ký các khóa học về giao tiếp, thuyết trình, lãnh đạo… do các trung tâm kỹ năng mềm tổ chức. Ở đó, bạn sẽ được huấn luyện qua các bài tập tình huống và được chuyên gia góp ý. Ngoài ra, có rất nhiều sách hay về kỹ năng giao tiếp và phát triển bản thân mà bạn có thể tự đọc. Kiến thức từ sách vở, khóa học sẽ giúp bạn hiểu nguyên tắc cốt lõi (ví dụ: kỹ thuật lắng nghe tích cực, cách quản lý ngôn ngữ cơ thể…) để áp dụng vào thực tế.
Chủ động thực hành trong cuộc sống hằng ngày
Lý thuyết phải đi đôi với thực hành. Hãy tạo ra thật nhiều cơ hội để bạn ứng dụng những kỹ năng đang học. Chẳng hạn, bạn có thể đặt mục tiêu mỗi ngày bắt chuyện với một đồng nghiệp mới hoặc tình nguyện tham gia một dự án nhóm ở công ty. Khi trò chuyện với gia đình, bạn bè, hãy ý thức thực hành lắng nghe nhiều hơn, hoặc thử áp dụng cách diễn đạt mà bạn vừa học được.
Ban đầu có thể gượng gạo nhưng càng thực hành, bạn sẽ càng trở nên tự nhiên và thuần thục trong giao tiếp. Môi trường thực tế chính là lớp học sống động nhất giúp kỹ năng của bạn tiến bộ.
Xin phản hồi và học từ trải nghiệm
Đừng ngại nhờ người thân, bạn bè hoặc đồng nghiệp góp ý về cách bạn giao tiếp và ứng xử. Góc nhìn của người khác sẽ cho bạn biết bạn cần điều chỉnh gì (ví dụ: nói quá nhanh, ít giao tiếp mắt, v.v.). Mỗi lần bạn xử lý một tình huống xã hội (như giải quyết xung đột, thuyết trình trước nhóm,…), hãy tự đánh giá xem điều gì làm tốt, điều gì chưa ổn. Rút kinh nghiệm từ cả thành công lẫn thất bại sẽ giúp bạn dần hoàn thiện interpersonal skills của mình. Nếu có thể, tìm một mentor (người cố vấn) – người có kinh nghiệm giao tiếp tốt – để hướng dẫn và theo dõi quá trình tiến bộ của bạn.
Rèn sự tự tin và thái độ tích cực
Sự tự tin đóng vai trò quan trọng trong mọi kỹ năng mềm. Hãy luôn tin rằng mình có thể cải thiện và không nản lòng trước những lần giao tiếp chưa như ý. Giữ thái độ cởi mở, cầu thị học hỏi từ người khác. Đồng thời, chăm sóc bản thân để có tinh thần và ngoại hình gọn gàng, tạo cảm giác chuyên nghiệp khi giao tiếp.
Khi bạn tự tin vào chính mình và duy trì năng lượng tích cực, người đối diện cũng sẽ cảm nhận được và tương tác với bạn một cách thoải mái hơn. Tâm lý vững vàng giúp bạn dám bước ra khỏi vùng an toàn để trải nghiệm các tình huống giao tiếp mới để tiến bộ không ngừng.
Mẹo: Quá trình cải thiện interpersonal skills cần thời gian và sự kiên trì. Đừng kỳ vọng thay đổi chỉ sau một đêm. Hãy tiến từng bước nhỏ nhưng đều đặn và tự thưởng cho bản thân khi bạn nhận thấy sự tiến bộ dù là rất nhỏ. Sự tự tin của bạn sẽ tăng lên mỗi khi bạn vượt qua một rào cản giao tiếp trước đây.
Sau khi đã hiểu được interpersonal skills là gì, có thể thấy rằng thành thạo interpersonal skills giúp chúng ta kết nối tốt hơn với mọi người, biến kiến thức và mục tiêu thành kết quả cụ thể nhờ sự hợp tác và ủng hộ của người khác. Với sự kiên trì rèn luyện và tinh thần cầu tiến, bất kỳ ai cũng có thể nâng cao kỹ năng xã hội của mình. Đây chính là hành trang quan trọng giúp mỗi người tự tin hòa nhập, thích ứng và tỏa sáng trong thế giới hiện đại đầy tính kết nối. Hãy bắt đầu xây dựng cho mình bộ kỹ năng interpersonal vững vàng ngay từ hôm nay, thành công và những mối quan hệ tốt đẹp sẽ đến với bạn như một hệ quả tất yếu.
Trí Nhân
Tài liệu tham khảo:
Wikipedia Tiếng Việt: Kỹ năng xã hội – định nghĩa và vai trò của kỹ năng xã hội
vi.wikipedia.org
edynamiclearning.com
Nghiên cứu của Harvard University, Carnegie Foundation & Stanford Research Center – 85% thành công trong công việc đến từ kỹ năng mềm
edynamiclearning.com
Khảo sát LinkedIn (trích dẫn từ CBS17): 92% nhà tuyển dụng coi trọng kỹ năng mềm ngang hoặc hơn kỹ năng cứng
Trong thời gian gần đây, các tổ chức và doanh nghiệp đang tập trung áp dụng phương pháp coaching nhằm tăng cường hiệu suất làm việc của nhân viên và cải thiện quan hệ giữa các cá nhân trong tổ chức. Điều này đồng nghĩa với việc tăng cường lợi nhuận cho công ty. Hãy cùng khám phá coaching là gì cùng những thông tin liên quan đến lĩnh vực này qua bài viết dưới đây nhé.
Coaching nghĩa là gì?
Coaching có nghĩa là huấn luyện là quá trình tương tác giữa một người hướng dẫn được gọi là coach và một người được huấn luyện gọi là coachee. Qua việc lắng nghe, trò chuyện và đặt câu hỏi, người huấn luyện sẽ giúp người được huấn luyện nhận ra những điểm mạnh và hạn chế của mình, tìm ra giải pháp và phát triển một cách tự chủ. Quá trình này giúp coachee thay đổi và phát triển cá nhân, tạo ra sự thay đổi tích cực trong cuộc sống và công việc.
Coaching có thể được áp dụng cho cá nhân và tổ chức. Đối với cá nhân, coaching thường tập trung vào việc hỗ trợ cá nhân phát triển kỹ năng bản thân, tạo ra sự thay đổi tích cực trong cuộc sống và nâng cao hiệu suất làm việc. Coaching cá nhân bao gồm sự nghiệp, quản lý thời gian, quản lý stress, cải thiện sự tự tin và sự cân bằng trong cuộc sống.
Đối với tổ chức, coaching được sử dụng để hỗ trợ các nhân viên và lãnh đạo trong việc phát triển kỹ năng lãnh đạo, quản lý hiệu quả và thúc đẩy sự phát triển cá nhân và sự nghiệp. Coaching tổ chức có thể giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực, tăng cường sự hài lòng và cam kết của nhân viên và đạt được mục tiêu kinh doanh.
“Coaching là hoạt động đào tạo trong đó huấn luyện viên giúp cải thiện thành tích của cá nhân hoặc nhóm bằng cách hỗ trợ họ phát huy hết tiềm năng chưa được khai thác.”
Điểm khác nhau giữa mentoring và coaching là gì?
Coaching và mentoring đều là phương pháp hỗ trợ và phát triển cá nhân, nhưng có những khác biệt quan trọng giữa chúng. Trước khi tìm hiểu sự khác biệt giữa mentoring và coaching là gì, chúng ta cần hiểu mentoring nghĩa là gì trước nhé!
Mentoring là quá trình giúp đỡ và hướng dẫn người khác nhằm hỗ trợ họ trong việc phát triển, đặc biệt là phát triển sự nghiệp. Thường mentoring diễn ra giữa một người có vị trí cấp trên và một người ở vị trí cấp dưới trong cùng công ty.
Mentor đóng vai trò hướng dẫn, cố vấn, chia sẻ kiến thức và hỗ trợ cho mentee (người được hướng dẫn). Mentor dành thời gian để hiểu rõ về mentee, đặc biệt là các thách thức mà họ đang đối mặt, và sử dụng kinh nghiệm và hiểu biết của mình để giúp mentee giải quyết vấn đề và phát triển bản thân.
Sau đây là sự khác biệt của Mentoring và Coaching
Coaching
Tập trung vào việc hỗ trợ, hướng dẫn cá nhân hoặc nhóm về các mục tiêu của họ và giúp họ phát huy hết tiềm năng của mình. Hướng đến hiệu suất cao hơn.
Mang tính chất tư vấn và hướng dẫn, thường ngắn hạn và có thể chỉ bằng một cuộc trò chuyện nhanh trong 10 hoặc 15 phút.
Coaching không mang tính chỉ dẫn, mà chỉ đặt ra những câu hỏi phù hợp, cung cấp không gian, sự tin tưởng và tự tin cho cá nhân được huấn luyện để xem xét cách họ có thể đạt được nhiều hơn, đạt được mục tiêu và tìm thấy khả năng trong chính họ.
Kết quả cụ thể và có thể đo lường được, cho thấy các dấu hiệu cải thiện hoặc thay đổi tích cực trong lĩnh vực hiệu suất mong muốn.
Mentoring
Tập trung vào việc chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức từ người có kinh nghiệm (mentor) đến người mới trong một khoảng thời gian dài hơn 6 tháng, thậm chí có thể kéo dài nhiều năm. Hướng đến sự phát triển nhiều hơn.
Mang tính chất tư vấn, hướng dẫn và truyền đạt kinh nghiệm.
Mentoring mang tính chỉ dẫn hơn rất nhiều. Mentor chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng của họ và hướng dẫn mentee làm theo.
Kết quả cụ thể, có thể đo lường được thông qua hành vi đã thay đổi và quan tâm nhiều hơn đến sự phát triển chung của mentee.
Kỹ năng để làm nghề coaching là gì?
Để trở thành một huấn luyện viên (coach) chuyên nghiệp và hiệu quả, có một số kỹ năng quan trọng cần phát triển. Dưới đây là một số coaching skill cần có.
Lắng nghe chân thành
Kỹ năng lắng nghe chân thành là một trong những yếu tố quan trọng nhất của một coach. Nó bao gồm khả năng lắng nghe không chỉ những gì được nói mà còn cả cảm xúc và nhu cầu ẩn sau những lời nói. Lắng nghe chân thành giúp coach hiểu sâu về người được coachee và tạo ra một môi trường tôn trọng và tin tưởng.
Đặt câu hỏi thông minh
Kỹ năng đặt câu hỏi thông minh giúp coach khám phá sâu hơn về tình huống và tư duy của người được coachee. Bằng cách đặt câu hỏi phù hợp, coach khuyến khích sự tự nhìn nhận và tìm ra giải pháp của coachee, từ đó khuyến khích sự phát triển cá nhân và chuyên môn.
Xây dựng mục tiêu và kế hoạch hành động
Kỹ năng giúp xây dựng mục tiêu rõ ràng và kế hoạch hành động cụ thể là quan trọng trong việc hỗ trợ coachee đạt được mục tiêu của mình. Coach cần có khả năng tạo ra sự tập trung và định hướng cho coachee, cùng với việc thiết lập các bước hành động và mô hình giúp đạt được kết quả.
Phản hồi và gợi ý xây dựng
Kỹ năng phản hồi và gợi ý xây dựng giúp coach cung cấp thông tin và ý kiến xây dựng, giúp coachee nhận biết và khai thác tiềm năng của mình. Đồng thời, khả năng phản hồi một cách mở và không đánh giá giúp tạo ra một môi trường không đánh đồng và khuyến khích sự sáng tạo của coachee.
Giao tiếp hiệu quả
Kỹ năng giao tiếp hiệu quả là yếu tố quan trọng để coach có thể truyền đạt thông điệp một cách rõ ràng và hiệu quả. Điều này bao gồm khả năng sử dụng ngôn ngữ và phong cách giao tiếp phù hợp, đồng thời biết lắng nghe và hiểu quan điểm của người được coachee.
Tư duy phân tích và quản lý thời gian
Kỹ năng tư duy phân tích giúp coach nhìn nhận và phân tích các vấn đề và tình huống phức tạp, từ đó tìm ra giải pháp tốt nhất. Quản lý thời gian hiệu quả là khả năng ưu tiên công việc và sử dụng thời gian một cách thông minh và hiệu quả.
Tự phát triển và học tập liên tục
Một coach chuyên nghiệp luôn có tinh thần tự phát triển và luôn tìm kiếm cơ hội học tập mới. Việc nắm bắt các xu hướng mới, tiếp cận những phương pháp và công cụ coaching hiện đại, và liên tục nâng cao kiến thức và kỹ năng là rất quan trọng trong việc trở thành một coach xuất sắc.
Đây chỉ là một số kỹ năng quan trọng để trở thành một coach chất lượng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc trở thành một coach thành công đòi hỏi sự tỉnh táo, nhạy bén và tập trung vào sự phát triển của người được huấn luyện.
Hi vọng rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng về khái niệm coaching là gì và những kỹ năng cần thiết để trở thành một huấn luyện viên chuyên nghiệp. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo!
Để có một vị trí trong các công ty hay tập đoàn lớn, các ứng viên phải bước qua cánh cửa đầy khó khăn, đó là SHL test. Vậy SHL test là gì? Làm sao để hoàn thành tốt bài thi SHL test trong thời gian ngắn? Câu trả lời dành cho bạn đọc sẽ có trong bài viết sau đây.
SHL test là gì?
“SHL test hay bài kiểm tra SHL, đánh giá SHL là một bài thi đánh giá năng lực toàn diện của ứng viên từ khả năng đọc hiểu đến tư duy phân tích dữ liệu.”
Phạm vi bài kiểm tra SHL liên quan tới các câu hỏi về năng lực, hành vi, tính cách, AMCAT. Các bài kiểm tra này có sự khác nhau và được sử dụng tùy thuộc vào cấp độ và vai trò của từng lĩnh vực.
SHL là sản phẩm được phát triển bởi Saville and Holdsworth Limited (SHL) – công ty chuyên thiết kế các bài kiểm tra về tâm lý, năng lực của mỗi người. Hiện tại SHL test hoạt động với hơn 30 ngôn ngữ, triển khai tại hơn 150 quốc gia.
Các bài SHL test được sử dụng phổ biến hiện nay
Những bài thi SHL test được sử dụng phổ biến nhất hiện nay như:
Bài kiểm tra SHL suy luận quy nạp (Inductive Reasoning)
Bài kiểm tra SHL suy luận quy nạp hay còn được gọi là suy luận logic hay suy luận theo sơ đồ. Bài thi này gồm có 24 câu hỏi và 25 phút làm bài. Nhiệm vụ của ứng viên là phát hiện ra các quy tắc lặp đi lặp lại trong một nhóm hình ảnh.
Dựa vào kết quả bài làm nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được khả năng suy luận của ứng viên thông qua việc nắm bắt các điểm tương đồng đó.
Bài kiểm tra SHL lý luận số (Numerical Reasoning)
Bài kiểm tra SHL lý luận số được sử dụng để đánh giá khả năng làm toán và thống kê của các ứng viên. Cấu trúc bài thi SHL này có thời gian hoàn thành 25 phút, với 18 câu hỏi, nội dung tùy thuộc vào cấp độ của vị trí ứng tuyển.
Bài thi sẽ được hiển thị một số dữ liệu, có thể ở dạng bảng hoặc là đồ thị, sau đó ứng viên phải sử dụng thông tin đó để trả lời các câu hỏi. Và số liệu được cung cấp trong bài test đều có liên quan đến doanh nghiệp tuyển dụng.
Bài SHL test lý luận bằng lời nói (Verbal Reasoning)
Bài kiểm tra SHL lý luận bằng lời nói có mục đích để kiểm tra khả năng nhận thức của ứng viên. Cấu trúc của bài thi này gồm 30 câu hỏi và thời gian thi 19 phút.
Thường trong đề bài sẽ hiển thị một đoạn văn, ứng viên dựa vào đó phải đưa ra câu trả lời đúng hay sai hoặc không thể kết luận được.
Bài kiểm tra SHL lý luận cơ học (Mechanical Comprehension)
Với bài test này, nhà tuyển dụng muốn kiểm tra sự hiểu biết về các nguyên lý cơ học của ứng viên. Nội dung chính gồm ứng dụng bánh răng, ròng rọc và đòn bẩy và thời lượng hoàn thành bài kiểm tra là 25 phút.
Bài kiểm tra về đọc hiểu (Reading Comprehension)
Reading Comprehension SHL test là gì? Bài kiểm tra này là một đoạn văn viết liên quan tới vai trò công việc ứng viên đang ứng tuyển. Mục đích làm bài test này để nhà tuyển dụng xác định mức độ kỹ năng hiểu của ứng viên.
Bài kiểm tra đọc hiểu SHL có 18 câu hỏi, câu trả lời dạng trắc nghiệm và thời gian làm bài 25 phút.
Bài kiểm tra SHL về suy luận (Deductive Reasoning)
Bài thi này có thời gian 10 phút để hoàn thành xong 18 câu hỏi. Cấu trúc bài thi tương tự như bài kiểm tra đọc hiểu, đó là tất cả các câu đố về sắp xếp chỗ ngồi, các câu hỏi liên quan đến số lượng và bảng.
Bài kiểm tra dành cho cấp quản lý SHL Management and Graduate Item Bank (MGIB)
Bài kiểm tra SHL test MGIB dành cho những ứng viên vị trí quản lý trở lên. Cấu trúc bài thi này có 3 dạng đó là bài kiểm tra bằng lời nói thời gian 25 phút, bài kiểm tra lý luận số thời gian 35 phút và bài kiểm tra tư duy là 32 phút.
Qua bài thi này, đơn vị tuyển dụng sẽ có thể đánh giá được khả năng sáng tạo và trí tuệ trừu tượng của ứng viên.
Như thế nào mới được xem là vượt qua bài SHL test?
Tất cả các ứng viên làm bài test SHL đều mong muốn chiến thắng trong kì kiểm tra. Thế nhưng để vượt qua bài SHL test và vào được vào vòng trong tiếp theo, ứng viên cần đạt được số điểm tương ứng với nhóm đối chiếu. Ví dụ cao hơn 45% so với điểm trung bình của các ứng viên trong nhóm đó.
Để có cơ hội tốt nhất đi tới giai đoạn tiếp theo của quy trình tuyển dụng, các ứng viên cần đặt mục tiêu cho bản thân phải đạt được số điểm trong top 20%.
Bí kíp giúp vượt qua bài SHL test thành công
Theo như phần trình bày ở trên, các bạn có thể thấy điểm chung của các bài kiểm tra SHL là thời gian làm bài rất ngắn. Do đó, các ứng viên cần phải có sự chuẩn bị tốt mới có thể hoàn thành bài làm với kết quả cao.
Sau đây, hãy cùng tìm hiểu các bí kíp để vượt qua bài SHL test là gì nhé.
Đặt thời gian thực hành
Hầu hết các bài kiểm tra SHL đều được tính thời gian, vì vậy khi đặt thời gian thực hiện các bài kiểm tra thực hành là việc rất hữu ích. Nhờ đó bạn sẽ biết mình mất bao lâu để làm một bài để định hình được tổng thời gian hoàn thành bài thi. Nếu làm chậm cần điều chỉnh phương pháp làm bài cho hợp lý.
Thực hành kỹ các bài kiểm tra SHL test
Không có gì hiệu quả hơn khi thực hành kỹ các nội dung trước khi đi SHL test. Việc này cũng giúp ứng viên tránh bỡ ngỡ trước những câu hỏi khó trong bài thi. Khi ôn luyện thuần thục các bài thực hành thì ứng viên sẽ không phải bỡ ngỡ với các câu hỏi, có thời gian suy nghĩ và sự bình tĩnh để làm bài kiểm tra SHL.
Sử dụng các mẹo cơ bản
Thường thời gian làm bài SHL test từ 10 phút – 20 phút cho gần 20 câu hỏi, nghĩa là chỉ có khoảng 0.55 phút/câu hỏi. Đồng nghĩa với việc ứng viên gần như không có thời gian suy nghĩ mà phải lao vào tính toán và điền kết quả ngay.
Để rút ngắn thời gian thì khi làm bài, bạn cần sử dụng những mẹo cơ bản về tính toán, phân tích số. Nó sẽ giúp tiết kiệm thời gian hơn so với việc làm theo phương pháp truyền thống.
Phân chia thời gian làm bài hợp lý
Quản lý tốt thời gian, phân bố hợp lý sẽ giúp thí sinh hoàn thành hết các câu hỏi trong bài thi đúng thời gian quy định. Muốn đảm bảo thời gian thì trong quá trình luyện tập, các bạn cần phải chia thời gian cho từng nội dung câu hỏi. Câu nào dễ thì làm trước để phần thời gian thừa sẽ dành cho những câu khó sau.
Có kế hoạch nghỉ ngơi khoa học
Nghỉ ngơi khoa học cũng là phương pháp để bạn có kết quả thi tốt nhất. Thay vì chăm chăm ôn luyện không dành thời gian nghỉ ngơi khiến đầu óc các lúc nào cũng căng thẳng.
Bạn có thể đưa ra thời gian nghỉ ngơi cụ thể, ví dụ nghỉ 20 phút sau khi ôn luyện xong 1 môn học. Không thức quá khuya, ngủ quá muộn cũng sẽ làm đầu óc căng thẳng, thiếu ngủ gây ra hiện tượng mơ màng, mất trí nhớ…
Đến đây, bạn đọc đã hiểu về SHL test là gì rồi phải không? Hy vọng những nội dung chia sẻ trong bài viết này của CareerLink sẽ giúp mọi người có thêm kinh nghiệm, có sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng về kiến thức, kĩ năng và sức khỏe để hoàn thành bài SHL test thật tốt, đạt kết quả như ý nguyện.
Thành công trong kinh doanh thường xoay quanh việc tạo ra những sản phẩm mà khách hàng mong muốn một cách kịp thời và tiết kiệm chi phí. Lập kế hoạch sản xuất Production Planner là người giúp các công ty đạt được những mục tiêu đó. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu công việc của Production Planner là gì cùng với các vấn đề xung quanh thuật ngữ này nhé.
Production Planner là gì?
“Production Planner là Nhân viên kế hoạch sản xuất chịu trách nhiệm giám sát quá trình sản xuất theo đúng quy trình và lịch trình của công ty.”
Mục tiêu của Production Planner là thiết kế cách hiệu quả nhất để sản xuất và phân phối sản phẩm của công ty với mức chất lượng mong muốn. Một kế hoạch sản xuất được thiết kế tốt có thể giúp các công ty tăng sản lượng và tiết kiệm tiền bằng cách phát triển quy trình làm việc suôn sẻ hơn và giảm lãng phí.
Production Planner làm gì?
Tùy vào mục đích của từng doanh nghiệp mà nhiệm vụ của nhân viên Production Planner có thể khác nhau nhưng nhìn chung công việc phổ biến của họ bao gồm:
Lập kế hoạch và điều phối sản xuất, đảm bảo quá trình sản xuất không bị gián đoạn từ việc mua nguyên liệu thô đến xuất xưởng sản phẩm hoàn chỉnh.
Đánh giá nguyên liệu và thiết bị, đảm bảo chúng đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn của sản xuất.
Quản lý việc lập kế hoạch lực lượng lao động, đảm bảo đủ số lượng nhân viên cho tất cả các giai đoạn sản xuất.
Theo dõi ngân sách, đảm bảo rằng chi phí sản xuất luôn nằm trong giới hạn định trước.
Báo cáo tình trạng sản xuất bao gồm tiến độ, các vấn đề gặp phải cho quản lý cấp trên.
Xử lý các vấn đề gây gián đoạn trong sản xuất.
Giám sát kiểm soát chất lượng, đảm bảo sản phẩm cuối cùng đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng.
Quản lý mức tồn kho, không để xảy ra tình trạng dư thừa dẫn đến lãng phí cũng như không thiếu hụt làm sản xuất ngưng trệ.
Cải tiến quy trình, đưa ra các biện pháp nhằm tăng năng suất và giảm lãng phí.
Tương tác với các nhà cung cấp để cung cấp nguyên liệu kịp thời và đàm phán chi phí.
Dự báo nhu cầu sản xuất trong tương lai và lên kế hoạch phù hợp,
Mức lương của nhân viên kế hoạch sản xuất Production Planner
Mức lương của Production Planner là điều mà nhiều người muốn theo đuổi công việc này rất quan tâm. Mức lương của nhân viên kế hoạch sản xuất trung bình từ 7-15 triệu đồng/tháng tùy thuộc vào mức độ kinh nghiệm, kỹ năng cũng như đặc điểm của doanh nghiệp.
Nhân viên Production Planner cũng có thể đạt được mức lương 20 – 25 triệu đồng/tháng nếu dày dạn kinh nghiệm và có kỹ năng nổi bật.
Ở những vị trí cao hơn như quản lý, giám sát… mức thu nhập cũng cao hơn từ 30 – 60 triệu đồng/tháng.
Bên cạnh mức lương cứng, nhân viên Production Planner sẽ nhận được các thưởng thêm dựa vào kết quả sản xuất thực tế. Các phúc lợi này cũng đóng góp đáng kể đến mức thu nhập chung của Production Planner.
Yêu cầu tuyển dụng nhân viên Production Planner
Các yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với nhân viên Production Planner là gì?
Production Planner đóng vai trò cốt lõi trong bộ phận sản xuất đòi hỏi có khả năng chuyên môn cao. Để ứng tuyển vào vị trí này, bạn cần đáp ứng các yêu cầu sau:
– Có bằng đại học ở các chuyên ngành về sản xuất, kinh tế, tiếp thị…
– Kỹ năng giao tiếp và khả năng ngoại ngữ tốt do thường xuyên gặp gỡ đối tác và nhân viên trong và ngoài bộ phận.
– Am hiểu thị trường để có thể theo kịp và đáp ứng những thay đổi nhanh chóng.
– Làm việc nhóm tốt để phối hợp cùng các bộ phận khác đồng thời cũng cần khả năng làm việc độc lập để xử lý tốt các nhiệm vụ cá nhân.
– Khả năng chịu được áp lực cao do tính chất công việc có thể tăng ca thường xuyên để đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Các kỹ năng cần thiết của một Production Planner giỏi
Hầu hết các công ty đều có tiêu chuẩn cụ thể khi tuyển dụng Production Planner. Nếu muốn ứng tuyển vào vị trí này, bạn cần chuẩn bị tốt các kỹ năng này.
Kỹ năng phân tích
Production Planner sử dụng kỹ năng phân tích để phân tích dữ liệu và thông tin về quy trình sản xuất. Họ cần có khả năng diễn giải dữ liệu, đánh giá sự thành công của một quy trình và xác định cách cải thiện nó. Production Planner lập kế hoạch sản xuất cũng sử dụng kỹ năng phân tích khi lập lịch trình cho các quy trình sản xuất. Họ cần hiểu mỗi bước trong quy trình mất bao lâu để có thể tạo một lịch trình chính xác nhằm đảm bảo tất cả các bước được hoàn thành đúng thời hạn.
Kỹ năng lập kế hoạch
Production Planner sử dụng kỹ năng lập kế hoạch để tạo lịch trình sản xuất phác thảo các bước của dự án và khi nào chúng sẽ diễn ra. Điều này bao gồm việc xác định mỗi giai đoạn có thể mất bao lâu, những nguồn lực nào cần thiết cho mỗi giai đoạn và thời hạn nào mà các giai đoạn nhất định phải được hoàn thành. Production Planner cũng sử dụng kỹ năng lập kế hoạch để phân công ca làm việc cho nhân viên và xác định khi nào cần bảo trì thiết bị.
Nhanh nhạy, xử lý vấn đề nhanh chóng
Từ quá trình nghiên cứu thị trường, lên kế hoạch sản xuất và hoàn thiện một sản phẩm thường trải qua rất nhiều vấn đề không lường trước được. Vì vậy Production Planner cần có khả năng xử lý và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng. Để làm tốt công việc, bạn phải giữ được sự bình tĩnh, kiểm soát tốt cảm xúc, tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ để đưa ra giải pháp tốt nhất cho tất cả các bên.
Kỹ năng sử dụng thành thạo công cụ hỗ trợ công nghệ cao
Là người giám sát, theo dõi quá trình sản xuất từ đầu đến cuối nên công việc của Production Planner không thể thiếu việc ghi chép và quản lý tài liệu. Bên cạnh Word, Excel, Powerpoint, email… thì sử dụng thành thạo phần mềm sản xuất cũng rất cần thiết để hoàn thành công việc.
Quản lý thời gian
Quản lý thời gian là khả năng lập kế hoạch và theo dõi công việc của bạn để bạn có thể hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn. Production Planner thường có nhiều dự án cùng một lúc, điều này đòi hỏi họ phải quản lý thời gian một cách hiệu quả. Kỹ năng này giúp họ đáp ứng thời hạn cho từng dự án mà họ giám sát và đảm bảo rằng tất cả các dự án đang tiến triển suôn sẻ.
Tìm việc Production Planner ở đâu?
Để tìm việc Production Planner bạn có thể truy cập vào các trang web việc làm uy tín như CareerLink.vn hoặc tham gia các hội nhóm hỗ trợ tìm kiếm việc làm trên mạng xã hội như Facebook. Tạo hồ sơ trên LinkedIn và kết nối với những đơn vị sản xuất cũng giúp bạn sớm tìm được cơ hội việc làm.
Hy vọng các thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc hiểu được Production Planner là gì. Truy cập vào Careerlink.vn để tìm hiểu thêm nhiều vị trí và ngành nghề khác nhé.
Trong hoạt động kinh doanh, quản lý thời gian và tài nguyên là yếu tố quan trọng để mỗi doanh nghiệp chạm tay đến thành công. Đặc biệt với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc quản lý các hoạt động nhân sự như tính lương, quản trị phúc lợi và tuân thủ luật lao động thường đòi hỏi rất nhiều thời gian và nguồn lực. Để giải quyết vấn đề này, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn giải pháp thông minh là hợp tác với các đơn vị PEO. Hãy cùng CareerLink khám phá PEO là gì và những lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp sau đây nhé.
PEO là gì?
“Tổ chức sử dụng lao động chuyên nghiệp (PEO) là các công ty cung cấp dịch vụ trả lương, phúc lợi và nhân sự toàn diện cho các doanh nghiệp nhỏ.”
PEO giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng về quản lý nhân sự bằng cách thay doanh nghiệp tiếp nhận các nhiệm vụ như: tuyển dụng, quản lý nhân viên, xử lý các vấn đề về lương, thuế và bảo hiểm cho người lao động. Điều này giúp các doanh nghiệp tập trung hơn vào hoạt động kinh doanh chính của mình, tiết kiệm chi phí và giảm thiểu những rủi ro về mặt pháp lý.
PEO đặc biệt phù hợp với các startup, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng cũng có thể phù hợp với các doanh nghiệp lớn. Sự phát triển nhanh chóng của thị trường PEO chứng tỏ các doanh nghiệp ngày càng nhận thức rõ ràng về những lợi ích mà dịch vụ này mang đến cho họ.
Các dịch vụ PEO cung cấp cho doanh nghiệp
Tuyển dụng và lựa chọn nhân tài
PEO hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng mô tả công việc, quảng cáo tuyển dụng, lọc hồ sơ, kiểm tra lý lịch, tổ chức phỏng vấn để thu hút ứng viên và lựa chọn nhân sự phù hợp cho doanh nghiệp.
Quản lý lương, thưởng và nghĩa vụ thuế
PEO xử lý các quy trình liên quan đến chi trả lương, báo cáo thuế, nộp thay thuế thu nhập cá nhân và cung cấp các hóa đơn khấu trừ thuế cần thiết.
Quản lý phúc lợi
PEO quản lý các chế độ bảo hiểm y tế, tài khoản hưu trí, thời gian nghỉ phép và các chương trình phúc lợi khác, đồng thời hỗ trợ đăng ký, thay đổi và giải đáp những thắc mắc của nhân viên về chế độ phúc lợi.
Quản lý rủi ro
PEO đảm bảo rằng doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp luật về lao động, hỗ trợ mua bảo hiểm kinh doanh, xử lý tai nạn lao động cũng như triển khai các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn lao động.
Đào tạo và phát triển
Một số PEO cung cấp quyền truy cập vào các nền tảng đào tạo trực tuyến, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực của nhân viên một cách hiệu quả.
Nói tóm lại, PEO không chỉ làm giảm gánh nặng về quản lý nhân sự mà còn cung cấp các dịch vụ chất lượng, giúp doanh nghiệp tập trung vào hoạt động kinh doanh chính của mình.
Lợi ích khi sử dụng PEO
Tiết kiệm chi phí tuyển dụng
Khi doanh nghiệp hợp tác với PEO trong quá trình tuyển dụng nhân sự, họ có thể hưởng lợi đáng kể từ việc tiết kiệm chi phí bởi vì PEO giúp doanh nghiệp giảm bớt các khoản chi phí liên quan đến việc duy trì một bộ phận nhân sự riêng.
Cụ thể, PEO không chỉ giúp doanh nghiệp tránh khỏi việc phải xây dựng và duy trì quy trình tuyển dụng phức tạp mà còn loại bỏ các chi phí phát sinh như đào tạo nội bộ và hướng dẫn nghiệp vụ. Điều này làm cho quá trình tuyển dụng trở nên hiệu quả và kinh tế hơn đối với cả hai bên.
Khi đã hiểu rõ lợi ích của PEO là gì, doanh nghiệp có thể tận dụng kinh nghiệm và tài nguyên của một đối tác chuyên nghiệp trong lĩnh vực nhân sự để tiết kiệm chi phí và tập trung vào các mục tiêu kinh doanh quan trọng hơn. Đồng thời, việc này cũng giảm bớt rủi ro và nâng cao hiệu suất làm việc của doanh nghiệp. Nhờ vào sự hiểu biết và sự linh hoạt của PEO, các doanh nghiệp có thể đạt được kết quả tốt hơn trong quá trình tuyển dụng mà không cần phải đầu tư nhiều nguồn lực và thời gian.
Tiết kiệm chi phí quản lý phúc lợi
PEO đóng vai trò như bộ phận nhân sự của doanh nghiệp và chịu trách nhiệm xử lý mọi vấn đề liên quan đến phúc lợi của nhân viên. Tất cả các quyền lợi như tiền lương, thưởng, bảo hiểm xã hội và các phúc lợi khác sẽ được PEO quản lý và thực hiện.
Một trong những lợi ích lớn khi sử dụng PEO là doanh nghiệp không cần phải mất thời gian và nguồn lực cho việc quản lý các chế độ phúc lợi của nhân viên. PEO sẽ đảm nhận mọi công việc từ việc thiết kế gói phúc lợi cho đến xử lý các yêu cầu và thắc mắc từ nhân viên.
Ngoài ra, nếu doanh nghiệp muốn cung cấp thêm các dịch vụ phúc lợi như thăm khám sức khỏe cho nhân viên, PEO sẽ là đối tác tin cậy để tư vấn và giải quyết vấn đề này với mức giá hợp lý. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa quản lý phúc lợi một cách hiệu quả.
Tiết kiệm thời gian
Một trong những lợi ích lớn khi sử dụng dịch vụ của PEO trong tuyển dụng là tiết kiệm thời gian. PEO là một tổ chức chuyên nghiệp với nguồn ứng viên đa dạng và chất lượng, giúp doanh nghiệp không phải tốn thời gian và công sức vào quá trình tìm kiếm ứng viên.
Thay vì phải đăng tin tuyển dụng trên nhiều nền tảng nhưng vẫn gặp khó khăn trong việc thu hút ứng viên phù hợp, doanh nghiệp chỉ cần hợp tác với PEO để tiếp cận nguồn nhân lực chất lượng một cách hiệu quả nhất. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và tập trung vào các hoạt động kinh doanh quan trọng khác.
Hạn chế rủi ro
Khi hợp tác với PEO, doanh nghiệp có thể hạn chế rủi ro trong quá trình tuyển dụng và quản lý nhân sự. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ, thường thiếu kinh nghiệm trong việc tuyển dụng, một sơ suất nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến uy tín của công ty.
Từ 3 lợi ích kể trên, PEO giúp doanh nghiệp tránh được những sai sót không đáng có trong quá trình tuyển dụng. Bên cạnh đó, việc quản lý nhân sự và chế độ phúc lợi là một quá trình phức tạp, đòi hỏi kinh nghiệm và sự chuyên nghiệp. Với đội ngũ giàu kinh nghiệm, PEO sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro liên quan đến việc không tuân thủ các quy định pháp lý về vấn đề nhân sự, giữ vững uy tín của công ty trong mắt cả nhân viên và cộng đồng.
Từ một khái niệm tương đối khó hiểu, giờ đây, tin rằng bạn không còn thắc mắc PEO là gì. Nếu bạn đang là chủ của một doanh nghiệp vừa hoặc nhỏ và cần tìm kiếm giải pháp tối ưu hóa chi phí quản lý nhân sự cho doanh nghiệp của mình thì hãy thử hợp tác với PEO.
Nếu mới tìm hiểu về bảo hiểm, có thể bạn sẽ thắc mắc bảo hiểm là gì, vai trò của bảo hiểm cũng như các loại hình và thuật ngữ thường dùng. Hãy cùng CareerLink giải đáp các thắc mắc này qua nội dung sau đây nhé.
Bảo hiểm là gì?
“Bảo hiểm là hoạt động mà trong đó người tham gia sẽ được hưởng các khoản trợ cấp khi có sự cố xảy ra theo chế độ cụ thể.”
Thông qua các khoản đóng góp cho bản thân, gia đình hoặc món tài sản nào đó, khi có rủi ro xảy ra thì người tham gia sẽ được chi trả một phần chi phí nào đó từ các tổ chức chịu trách nhiệm thanh toán bồi thường theo quy định trong hợp đồng.
Lịch sử hình thành
Bảo hiểm có nguồn gốc từ các quỹ hỗ trợ được thành lập bởi những người có mối quan hệ trong cùng một lĩnh vực nhằm giúp đỡ các thành viên gặp khó khăn. Hình thức này xuất hiện lần đầu tiên hơn 4000 năm trước Công nguyên bởi các thợ đá ở Ai Cập. Sau đó, hình thức bảo hiểm thương mại đầu tiên xuất hiện ở Babylon vào khoảng 1700 năm trước Công nguyên.
Theo thời gian, các phương thức và kỹ thuật thực hiện kinh doanh bảo hiểm ngày càng phát triển với hơn 100 loại bảo hiểm được phân thành 3 nhóm chính là bảo hiểm tài sản, bảo hiểm con người và bảo hiểm trách nhiệm.
Đặc điểm của bảo hiểm
Đặc điểm của bảo hiểm là sự đảm bảo theo hợp đồng được giao kết giữa công ty bảo hiểm và người mua bảo hiểm.
Công ty bảo hiểm sẽ nhận phí bảo hiểm và có trách nhiệm thanh toán chi phí bồi thường thiệt hại khi xảy ra sự kiện bảo hiểm như thiên tai, tai nạn hoặc liên quan đến tính mạng con người như tử vong, bệnh tật… cho người mua bảo hiểm.
Các loại bảo hiểm phổ biến
Dựa vào tình chất của loại hình kinh doanh, bảo hiểm được chia thành bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thương mại.
Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế do Bộ lao động thương binh xã hội và Bộ Y tế chịu trách nhiệm
Bảo hiểm thương mại là hình thức kinh doanh có sự tham gia của nhiều tổ chức kinh tế do Bộ Tài chính quản lý. Hình thức bảo hiểm này còn được hiểu là sự kết hợp giữa hoạt động thương mại và quản lý rủi ro, vì vậy còn được gọi là bảo hiểm rủi ro.
Khi xã hội ngày càng phát triển và chất lượng cuộc sống được nâng cao, con người muốn đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình khi xảy ra bất trắc nên bảo hiểm cũng ngày càng phát triển để phù hợp với nhu cầu.
Dựa vào mục đích sử dụng, có nhiều loại bảo hiểm như bảo hiểm hỏa hoạn, cháy nổ; bảo hiểm hàng hóa; bảo hiểm tàu thuyền; bảo hiểm nhân thọ; bảo hiểm xe cơ giới…
Dựa vào ý chí của các bên có các loại bảo hiểm tự nguyện và bắt buộc. Bảo hiểm tự nguyện là hình thức bảo hiểm mà người tham gia có thể lựa chọn mức đóng phù hợp với điều kiện của bản thân, trong khi đó bảo hiểm bắt buộc là loại hình bảo hiểm được nhà nước quy định một số đối tượng phải tham gia.
Dựa vào mục tiêu của hành động có bảo hiểm thương mại (giúp đảm bảo hiệu quả về chi phí) và phi thương mại (nhằm mục đích hỗ trợ, giúp đỡ).
Dựa vào đối tượng bảo hiểm có bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Bảo hiểm con người bao gồm bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm phẫu thuật, bảo hiểm khách du lịch, bảo hiểm nhân thọ… liên quan đến tính mạng, tuổi thọ, tình trạng sức khỏe của con người.
Đặc điểm chung của các loại hình bảo hiểm con người là áp dụng nguyên tắc khoán, có nghĩa là số tiền tham gia bảo hiểm và số tiền thanh toán sẽ dựa trên quy định chủ quan của hợp đồng, không dựa vào thiệt hại thực tế.
Trong bảo hiểm con người, mỗi đối tượng bảo hiểm có thể được bảo hiểm với nhiều tổ chức bảo hiểm khác nhau. Mỗi bên bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường độc lập khi có sự cố xảy ra.
Bảo hiểm tài sản là hình thức bảo hiểm mà đối tượng được bảo hiểm là tài sản của người tham gia bảo hiểm. Đó thường là các tài sản có giá trị lớn như xe máy, ô tô…
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự gồm các loại như bảo hiểm trách nhiệm của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm của chủ doanh nghiệp với người lao động… Trách nhiệm dân sự có thể hiểu là trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản, con người do mình gây ra cho người khác.
Đối tượng được bảo hiểm trong bảo hiểm dân sự là các bên thứ ba – là những người bị thiệt hại về tính mạng và tài sản trong sự cố được quy định trong bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường.
Mức bảo hiểm dựa vào thiệt hại thực tế mà bên thứ ba phải gánh chịu. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự cũng được coi là bảo hiểm thiệt hại và bảo hiểm tài sản theo các nguyên tắc bồi thường, chuyển giao quyền hợp pháp.
Vai trò của bảo hiểm đối với cuộc sống con người
Bảo hiểm có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống vì mang đến nhiều quyền lợi cho người tham gia. Vậy cụ thể vai trò của bảo hiểm là gì?
Hỗ trợ tài chính kịp thời cho người tham gia khi có sự cố xảy ra nhằm giảm thiểu mức độ thiệt hại đến mức thấp nhất có thể.
Là giải pháp tích lũy tài chính ổn định giúp người tham gia an tâm hơn trước các sự cố có thể xảy ra liên quan đến sức khỏe và tài sản.
Là cách thể hiện sự quan tâm đến những người thân yêu nhất.
Là cách để đóng góp một phần vào sự phát triển của nền kinh tế thông qua quỹ dự trữ tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm, tạo công ăn việc làm và bù đắp cho những mất mát của người khác, đảm bảo an sinh xã hội ổn định.
Các thuật ngữ thường dùng trong bảo hiểm
Đối tượng bảo hiểm là gì?
Đối tượng bảo hiểm là người chịu rủi ro trực tiếp và nhận được bổi thường được quy định trong hợp đồng.
Hợp đồng bảo hiểm là gì?
Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa người mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm. Trách nhiệm của người mua là đóng phí đúng hạn và trách nhiệm của bên bán là chi trả các khoản bồi thường cho người tham gia hoặc người thụ hưởng khi có sự kiện bảo hiểm.
Quỹ bảo hiểm xã hội
Đây là quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước, được đóng góp từ người sử dụng lao động, người lao động và sự hỗ trợ của nhà nước.
Quỹ bảo hiểm y tế
Quỹ bảo hiểm y tế là quỹ tài chính được đóng góp từ nhiều nguồn khác nhau dùng để chi trả cho chi phí khám, chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế; cho chi phí quản lý bộ máy tổ chức và các chi phí khác.
Thời gian đóng bảo hiểm xã hội
Thời gian này được tính từ lúc tham gia bảo hiểm đến khi ngừng đóng. Trong trường hợp đóng không liên tục thì thời gian sẽ được tính là tổng thời gian đã đóng.
Doanh nghiệp bảo hiểm
Còn được gọi là công ty bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập, hoạt động theo quy định của luật kinh doanh bảo hiểm.
Đại lý bảo hiểm
Đây là các cá nhân hay tổ chức được các công ty bảo hiểm ủy quyền thực hiện các hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định dành cho các đại lý của Luật kinh doanh bảo hiểm.
Bên mua bảo hiểm
Bên mua bảo hiểm là các cá nhân hoặc tổ chức ký kết hợp đồng bảo hiểm với các doanh nghiệp bảo hiểm và có trách nhiệm đóng phí bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có thể là người được thụ hưởng hoặc người được bảo hiểm.
Người được bảo hiểm
Đây là các cá nhân hoặc tổ chức có quyền công dân, trách nhiệm dân sự được hợp đồng bảo hiểm bảo vệ theo quy định và chế độ đã ký kết. Người được bảo hiểm có thể vừa là bên thụ hưởng hợp đồng khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Người thụ hưởng
Người thụ hưởng là các cá nhân hoặc tổ chức được chỉ định nhận các khoản bảo hiểm theo hợp đồng đã ký.
Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm là khoản tiền mà người mua bảo hiểm phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm theo thời gian và cách thức được thỏa thuận.
Số tiền bảo hiểm
Đây là khoản tiền được ghi chi tiết trên hợp đồng, dựa vào đó thể hiện rõ ràng về quyền lợi được hưởng.
Các nguyên tắc trong bảo hiểm
Trung thực tuyệt đối
Các bên tham gia bảo hiểm từ bên được bảo hiểm đến doanh nghiệp bảo hiểm đều phải trung thực. Hợp đồng bảo hiểm chỉ có giá trị pháp lý khi dựa trên thông tin trung thực từ các bên.
Nguyên tắc bồi thường
Trong mọi trường hợp, số tiền bồi thường sẽ không được lớn hơn thiệt hại khi có sự cố xảy ra nhằm ngăn chặn việc trục lợi.
Nguyên tắc thế quyền
Nguyên tắc này thường áp dụng cho bảo hiểm tài sản và trách nhiệm dân sự khi có bên thứ 3 phải chịu trách nhiệm cho những thiệt hại của bên được bảo hiểm. Theo đó, công ty bảo hiểm sau khi hoàn tất bồi thường cho người được bảo hiểm sẽ được phép đòi bên thứ ba bồi thường theo giới hạn đặt ra.
Nguyên tắc đóng góp bồi thường
Trong trường hợp cá nhân hoặc tổ chức tham gia nhiều bảo hiểm thì khi có sự cố xảy ra các công ty bảo hiểm sẽ cùng đóng góp bồi thường nhưng không lớn hơn giá trị thiệt hại.
Nguyên tắc “nguyên nhân gần”
Nguyên nhân gần là nguyên nhân trực tiếp và quyết định kết quả xảy ra. Nguyên tắc này được hiểu là bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường khi tổn thất được hình thành từ chuỗi sự kiện có liên quan, thuộc phạm vi rủi ro trong hợp đồng.
Ví dụ, một người tham gia bảo hiểm tai nạn bị không may bị gãy tay. Sau đó được đưa đến bệnh viện chữa trị, vô tình mắc bệnh truyền nhiễm và qua đời. Như vậy nguyên nhân qua đời do bệnh truyền nhiễm không được tính là nguyên nhân gần và bảo hiểm sẽ không chi trả cho sự cố qua đời vì bệnh truyền nhiễm này.
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong bảo hiểm là gì cùng những điều cần biết trước khi tham gia bảo hiểm. Đừng quên truy cập vào CareerLink để tìm hiểu thêm về các thuật ngữ khác nhé.
Các ngành công nghiệp trọng điểm đóng vai trò quan trọng trong các chiến lược phát triển kinh tế của mỗi quốc gia và cũng có sức ảnh hưởng đến các ngành khác. Vậy ngành công nghiệp trọng điểm là gì? Đặc điểm và vai trò của các ngành này ở Việt Nam có tác động đến nền kinh tế như thế nào? Cùng tìm hiểu chi thiết qua bài viết sau nhé.
Ngành công nghiệp trọng điểm là gì?
“Ngành công nghiệp trọng điểm là ngành có vai trò then chốt trong nền kinh tế, đóng góp to lớn vào GDP, thu hút đầu tư mạnh mẽ, sở hữu tiềm năng phát triển vượt trội và góp phần thúc đẩy tăng trưởng chung cho đất nước.”
Đặc điểm của ngành công nghiệp trọng điểm
Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật của các ngành kinh tế trọng điểm:
Chiếm tỷ trọng cao về giá trị sản lượng
Ngành công nghiệp trọng điểm thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản lượng công nghiệp quốc gia, đóng góp đáng kể vào GDP. Ví dụ: Ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm chiếm 20% GDP của Việt Nam năm 2023.
Có tác động lan tỏa
Phát triển ngành công nghiệp trọng điểm sẽ tác động tích cực đến các ngành kinh tế khác, thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế. Ví dụ: Ngành công nghiệp cơ khí cung cấp máy móc, thiết bị cho các ngành công nghiệp khác như dệt may, điện tử…
Có khả năng cạnh tranh cao
Ngành công nghiệp trọng điểm thường có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Ví dụ: Ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang hơn 180 quốc gia trên thế giới.
Có tiềm năng phát triển lớn
Ngành công nghiệp trọng điểm sở hữu tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai, góp phần nâng cao vị thế quốc gia trên thị trường quốc tế. Ví dụ: Ngành công nghiệp du lịch của Việt Nam được dự báo sẽ thu hút 80 triệu du khách quốc tế vào năm 2030.
Sử dụng nhiều lao động
Ngành công nghiệp trọng điểm thường sử dụng nhiều lao động, góp phần giải quyết vấn đề việc làm và nâng cao đời sống cho người dân. Ví dụ: Ngành dệt may của Việt Nam sử dụng hơn 5 triệu lao động.
Áp dụng nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật
Ngành công nghiệp trọng điểm thường áp dụng nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm. Ví dụ: Ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam áp dụng công nghệ robot và trí tuệ nhân tạo trong sản xuất.
Có tác động đến môi trường
Ngành công nghiệp trọng điểm có thể có tác động đến môi trường nếu không được quản lý tốt. Ví dụ: Ngành công nghiệp hóa chất có thể thải ra các chất độc hại gây ô nhiễm môi trường.
Vai trò của ngành công nghiệp trọng điểm
Ngành công nghiệp trọng điểm đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia. Dưới đây là một số lý do chính:
Động lực tăng trưởng kinh tế
Các ngành trọng điểm đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo ra sản phẩm, dịch vụ có giá trị cao, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy xuất khẩu, gia tăng kim ngạch ngoại hối và góp phần nâng cao GDP cho quốc gia. Ngoài ra, các ngành công nghiệp trọng điểm thường có tiềm năng sinh lời cao, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế.
Nâng cao năng lực cạnh tranh
Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia trên thị trường quốc tế, thu hút nguồn lực công nghệ tiên tiến, góp phần hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả. Các sản phẩm công nghiệp trọng điểm chất lượng cao góp phần xây dựng thương hiệu quốc gia, nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế.
Góp phần tạo việc làm
Các ngành công nghiệp trọng điểm thường sử dụng nhiều lao động, góp phần giải quyết vấn đề việc làm, đặc biệt ở các khu vực nông thôn hoặc vùng cao, giúp nâng cao đời sống cho người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Mức lương trong ngành công nghiệp trọng điểm thường cao hơn so với các ngành khác, giúp nâng cao thu nhập cho người lao động.
Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển sản xuất
Các ngành công nghiệp trọng điểm đưa trang thiết bị, công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất, giúp cải thiện năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Việt Nam
Ở Việt Nam, bạn có biết các ngành công nghiệp trọng điểm là gì không? Hãy cùng tham khảo nội dung sau đây xem câu trả lời của bạn có chính xác không nhé.
Công nghiệp chế biến, chế tạo
Đây là ngành công nghiệp có đóng góp lớn nhất cho GDP của Việt Nam, bao gồm các ngành như: điện tử, dệt may, da giày, cơ khí, hóa chất… Các sản phẩm dệt may của Việt Nam được xuất khẩu sang hơn 180 quốc gia trên thế giới, với thị trường chính là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Công nghiệp năng lượng
Ngành công nghiệp năng lượng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, bao gồm các ngành như: điện lực, than, dầu khí…
Công nghiệp khai khoáng
Ngành công nghiệp khai khoáng cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác, bao gồm các ngành như: than, khoáng sản, dầu khí… Việt Nam có tiềm năng lớn về khoáng sản với nhiều loại khoáng sản có giá trị như than đá, quặng sắt, quặng đồng, bauxite…
Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
Ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước và xuất khẩu sang thị trường quốc tế. Ngành này đóng góp hơn 20% GDP của Việt Nam, là nguồn cung cấp lương thực chủ yếu cho người dân và xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới. Một số sản phẩm chủ lực của ngành bao gồm gạo, cà phê, thủy sản, trái cây, rau quả…
Công nghiệp hóa chất
Ngành hóa chất đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp khác như dệt may, da giày, cao su… Một số sản phẩm chủ lực của ngành bao gồm phân bón, hóa chất nông nghiệp, hóa chất dệt may, hóa chất da giày…
Công nghiệp du lịch
Ngành du lịch là một trong những ngành kinh tế có tiềm năng phát triển mạnh mẽ của Việt Nam, thu hút nhiều du khách quốc tế đến tham quan. Ngành này đóng góp quan trọng vào việc tạo ra việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương.
Công nghiệp điện
Ngành công nghiệp điện tại Việt Nam đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống xã hội. Nhu cầu sử dụng điện ngày càng gia tăng do hoạt động sản xuất – kinh doanh phát triển mạnh mẽ. Nhờ lợi thế về hệ thống sông ngòi phong phú và nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, Việt Nam có tiềm năng to lớn để phát triển ngành công nghiệp điện. Do đó, đây được xem là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm được ưu tiên đầu tư phát triển.
Hệ thống điện Việt Nam hiện nay bao gồm các nhà máy thủy điện lớn như Hòa Bình, Sơn La, Trị An, Đồng Nai và các nhà máy nhiệt điện như Phả Lại, Phú Mỹ. Việc phát triển các nhà máy này góp phần đảm bảo nguồn cung điện ổn định cho đất nước, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các ngành kinh tế và đời sống dân sinh.
Danh sách trên chỉ bao gồm một số ngành công nghiệp trọng điểm tiêu biểu của Việt Nam. Ngoài ra, còn có một số ngành công nghiệp khác cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia.
Qua bài viết trên có thể bạn đã nắm được khái niệm ngành công nghiệp trọng điểm là gì, tầm quan trọng và một số ngành công nghiệp trọng điểm tại Việt Nam. Hy vọng các thông tin trên sẽ hữu ích và hỗ trợ bạn lựa chọn ngành nghề phù hợp cho bản thân.