Blog

Event concept là gì? Phân biệt concept sự kiện và idea sự kiện

Concept là yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ sự kiện nào bởi nó chứa định hướng và thông điệp của người tổ chức dù là cá nhân hay doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu event concept là gì và cách để có được concept sự kiện thật ấn tượng nhé. 

Event concept là gì?

“Event concept là những ý tưởng chính xuyên suốt toàn bộ sự kiện từ phong cách trang trí cho đến các hoạt động, trò chơi diễn ra trong sự kiện.”

Concept sự kiện có thể gồm nhiều ý tưởng khác nhau kết hợp lại nhưng vẫn giữ được nội dung thông điệp mà doanh nghiệp muốn hướng đến. 

Vai trò của concept trong tổ chức sự kiện

Concept là yếu tố không thể thiếu của một sự kiện thành công. Mọi thứ từ thiết kế, ánh sáng, âm thanh đến các tiết mục văn nghệ đều phải xoay quanh concept. Tất cả những yếu tố này tạo thành một thể thống nhất truyền tải thông điệp mà ban tổ chức muốn gửi đến người tham dự. Do đó, cần nhiều thời gian để nghiên cứu, khám phá ra nhiều ý tưởng để có một concept mới mẻ, độc đáo nhưng không kém phần ý nghĩa. 

Sự khác biệt giữa event concept và event idea

Điểm khác biệt giữa event idea và event concept là gì? Hãy cùng đi tìm câu trả lời ngay sau đây nhé. 

Event concept là ý tưởng tổng quát giúp định hướng cho toàn bộ các khâu tổ chức của sự kiện. Event concept gồm nhiều idea, mỗi idea là một chi tiết góp phần làm nổi bật concept. 

Idea sự kiện là những ý tưởng nhỏ để thể hiện từng hạng mục trong concept giúp tạo nên một sự kiện đáng nhớ. Chỉ cần một khoảnh khắc độc đáo cũng đủ để người tham dự bị ấn tượng và chia sẻ về sự kiện với những người khác. 

Các bước để triển khai một event concept

Lên ý tưởng chủ đề

Trả lời các câu hỏi sau sẽ giúp bạn tìm được ý tưởng sự kiện phù hợp với khách hàng. 

  • Mục đích của sự kiện là gì, doanh nghiệp muốn nhận được điều gì sau khi sự kiện diễn ra. 
  • Khách tham dự sự kiện là ai. Họ ở độ tuổi nào, có thu nhập ra sao và có xu hướng mua sắm như thế nào. 
  • Doanh nghiệp muốn truyền tải điều gì thông qua sự kiện. 
  • Phạm vi ngân sách của sự kiện là bao nhiêu?
  • Sự kiện trước đó của doanh nghiệp được tổ chức ra sao, diễn ra như thế nào? Điều gì nên phát huy và điểm nào cần tránh lặp lại. 

Sau khi có được câu trả lời cho những câu hỏi này, nhóm tổ chức event sẽ ngồi lại cùng nhau để tìm ra ý tưởng theo cách nhìn của từng thành viên. Mục đích cuối cùng là tìm ra ý tưởng phù hợp nhất với nhu cầu khách hàng nên việc đưa ra các lý lẽ tranh luận là cần thiết. 

Xây dựng kịch bản 

Bước tiếp theo sau khi đã chọn được ý tưởng concept là tạo kịch bản giúp cho các bộ phận biết nhiệm vụ mình cần thực hiện. 

Kịch bản sự kiện càng cụ thể thì các bộ phận sẽ hợp tác với nhau ăn ý hơn cũng như có thể xử lý nhanh các sự cố ngoài kịch bản. Kịch bản sự kiện thường sẽ có các nội dung như thời gian, nhân sự thực hiện, việc cần làm, thiết bị cần chuẩn bị, lưu ý… Một kịch bản hoàn chỉnh sẽ bao gồm các tình huống có thể phát sinh trong quá trình sự kiện diễn ra. Các tình huống này cũng cần được tổng duyệt trước thời gian sự kiện chính thức diễn ra. 

Tìm kiếm địa điểm tổ chức

Địa điểm tổ chức cần phù hợp với ý tưởng concept được duyệt. Chẳng hạn, một sự kiện trang trọng có thể chọn địa điểm tổ chức là các khách sạn 5 sao trong nhà, trong khi các sự kiện năng động, kết nối mọi người, sự kiện thể theo thường được tổ chức ngoài trời. Dù là địa điểm nào thì cũng nên tiến hành tìm kiếm sớm để có nhiều lựa chọn hơn. 

Một vài điều lưu ý khi lựa chọn địa điểm tổ chức:

  • Nên tìm kiếm nhiều địa điểm để tối ưu ngân sách;
  • Địa điểm có quy mô thế nào, ở trung tâm hay ngoại ô, có thuận tiện cho người tham dự hay không…;
  • Phương án dự trù khi thời tiết không thuận lợi;
  • Chất lượng dịch vụ, thức ăn như thế nào…

Lên ý tưởng trang trí

Phong cách trang trí phù hợp sẽ góp phần là nổi bật concept sự kiện, từ đó thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu. Những chi tiết trang trí của event cần hài hòa với tổng thể từ màu sắc, banner, quà tặng… 

Top concept sự kiện theo từng chủ đề cụ thể

Lễ hội hóa trang

Không khí hài hước, có sự kết nối giữa người tổ chức và khách mời, cho khách mời có “đất diễn là những ưu điểm của sự kiện theo ý tưởng này. Tuy nhiên đi kèm với đó là những nhược điểm như bạn phải chắc chắn khách mời nắm được chủ đề. 

Phong cách hoàng cung

Nếu bạn muốn có một concept cổ điển mang phong cách châu Á thì có thể lấy ý tưởng từ những kiến trúc của cung đình Huế, Tử Cấm Thành… Những thiết kế hoặc sản phẩm mang phong cách châu Á xưa rất phù hợp với concept này. 

Phong cách những năm 80

Concept sự kiện theo phong cách này sẽ mang đến cho người tham dự không gia cổ điển của thập niên 80s. Điểm nổi bật của concept này là đơn giản, ví dụ như áo phông, áo sơ mi rộng có màu sắc sặc sỡ kèm theo quần ống loe với giai điệu disco đầy sôi động. Cũng giống như concept hoàng cung, bạn cũng cần thông báo trước cho khách mời để họ có thể chuẩn bị trang phục phù hợp. 

Phong cách hiện đại 

Điển hình của concept sự kiện theo phong cách hiện đại như gương, kính hay các khối hình học lơ lửng. Concept này thường được lựa chọn cho các sự kiện xa xỉ hoặc liên quan đến bất động sản. 

Vậy là chúng ta vừa cùng tìm hiểu event concept là gì cũng như các bước để có một event concept độc đáo và mới mẻ. Hãy truy cập vào CareerLink.vn để tìm hiểu thêm nhiều thuật ngữ thú vị khác cũng như tìm được công việc phù hợp với mình nhé. 

Thu Trang

Read more

Internship là gì? Vị trí intern phổ biến dành cho sinh viên

Intern, internship là thuật ngữ không quá xa lạ với nhiều người hiện nay. Tuy nhiên, cũng có khá nhiều bạn trẻ chưa hiểu hết internship là gì, cũng như tiêu chí lựa chọn vị trí cũng như doanh nghiệp thực tập. Trong bài viết sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này nhé.

Internship là gì? Vị trí intern phổ biến dành cho sinh viên

Internship là gì?

Intern là người đảm nhận vị trí thực tập sinh, nhân viên thực tập trong các công ty. Mục đích của việc thực tập là tìm hiểu về môi trường làm việc thực tế cũng như rèn luyện thêm kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm, đồng thời xây dựng được các mối quan hệ ban đầu.

“Internship hay kỳ thực tập là khoảng thời gian mà một người làm việc cho doanh nghiệp nhằm tích lũy kinh nghiệm về một loại công việc cụ thể”.

Tùy thuộc vào ngành học và chương trình đào tạo mà thời gian thực tập sẽ khác nhau. Tuy nhiên, internship thường trong khoảng thời gian từ 3-6 tháng.

Tiêu chí lựa chọn nơi thực tập

Internship sẽ giúp các bạn sinh viên có được trải nghiệm thực tế về ngành học mình theo đuổi. Tuy nhiên, có nhiều bạn gặp khó khăn trong thời gian này. Lí do là vì chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về tâm lý cũng như công việc mà mình đảm nhận. Vì thế, trước khi chọn nơi thực tập, bạn cần cân nhắc các yếu tố sau:

Mức độ phù hợp

Hãy chọn nơi thực tập mà ở đó bạn được làm việc, được trải nghiệm để có thêm nhiều kinh nghiệm thay vì chọn đại một nơi nào đó cho có.

Xây dựng và mở rộng mối quan hệ

Bạn cũng cần chọn công ty nơi có môi trường làm việc tốt, có nhiều đồng nghiệp, khách hàng để được gặp gỡ và trao đổi nhằm mở rộng mối quan hệ.

Mức lương/đãi ngộ

Phần lớn các công ty sẽ không hỗ trợ lương cho thực tập sinh nhưng vẫn có một vài doanh nghiệp có đãi ngộ khá tốt. Thực tập ở đây bạn sẽ được hưởng lương cũng như được tham gia các buổi hội thảo, hội nghị nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn.

Người hướng dẫn

Trong quá trình thực tập, bạn luôn cần một người hướng dẫn có tâm và sẵn sàng chia sẻ cho bạn kinh nghiệm. Đây là động lực để thực tập sinh cố gắng mỗi ngày.

Lưu ý khi bắt đầu thời gian thực tập

Khi đã hiểu mục đích của internship là gì thì bạn sẽ thấy được thời gian này rất quan trọng đối với các bạn sinh viên. Để đạt được kết quả tốt nhất và có được thiện cảm từ doanh nghiệp, khi bước vào thời gian thực tập, bạn cần chú ý vài điều sau:

  • Ăn mặc lịch sự, phù hợp với tính chất công việc đang thực tập. Một phong cách chỉn chu từ đầu tóc, ăn mặc, trang điểm đến phong cách trò chuyện sẽ thể hiện sự chuyên nghiệp và nghiêm túc của bạn.
  • Luôn cho thấy sự trung thực, cầu tiến, không ngại khó khăn hay nề hà bất kỳ điều gì.
  • Tránh trễ giờ hay trễ hạn các nhiệm vụ được giao.
  • Sẵn sàng hoàn thành mọi công việc được giao, có tinh thần hợp tác tốt cũng như mong muốn xây dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp.

Những công việc intern phổ biến dành cho sinh viên

Hãy cùng tham khảo một số vị trí thực tập phổ biến nhé.

Content intern

Vị trí thực tập sinh nội dung là một trong những vị trí hấp dẫn dành cho sinh viên ngành truyền thông, Marketing. Thực tập ở vị trí này, bạn sẽ thực hiện các công việc như tạo nội dung cho fanpage, trang web hoặc các trang mạng xã hội khác của doanh nghiệp.

Digital intern

Đây là một trong những vị trí được nhiều bạn sinh viên lựa chọn thực tập. Hơn nữa, khi công nghệ số phát triển mạnh mẽ như hiện nay, đây là ngành thu hút lượng lớn nguồn nhân sự trẻ. Ở vị trí Digital intern, bạn sẽ thực hiện các công việc liên quan đến SEO, Google Adwords, data analysis…

Design intern

Đây là vị trí thực tập phù hợp với những ai thích sáng tạo, đam mê đồ họa và sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế. Thực tập ở vị trí này, bạn sẽ được thỏa thích sáng tạo cho ra đời những ý tưởng độc đáo, được vùng vẫy trong hàng loạt màu sắc bắt mắt để tạo ra các thiết kế ấn phẩm truyền thông, bao bì, nhãn mác, banner ấn tượng.

Media intern

Đây là vị trí rất phù hợp cho những ai yêu thích những điều mới mẻ, có gu thẩm mỹ tốt. Media Intern sẽ đảm nhận nhiệm vụ quay dựng video, chỉnh sửa hình ảnh, chụp hình sản phẩm… Với sự phát triển của các kênh truyền thông hiện nay thì đây là vị trí được nhiều doanh nghiệp tuyển dụng và có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc xây dựng thương hiệu.

SEO intern

SEO intern cũng là vị trí phù hợp cho những bạn theo chuyên ngành Marketing. Thực tập ở vị trí này, bạn sẽ có thêm trải nghiệm về việc xây dựng trang web theo chuẩn SEO, thiết lập bộ từ khóa để đưa trang web lên top kết quả tìm kiếm, xây dựng link liên kết cũng như xây dựng chiến lược SEO hiệu quả cùng với nhóm.

HR intern

Thực tập ở vị trí HR – quản trị nhân sự, bạn sẽ thực hiện các công việc như kiểm tra, giám sát và quản trị nhân sự, đăng tải tin tuyển dụng và tiếp nhận hồ sơ, hỗ trợ sàng lọc CV và phỏng vấn…

Cơ hội trở thành nhân viên chính thức và mức lương của intern

Các thống kê cho thấy, có hơn 35% thực tập sinh có cơ hội trở thành nhân viên chính thức của doanh nghiệp ở vị trí tương đương. Đây là điều mà các bạn trẻ luôn ao ước và cơ hội để nhanh chóng để tìm được công việc phù hợp.

Mức lương dành cho các intern phụ thuộc vào ngành nghề cũng như quy mô, chính sách, đãi ngộ của doanh nghiệp, thường dao động từ 1-2 triệu đồng/tháng. Nếu thực tập toàn thời gian và đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về KPI thì mức lương có thể cao hơn từ 3-4 triệu đồng/tháng.

Những thắc mắc thường gặp về internship

Remote internship là gì?

Remote internship hay thực tập từ xa dành cho sinh viên là hình thức thực tập mới và đang được áp dụng phổ biến. Chương trình thực tập này cho phép nhân viên thực tập làm việc từ xa mà không cần phải có mặt tại văn phòng, miễn sao họ đáp ứng được yêu cầu công việc đề ra.

Unpaid internship là gì?

Unpaid internship là chương trình thực tập không được trả lương. Khi tham gia thực tập, các thực tập sinh chỉ được học hỏi kinh nghiệm, trau dồi kiến thức và kỹ năng mà không được hỗ trợ về tài chính.

Với những chia sẻ trên đây, hi vọng bạn đã hiểu hơn về intern cũng như internship là gì. Nếu muốn tìm một vị trí thực tập phù hợp, bạn hãy truy cập ngay vào CareerLink.vn để tạo CV chuyên nghiệp và ứng tuyển vào các vị trí hấp dẫn nhé.

Huỳnh Trâm

Read more

Intern là gì? 5 công việc thực tập “hot” nhất hiện nay

Đối với nhiều sinh viên sắp sửa ra trường thì intern là gì và vì sao điều này lại quan trọng là điều mà các bạn rất quan tâm. Intern hay thực tập không chỉ giúp bạn áp dụng kiến thức học được vào thực tế mà còn là cơ hội để khám phá bản thân và xây dựng mạng lưới mối quan hệ nghề nghiệp, mở ra nhiều cánh cửa mới. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khía cạnh này sâu hơn nhé. 

Intern là gì? Internship là gì?

Intern là gì?

“Intern là thuật ngữ chỉ những người tham gia chương trình thực tập ngắn hạn, thường là sinh viên hoặc người mới tốt nghiệp, làm việc tại một doanh nghiệp hoặc tổ chức nhằm tích lũy kinh nghiệm thực tế, định hướng nghề nghiệp và tạo nền tảng cho sự phát triển trong tương lai.”

Internship là gì?

Internship là khoảng thời gian thực tập tại doanh nghiệp, nơi thực tập sinh được đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ và làm quen với môi trường làm việc thực tế. Thời gian thực tập thường kéo dài từ 1-6 tháng, tùy theo yêu cầu của doanh nghiệp hoặc chương trình đào tạo. Đây cũng là cơ hội để thực tập sinh khám phá ngành nghề, đánh giá sự phù hợp với định hướng cá nhân và có thể được tuyển dụng chính thức nếu thể hiện tốt.

Lợi ích khi tham gia quá trình intern

Khi tham gia thực tập thì lợi ích mà sinh viên nhận được khi tham gia intern là gì?

Phát triển kỹ năng chuyên môn

Thực tập sinh có cơ hội áp dụng những kiến thức đã học vào giải quyết các bài toán thực tế, đồng thời tiếp cận và làm chủ những công nghệ, kỹ thuật mới nhất trong ngành. Đây là bước đệm quan trọng để nâng cao năng lực chuyên môn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động.

Phát triển kỹ năng mềm 

Thực tập sinh được rèn luyện các kỹ năng mềm thiết yếu như giao tiếp trong môi trường công sở, làm việc nhóm hiệu quả, quản lý thời gian và giải quyết vấn đề trong các tình huống thực tế. Đây là những kỹ năng không thể thiếu để thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào.

Xây dựng mạng lưới quan hệ 

Kỳ thực tập là cơ hội để thực tập sinh kết nối với đồng nghiệp, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước và xây dựng mạng lưới quan hệ chuyên nghiệp. Những mối quan hệ này có thể mở ra những cơ hội việc làm bất ngờ trong tương lai.

Tích lũy kinh nghiệm làm việc

Tham gia thực tập giúp sinh viên làm quen với quy trình làm việc chuyên nghiệp, hiểu rõ văn hóa doanh nghiệp và xây dựng một portfolio cá nhân ấn tượng. Những kinh nghiệm này không chỉ làm đẹp CV mà còn là hành trang quý giá trên con đường sự nghiệp.

Định hướng nghề nghiệp 

Thực tập giúp sinh viên hiểu rõ hơn về ngành nghề mình đang theo đuổi, xác định lĩnh vực phù hợp với bản thân và đặt ra những mục tiêu phát triển nghề nghiệp cụ thể. Đây là bước quan trọng để định hướng con đường sự nghiệp đúng đắn và bền vững.

Cơ hội làm việc chính thức 

Một kỳ thực tập thành công có thể mở ra cơ hội chuyển đổi thành nhân viên chính thức, nhận được thư giới thiệu giá trị cho các công việc tương lai và làm đẹp CV với kinh nghiệm thực tế. Đây là cơ hội tuyệt vời để sinh viên chứng minh năng lực và khẳng định bản thân.

Thu nhập và đãi ngộ 

Thực tập sinh có cơ hội học cách đàm phán về lương, thưởng, hiểu về chế độ đãi ngộ trong doanh nghiệp và tạo nguồn thu nhập ban đầu. Đây là bước khởi đầu quan trọng để xây dựng nền tảng tài chính vững chắc và tự tin bước vào thị trường lao động.

Tiêu chí lựa chọn nơi thực tập

Nếu bạn được chủ động lựa chọn nơi thực tập thì hãy cân nhắc những yếu tố sau: 

  • Hãy chọn nơi thực tập mà bạn sẽ có cơ hội làm việc, được trải nghiệm thực tế thay vì chọn đại một nơi để hoàn thành khóa thực tập nhằm đáp ứng đủ điều kiện tốt nghiệp. 
  • Bạn cũng cần chú ý đến môi trường làm việc của nơi thực tập. Tốt nhất đó là nơi có nhiều đồng nghiệp để được gặp gỡ và trao đổi cũng giúp mở rộng mối quan hệ. 
  • Bạn nên chọn các doanh nghiệp có đãi ngộ tốt cho sinh viên thực tập, từ tiền lương đến các cơ hội tham gia hội thảo, hội nghị. 
  • Nếu doanh nghiệp có người hướng dẫn cho sinh viên thực tập thì đây cũng là môi trường lý tưởng để bạn hướng đến. 

Tìm kiếm cơ hội thực tập ở đâu?

Để tìm kiếm cơ hội thực tập, bạn có thể bắt đầu bằng cách sử dụng các trang tuyển dụng như Careerlink.vn, nơi cung cấp nhiều thông tin về kỳ thực tập từ các công ty khác nhau. Ngoài ra, mạng xã hội như LinkedIn hoặc Facebook cũng là những công cụ hữu ích để tìm kiếm các cơ hội thực tập, đồng thời kết nối với những người trong ngành để tìm hiểu thêm.

Bên cạnh đó, việc xây dựng và tận dụng mối quan hệ cá nhân cũng rất quan trọng. Bạn có thể hỏi thăm bạn bè, người thân hoặc các giảng viên để có thể biết thêm về các cơ hội Intern tiềm năng. Hoặc bạn có thể tham gia các hội chợ việc làm hoặc sự kiện networking để bạn gặp gỡ trực tiếp các nhà tuyển dụng, mở rộng mối quan hệ và tìm hiểu về những cơ hội thực tập đang có.

Cần chuẩn bị gì cho quá trình intern? 

Hồ sơ xin thực tập

Nếu bạn thắc mắc, hồ sơ cần chuẩn bị khi cho quá trình intern là gì thì đây là câu trả lời dành cho bạn. 

  • Đơn xin thực tập: Là đơn giới thiệu bản thân, bày tỏ mục đích, mong muốn có cơ hội thực tập tại các doanh nghiệp. 
  • Giấy giới thiệu của nhà trường: nếu bạn được nhà trường sắp xếp vị trí thực tập thì bạn cần có giấy tờ này. Nếu bạn tự chọn doanh nghiệp thực tập thì cũng nên chuẩn bị sẵn phòng khi được yêu cầu. 
  • CV thực tập: CV nên trình bày rõ ràng các thông tin cá nhân, nền tảng học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng, điểm trung bình cũng như các hoạt động liên quan để nhà tuyển dụng có thể đánh giá sơ qua về mức độ phù hợp của bạn với vị trí thực tập. 

Chuẩn bị cho quá trình phỏng vấn

Để buổi phỏng vấn intern diễn ra suôn sẻ và bạn có nhiều cơ hội thành công thì bạn cần thể hiện tác phong, thái độ chuyên nghiệp, ăn mặc phù hợp và đặc biệt là chuẩn bị trước các câu trả lời phỏng vấn thực tập phổ biến để tăng thêm sự tự tin. 

Tâm lý: Trước buổi phỏng vấn, hãy nghiên cứu kỹ về công ty và vị trí ứng tuyển. Điều này không chỉ giúp bạn tự tin hơn mà còn cho thấy sự quan tâm của bạn đối với công ty. Bạn cũng nên luyện tập trả lời các câu hỏi phỏng vấn với bạn bè hoặc trước gương để giảm bớt lo lắng.

Trang phục: Chọn trang phục chuyên nghiệp, phù hợp với văn hóa công ty. Nếu công ty có phong cách làm việc thoải mái hơn, bạn có thể chọn trang phục lịch thiệp. Tuy nhiên, luôn đảm bảo rằng trang phục của bạn sạch sẽ và gọn gàng.

Dưới đây là một số câu hỏi phỏng vấn intern hay gặp và cách trả lời: 

Giới thiệu về bản thân: Đây là một câu hỏi phổ biến. Bạn nên tóm tắt ngắn gọn về trình độ học vấn, kinh nghiệm liên quan và sở thích cá nhân. Ví dụ: “Em là sinh viên năm cuối chuyên ngành Marketing. Em đã tham gia vào nhiều dự án nhóm và có 1 năm làm việc part time tại công ty truyền thông A”.

Tại sao bạn lại ứng tuyển vào vị trí này? Hãy nêu rõ lý do bạn chọn công ty và vị trí thực tập, đồng thời liên kết với mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Ví dụ: “Em rất ấn tượng với sứ mệnh của công ty trong việc phát triển cộng đồng và em muốn học hỏi thêm về marketing trong lĩnh vực này”.

Điểm mạnh và điểm yếu của bạn: Khi nói về điểm mạnh, hãy chọn những kỹ năng phù hợp với vị trí thực tập. Đối với điểm yếu, hãy nêu một điểm mà bạn đang cải thiện, ví dụ: “Em không giỏi nói trước đám đông, nhưng em đang tham gia các khóa học để cải thiện kỹ năng này”.

Kinh nghiệm làm việc nhóm: Nêu một ví dụ cụ thể về một dự án mà bạn đã làm việc cùng nhóm và kết quả đạt được. Điều này sẽ cho thấy khả năng hợp tác của bạn.

Mục tiêu trong tương lai: Hãy chia sẻ những gì bạn hy vọng đạt được từ kỳ thực tập này và cách nó phù hợp với kế hoạch nghề nghiệp dài hạn của bạn.

Mức lương và quyền lợi khi trở thành intern

Mặc dù sinh viên thực tập chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn có khoản hỗ trợ. Tùy thuộc vào ngành nghề và quy mô doanh nghiệp mà mức lương sẽ dao động từ 3 đến 5 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, intern cũng còn được hưởng các khoản phụ cấp như ăn trưa, gửi xe, thưởng doanh thu…

Lưu ý khi bắt đầu kỳ thực tập tại công ty

Nhằm tạo thiện cảm tốt với doanh nghiệp, khi bắt đầu kỳ thực tập, sinh viên cần chú ý một vài điều sau:

  • Ăn mặc lịch sự, phù hợp với tính chất công việc. Đầu tóc nên gọn gàng, phong thái trò chuyện lịch sự, nghiêm túc. 
  • Trung thực, cầu tiến, không ngại khó, sẵn sàng hoàn thành công việc được giao.
  • Tuân thủ đúng giờ giấc làm việc và nghỉ ngơi của doanh nghiệp. 
  • Có tinh thần làm việc nhóm tốt, tích cực xây dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp.

Những câu hỏi sinh viên thực tập nên hỏi nhà tuyển dụng

Công việc hàng ngày của thực tập sinh đảm nhận vị trí này bao gồm những gì?Câu hỏi này giúp bạn hiểu rõ hơn về các nhiệm vụ cụ thể mà bạn sẽ đảm nhận.

Công ty có chương trình đào tạo nào cho thực tập sinh không?Hỏi về các cơ hội học hỏi và phát triển kỹ năng trong thời gian thực tập.

Có cơ hội nào để trở thành nhân viên chính thức sau khi kết thúc kỳ thực tập không?Điều này cho thấy sự quan tâm của bạn đến tương lai và khả năng gắn bó lâu dài với công ty.

Văn hóa làm việc tại công ty như thế nào?Hỏi về môi trường làm việc để xem liệu nó có phù hợp với phong cách làm việc của bạn hay không.

Hiệu quả thực tập ở vị trí này được đánh giá như thế nào? Bạn sẽ biết được cách công ty đánh giá và phản hồi về hiệu suất làm việc của bạn.

Ai sẽ là người hướng dẫn hoặc giám sát em trong thời gian thực tập?Biết được ai sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình làm việc sẽ giúp bạn cảm thấy yên tâm hơn.

Có các hoạt động ngoại khóa hoặc sự kiện nào mà thực tập sinh có thể tham gia không?Điều này cho thấy sự quan tâm của bạn đến việc hòa nhập vào văn hóa công ty.

Em có thể liên hệ với ai nếu có thêm câu hỏi sau buổi phỏng vấn này không?Câu hỏi này giúp bạn duy trì liên lạc và thể hiện sự chủ động trong việc tìm hiểu thêm thông tin.

Top 5 ngành nghề Intern “hot” hiện nay

Sales Intern (Thực tập sinh Kinh doanh): Vị trí này tập trung vào việc hỗ trợ các hoạt động bán hàng, bao gồm tìm kiếm khách hàng tiềm năng, xây dựng mối quan hệ với khách hàng và hỗ trợ chốt đơn hàng. Các nhiệm vụ có thể bao gồm nghiên cứu thị trường, liên hệ với khách hàng tiềm năng, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ và quản lý dữ liệu khách hàng. Kỹ năng cần thiết bao gồm giao tiếp, lắng nghe chủ động và phân tích thị trường.

IT Intern (Thực tập sinh Công nghệ Thông tin): IT Intern thường hỗ trợ các công việc liên quan đến phát triển phần mềm, bảo trì hệ thống mạng và hỗ trợ kỹ thuật. Họ có thể tham gia vào việc viết mã, kiểm thử phần mềm, khắc phục sự cố và học hỏi kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực IT.

Account Intern (Thực tập sinh Kế toán): Account Intern hỗ trợ các chuyên viên kế toán trong việc quản lý tài chính, ghi chép sổ sách và chuẩn bị báo cáo. Họ có thể được giao các nhiệm vụ như nhập liệu, đối chiếu số liệu, kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ và hỗ trợ các công việc hành chính liên quan đến kế toán.

HR Intern (Thực tập sinh Nhân sự): Thực hiện nhiệm vụ chính như hỗ trợ quy trình tuyển dụng bằng cách đăng tin, sàng lọc hồ sơ và lên lịch phỏng vấn; quản lý hồ sơ nhân viên để đảm bảo thông tin chính xác; giải đáp thắc mắc của nhân viên về chính sách và quyền lợi; tham gia tổ chức các hoạt động gắn kết nhân viên; và thực hiện các công việc hành chính khác như nhập liệu và sắp xếp hồ sơ. Vị trí này giúp thực tập sinh tích lũy kinh nghiệm quý báu và phát triển kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian, tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp trong lĩnh vực nhân sự.

Marketing Intern (Thực tập sinh Marketing): Marketing Intern hỗ trợ việc phát triển và triển khai các chiến lược marketing. Họ tham gia vào việc nghiên cứu thị trường, tạo nội dung, quản lý mạng xã hội và hỗ trợ các chiến dịch quảng cáo. Họ cũng có thể phối hợp với Sales Intern để tạo ra các chiến dịch thu hút khách hàng tiềm năng.

Tóm lại, intern là gì? Có thể thấy đây không chỉ là một hành trình đầy ý nghĩa, giúp bạn khám phá bản thân, tích lũy kinh nghiệm và kết nối với môi trường làm việc chuyên nghiệp mà còn giúp trang bị sự tự tin và khả năng thích ứng tốt hơn với những thay đổi trong tương lai, từ đó tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp lâu dài.

Trí Nhân

Read more

Ngành sư phạm là gì? Có nên học ngành sư phạm không?

Sư phạm là một nghề cao quý đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao nhưng luôn thu hút các bạn trẻ trong các đợt tuyển sinh hàng năm. Nếu bạn mong muốn trở thành giáo viên góp phần đào tạo nên nhân tài cho đất nước thì ngay bây giờ hãy cùng tìm hiểu ngành sư phạm là gì, thi vào khối nào, mức lương ra sao trong bài viết này nhé.

Ngành sư phạm là gì?

Ngành sư phạm là ngành nghiên cứu về giáo dục và giảng dạy, đào tạo đội ngũ giáo viên và cán bộ giáo dục.”

Làm việc trong ngành sư phạm đồng nghĩa với việc bạn tham gia vào sự nghiệp trồng người đạo tạo ra nguồn nhân lực cho các ngành nghề, lĩnh vực trong xã hội.

Ngành sư phạm học gì?

Ngành sư phạm tập trung vào việc nghiên cứu về giảng dạy và đào tạo con người, từ các kiến thức về Tâm lý giáo dục đến việc khám phá nhiều khía cạnh như phong cách giảng dạy, lý thuyết giảng dạy, cách đánh giá và đưa ra phản hồi. Học ngành sư phạm, bạn cũng sẽ học cách đánh giá các mục tiêu giáo duc và đề ra các giải pháp tốt nhất để đạt được các mục tiêu học tập.

Các môn học chính trong ngành sư phạm gồm Tâm lý giáo dục, Phát triển con người, Phê bình trong giáo dục, Phương pháp đánh giá, Phương pháp nghiên cứu, Thực hành sư phạm, Giảng dạy và Đạo đức giáo dục… Ngoài ra, tùy thuộc vào từng chuyên ngành cụ thể, bạn sẽ được học thêm các kiến thức chuyên môn khác nhằm giúp cho công tác giảng dạy và quản lý sau khi tốt nghiệp đạt được hiệu quả cao hơn.

Ngành sư phạm thi khối nào?

Tùy theo từng chuyên ngành cụ thể mà khối thi vào ngành sư phạm sẽ khác nhau. Chẳng hạn:

Ngành sư phạm mầm non sẽ thi tuyển khối M hoặc khối C với các tổ hợp môn như:

Khối M00: Văn – Toán – Hát – Đọc diễn cảm

Khối M01: Văn – Sử – Năng khiếu

Khối M02: Toán – Năng khiếu – Năng khiếu

Khối M05: Văn – Khoa học xã hội – Vẽ năng khiếu

Khối M11: Văn – Anh – Năng khiếu báo chí

Khối C00: Văn – Sử – Địa

Nếu chọn ngành khối tiểu học, bạn có thể chọn những tổ hợp môn thi sau đây: Khối A00: Toán – Lý – Hóa

Khối A01: Toán – Lý – Anh

Khối D01: Toán – Văn – Anh

Khối C01: Toán – Văn – Lý

Khối C01: Toán – Văn – Hóa

Khối C20: Văn – Địa – Giáo dục công dân

Nếu muốn trở thành giáo viên dạy cấp 2 hoặc 3, bạn cần phải chọn thi những khối có môn chuyên ngành mà bạn muốn dạy, chẳng hạn như:

Sư phạm Toán: Khối thi A00, A01, D01, D07, C01, B00…

Sư phạm Anh: Khối thi D01, A01, D14, D15…

Sư phạm Văn: Khối thi C00, D14, D15.

Sư phạm Sinh: Khối thi B00, B08…

Các chuyên ngành sư phạm phổ biến

Sư phạm có nhiều ngành, tùy thuộc vào việc bạn chọn giảng dạy ở từng cấp học và các môn dạy khác nhau. Dù chọn ngành nào bạn cũng sẽ được đào tạo kỹ năng và kiến thức phù hợp. Hãy cùng xem một số chuyên ngành sư phạm là gì nhé.

Sư phạm mầm non

Đây là ngành học đào tạo giáo viên và các cán bộ giáo dục cho giáo dục mầm non – cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục. Để học và làm việc lâu dài trong ngành này, bạn cần là người yêu thích trẻ con, chịu khó, cẩn thận và có khả năng chăm sóc trẻ nhỏ. Ngoài ra, bạn cũng cần có năng khiếu về kể chuyện, hát, múa, vẻ tranh…

Sư phạm tiểu học

Nếu chọn học ngành này thì sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ dạy hoặc làm việc cho các trường tiểu học. Thông thường, giáo viên tiểu học sẽ dạy nhiều môn cùng lúc bao gồm toán, tiếng Việt, Đạo đức, Khoa học, Lịch sử và Địa lý…

Sư phạm các chuyên ngành

Từ cấp 2 trở lên, hầu hết các giáo viên chỉ chuyên dạy 1 -2 môn học. Thế nên, chuyên ngành sư phạm sẽ đụoơc chia ra thành từng ngành cụ thể như sư phạm Toán, Ngữ văn, tiếng Anh…

Học từng chuyên ngành này, bạn sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để giảng dạy. Khi tốt nghiệp, bạn có thể giảng dạy bộ môn mình theo học tại các trường trung học cơ sở, phổ thông hoặc các trung tâm gia sư.

Học sư phạm có thể làm công việc gì?

Sau khi tốt nghiệp ngành sư phạm thì tùy theo chuyên ngành đã học bạn có thể tham gia vào công tác giảng dạy theo các cấp bậc như mầm non, tiểu học, giáo viên bộ môn cấp THCS, THPT, trung cấp, cao đẳng, đại học… Nếu không, bạn cũng có thể lựa chọn làm việc tại các cơ quan nghiên cứu, thiết kế phương pháp giáo dục hoặc quản lý giáo dục ở các phòng ban của bộ giáo dục hay các trung tâm đào tạo…

Ngành sư phạm có được miễn học phí không?

Học phí là vấn đề mà bất cứ sinh viên hay phụ huynh nào cũng quan tâm khi nộp hồ sơ dự tuyển vào các trường đại học. Vậy học ngành sư phạm có được miễn học phí không?

Câu trả lời là bạn sẽ không được miễn phí toàn bộ học phí mà chỉ được hỗ trợ một phần học phí và chi phí sinh hoạt. Và không phải ai cũng được hưởng chính sách này mà chỉ một số trường hợp đặc biệt. Vì vậy hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi nộp hồ sơ nhé.

Mức lương ngành sư phạm là bao nhiêu?

Tùy theo cấp giảng dạy, hạng giáo viên và bậc lương mà mức lương ngành sư phạm dao động trong phạm vi như sau:

Với ngành sư phạm mầm non:

Hạng III: 3.780.000 đồng đến 8.802.000 đồng/tháng.

Hạng II: 4.212.000 đồng đến 8.964.000 đồng/tháng.

Hạng I: 7.200.000 đồng đến 11.484.000 đồng/tháng.

Với ngành sư phạm Tiểu học, THCS, THPT:

Hạng III: 4.212.000 đồng đến 8.964.000 đồng/tháng.

Hạng II: 7.200.000 đồng đến 11.484.000 đồng/tháng.

Hạng I: 7.920.000 đồng đến 12.204.000 đồng/tháng.

Bạn có phù hợp với ngành sư phạm không?

Để có thể theo đuổi ngành sư phạm, hãy xem bạn có các phẩm chất thiết yếu này không nhé.

Kỹ năng nghiên cứu, tìm tòi, tự học: đây là phẩm chất hàng đầu cần có ở người làm việc trong ngành sư phạm. Chủ động học hỏi, tìm hiểu và trau dồi kiến thức mới cũng như khám phá những phương pháp giảng dạy hay, bạn sẽ thu hút sự chú ý của học sinh và truyền đạt kiến thức cho họ một cách hiệu quả.

Kỹ năng lập kế hoạch: Có thể bạn sẽ thắc mắc, làm công tác giảng dạy thì cần gì đến kỹ năng lập kế hoạch. Vấn đề nằm ở đây: trước mỗi buổi học, bạn cần chuẩn bị giáo án, kế hoạch giảng dạy để tăng tính hấp dẫn cho bài giảng.

Am hiểu công nghệ: Không cần bạn phải biết lập trình hay tạo trang web mà chỉ cần hiểu biết các thao tác cơ bản để có thể ứng dụng tin học và công nghệ giúp cho bài giảng thu hút và học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn.

Khả năng linh hoạt: môi trường giáo dục thường có nhiều thay đổi, thế nên người làm việc trong lĩnh vực này cũng cần có khả năng thích ứng nhanh để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Kỹ năng giao tiếp và xử lý vấn đề: Tất nhiên rồi, bạn là người truyền đạt kiến thức thì cần có khả năng giao tiếp rành mạch, rõ ràng thì mới có thể giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả. Không chỉ giao tiếp tốt mà bạn còn cần xử lý tốt vấn đề để duy trì kết nối với học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp. 

Có nên học sư phạm không?

Sư phạm được xem là nghề cao quý, có vai trò quan trọng trong việc đào tạo những còn người tài năng về kiến thức và hoàn thiện về đạo đức giúp phát triển xã hội. Làm việc ở ngành này, bạn sẽ là người truyền cảm hứng và thúc đẩy học sinh theo đuổi đam mê của mình. Một ngày nào đó, học sinh của bạn có thể trở thành những người thành đạt, có ích cho xã hội. Chứng kiến những khoảnh khắc này chắc chắn bạn không khỏi hãnh diện và tự hào. Hơn nữa, ngành sư phạm luôn có nhu cầu cao về nhân sự nên bạn có thể dễ dàng tìm thấy công việc phù hợp.

Các trường đào tạo ngành sư phạm

Muốn học ngành sư phạm, bạn có thể thi vào các trường sau đây:

Đại học Sư phạm Hà Nội

Trường Đại học Giáo dục – ĐH Quốc gia Hà Nội

Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐH Quốc gia Hà Nội

Trường Đại học Sư phạm – ĐH Huế

Trường Đại học Sư phạm TPHCM

Trường Đại học Sài Gòn…

Nếu có điều kiện, bạn có thể theo học ngành sư phạm tại các trường nước ngoài như ở Anh, Úc hoặc Mỹ như Leeds Beckett University, Victoria University hoặc University of Washington… Học các trường này, bạn có thể được trang bị nhiều kiến thức bổ ích, tích lũy được nhiều kinh nghiệm và có cơ hội thăng tiến cao.

Trên đây chúng ta đã tìm hiểu về ngành sư phạm là gì cũng như các vấn đề liên quan. Nếu bạn đang tìm việc làm ngành sư phạm, có liên quan đến giáo dục hoặc bất cứ lĩnh vực nào khác, hãy truy cập ngay vào CareerLink.vn, tạo hồ sơ xin việc và ứng tuyển ngay nhé.

Ngọc Quyên

Read more

Net income là gì? Công thức tính Net income và ví dụ

Net income mang nhiều ý nghĩa trong lĩnh vực tài chính và kinh tế, vừa là thước đo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vừa là công cụ tính toán thu nhập của mỗi cá nhân. Hãy cùng tham khảo nội dung sau đây để khám phá Net income là gì, cách tính củng các yếu tố ảnh hưởng nhé. 

Net income là gì?

“Net income là lợi nhuận ròng đối với doanh nghiệp hoặc tiền mang về nhà đối với cá nhân, là số tiền còn lại sau khi đã trừ tất cả các khoản khấu trừ, thuế phí.”

Thu nhập ròng net income được thể hiện trong báo cáo thu nhập, ở dòng cuối cùng. Chính vì điều này mà net income còn được gọi là bottom line, có nghĩa là dòng mấu chốt. 

Một vài thuật ngữ kế toán, tài chính khác có liên quan

Net profit là gì?

Net profit (lợi nhuận ròng hay lãi ròng) là khoản tiền khi lấy tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí trong kỳ và trừ thuế thu nhập doanh nghiệp. 

Net revenue là gì?

Net revenue (Doanh thu thuần) là doanh thu thực nhận của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả hoạt động, tính lợi nhuận trước thuế và sau thuế để biết kinh doanh lãi hay lỗ. Net revenue được tính bằng cách lấy doanh thu trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu như thuế tiêu thụ đặc biệt, giảm giá hàng bán, các loại thuế xuất khẩu…

EBIT là gì?

EBIT (Earnings Before Interest and Taxes) là lợi nhuận trước thuế và lãi vay. EBIT được sử dụng để phân tích hiệu suất hoạt động cốt lõi của công ty. EBIT được tính bằng doanh thu trừ chi phí không bao gồm thuế và lãi vay. EBIT còn được gọi là thu nhập hoạt động, lợi nhuận hoạt động và lợi nhuận trước lãi vay và thuế.

Operating Income là gì?

Operating Income (Thu nhập từ hoạt động kinh doanh) là số liệu tài chính cho thấy lợi nhuận của doanh nghiệp từ các hoạt động cốt lõi mà không tính đến thuế, thu nhập lãi, bán tài sản hoặc bất kỳ thứ gì khác không liên quan trực tiếp đến hoạt động. Chỉ số này được xem là tiêu chuẩn để xác định lợi nhuận và sức khỏe tài chính cốt lõi của công ty mà không bị tác động bởi bất kỳ yếu tố bên ngoài nào.

Cách tính Net Income và ví dụ

Net income được tính theo công thức sau:

Net Income = Tổng doanh thu – Tổng chi phí

Trong đó:

Tổng doanh thu là tổng của doanh thu thuần, lợi nhuận nhận được từ hoạt động tài chính và thu nhập bất thường của doanh nghiệp.

Tổng chi phí là tổng giá vốn hàng hóa, chi phí hoạt động, chi phí tiếp thị, khấu hao, thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại chi phí khác. 

Thu nhập ròng có thể là dương hoặc âm. Khi công ty của bạn có doanh thu lớn hơn chi phí, bạn có thu nhập ròng dương. Nếu tổng chi phí lớn hơn doanh thu, bạn có thu nhập ròng âm, còn được gọi là lỗ ròng.

Sử dụng công thức trên, bạn có thể tìm ra thu nhập ròng của công ty trong bất kỳ khoảng thời gian nào: hàng năm, hàng quý hoặc hàng tháng, bất kỳ khung thời gian nào phù hợp với doanh nghiệp của bạn.

Ví dụ:

Giả định báo cáo tài chính của một công ty trong quý 1.2025 là:

Doanh thu: 8 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu và thu nhập khác: 400 triệu đồng.

Giá vốn hàng bán (gồm chi phí nguyên vật liệu và nhân công trực tiếp): 3 tỷ đồng.

Chi phí hoạt động: 1 tỷ 500 triệu đồng.

Lãi vay: 500 triệu đồng.

Thuế thu nhập: 900 triệu đồng.

Chi phí khác: 300 triệu đồng.

Vậy thu nhập ròng của doanh nghiệp này là:

Net income = (8.000.000.000 + 400.000.000) – (3.000.000.000 + 1.500.000.000 + 500.000.000 + 900.000.000 + 300.000.000) = 2.200.000.000 đồng.

Những đặc điểm và yếu tố ảnh hưởng đến Net income

Các đặc điểm Net income

Luôn nằm ở dòng cuối cùng trong báo cáo lãi lỗ của doanh nghiệp, thu nhập ròng đề cập đến lợi nhuận mà doanh nghiệp của bạn kiếm được trong kỳ kế toán. Để tính thu nhập ròng, hãy trừ tất cả các chi phí mà công ty phải chịu (chi phí chung và hành chính, chi phí bán hàng và tiếp thị và chi phí lãi vay) khỏi tất cả các khoản doanh thu mà doanh nghiệp kiếm được. Net income âm nghĩa là doanh nghiệp đang bị lỗ ròng, ngược lại, nếu net income dương thì hoạt động kinh doanh đang có hiệu quả.

Net income biểu thị số tiền còn lại sau khi đã khấu trừ tất cả các chi phí và thuế, chỉ ra lợi nhuận thực tế hoặc thu nhập khả dụng có sẵn, cung cấp bức tranh rõ ràng về lợi nhuận và sự ổn định tài chính.

Thu nhập ròng của doanh nghiệp ảnh hưởng đến gia tăng lợi nhuận hoặc bị lỗ ròng. Vì thế, sẽ dẫn đến vốn của cổ đông sẽ tăng hoặc giảm theo. Lưu ý, việc tính toán Net income có thể không bao gồm lợi ích và thiệt hại của doanh nghiệp.

Đối với cá nhân, Net income là thu nhập có được sau khi đã trừ thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và các khoản khấu trừ khác. 

Yếu tố ảnh hưởng đến Net Income 

Chi phí hoạt động của doanh nghiệp

Chi phí hoạt động bao gồm chi phí tiếp thị, khấu khao… Các khoản chi phí này càng cao thì thu nhập ròng càng thấp. Thế nên, các doanh nghiệp luôn tìm các giải pháp tiếp thị và quản lý mới nhằm giảm chi phí và tăng hiệu quả kinh doanh. 

Giá vốn hàng hóa

Giá vốn hàng hóa càng thấp thì Net income sẽ càng cao. Vì thế, tìm cách đa dạng hóa nguồn hàng, lựa chọn các nguồn hàng có giá vốn thấp mà vẫn đảm bảo chất lượng là điều mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng hướng đến. 

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp

Điều này là nghĩa vụ của các doanh nghiệp nên không thể thay đổi. 

So sánh điểm khác nhau của thu nhập ròng và thu nhập thuần

Tiếp theo, hãy cùng đi tìm sự khác biệt giữa thu nhập thuần và thu nhập ròng Net income là gì nhé.

Thu nhập ròng là khoản lợi nhuận sau khi trừ đi tất cả các chi phí, thuế và lãi vay. Bản chất là lợi nhuận sau thuế. 

Công thức: 

Thu nhập ròng = Tổng doanh thu – Tổng các chi phí.

Thu nhập thuần là doanh thu sau khi trừ đi các khoản khấu hao như giảm giá bán hàng, thuế xuất nhập khẩu, đơn hàng bị trả lại. Bản chất là lợi nhuận trước thuế.

Công thức:

Thu nhập thuần = Tổng doanh thu – hoa hồng bán hàng – tổng hàng bán bị trả – giảm giá hàng bán – thuế gián thu.

Net Income có tác động như thế nào đối với cá nhân và doanh nghiệp?

Đối với cá nhân

Net Income dưới góc độ cá nhân chính là chỉ số đánh giá mức độ tiêu xài của một người và sự dư giả tài chính của người đó. Nếu bạn đang sử dụng tiền nhiều hơn số tiền bạn kiếm được thì Net income của bạn là một số âm và ngược lại, thu nhập ròng sẽ dương khi bạn chi tiêu ít hơn và có tiền dư để dành. Bạn có thể sử dụng số tiền dư này để tạo sổ tiết kiệm hoặc đầu tư thứ khác.

Đối với doanh nghiệp

Net Income được nhìn dưới góc độ của một doanh nghiệp sẽ cho thấy tình trạng hoạt động hiện tại của họ. Tín hiệu tốt sẽ đến nếu doanh nghiệp kiếm được tiền nhiều hơn mức chi ra và có lãi thì thu nhập ròng sẽ là số dương. Và ngược lại, nếu doanh nghiệp phải chi nhiều tiền cho hoạt động kinh doanh hơn doanh thu kiếm được thì Net income sẽ là số âm.

Ý nghĩa Net income đối với doanh nghiệp và cá nhân

Đối với cá nhân

Ở góc độ cá nhân, tính toán Net income giúp bạn hiểu biết được tình hình tài chính hiện tại, từ đó có cách điều chỉnh chi tiêu hàng ngày sao cho hợp lý hơn. Chẳng hạn như hạn chế mua sắm những vật dụng không cần thiết và tìm cách tăng thu nhập khi net income của bạn là số âm. Ngược lại, nếu net income của bạn là số dương thì việc chi tiêu hiện tại của bạn đang hợp lý, nên tiếp tục duy trì và nếu có thể thì nên gia tăng thêm thu nhập để có chất lượng cuộc sống tốt hơn. 

Đối với doanh nghiệp

Net income không chỉ quan trọng với doanh nghiệp mà còn là điều nhà đầu tư rất quan tâm. Nếu net income của doanh nghiệp là số dương thì doanh nghiệp đó sẽ dễ dàng thu hút được nhà đầu tư và có khả năng được đầu tư vốn ngay vì tiềm năng đã được xác định rõ. Tuy nhiên, nếu net income là số âm thì đa phần nhà đầu tư sẽ bỏ qua doanh nghiệp đó. Điều này cũng dễ hiểu vì chẳng ai dám mạo hiểm đầu tư vào các doanh nghiệp thường xuyên báo cáo thua lỗ. 

Đối với các nhà đầu tư kinh doanh

Nhà đầu tư thường không quá chú ý đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp mà họ sẽ tập trung vào net income vì đây là chỉ số thể hiện rõ ràng lợi nhuận của doanh nghiệp thu về là bao nhiêu sau khi trừ các khoản phí. Thế nên, nếu doanh nghiệp muốn thu hút vốn đầu tư thì net income nên là con số dương thật đẹp. 

Một vài lưu ý về Net Income trong kinh doanh

Một nhà đầu tư thông minh sẽ xem xét các yếu tố dưới đây khi quyết định đầu tư vào một doanh nghiệp: 

  • Net income của doanh nghiệp có chính xác và có phải là con số đẹp không. 
  • Chỉ số ROA (là tỷ số lợi nhuận thu được trên tài sản vốn có của doanh nghiệp) giúp đánh giá khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của họ.
  • Chỉ số ROI (là tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư của doanh nghiệp).

Sau khi tìm hiểu Net income là gì, công thức tính và ý nghĩa đối với cá nhân và doanh nghiệp thì có thể thấy rằng đây là một chỉ số quan trọng để doanh nghiệp và mỗi người chúng ta có kế hoạch chi tiêu, đầu tư hoặc thay đổi chiến lược kinh doanh phù hợp. Hãy nhớ truy cập CareerLink.vn để tìm hiểu thêm nhiều thuật ngữ khác cũng như tham khảo các việc làm hấp dẫn ở đa dạng ngành nghề và địa điểm nhé. 

Trang Trần

Read more

Thủ quỹ là gì? Cần học gì và kỹ năng gì để trở thành thủ quỹ?

Biết được nhiệm vụ và trách nhiệm của thủ quỹ là gì có thể giúp bạn xác định xem nó có phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của bạn hay không. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về công việc của thủ quỹ, các yếu tố cần có, điều kiện và mức lương của vị trí này nhé.

Thủ quỹ là gì?

“Thủ quỹ là người giữ tiền của doanh nghiệp, có trách nhiệm theo dõi vấn đề thu – chi nhằm đảm bảo các hoạt động tài chính được công khai, minh bạch.”

Thủ quỹ sẽ là người trực tiếp quản lý các khoản vay, đầu tư thanh khoản và đảm bảo công ty có đủ tiền để chi trả cho hoạt động kinh doanh và đầu tư. Bên cạnh đó, họ cũng đánh giá rủi ro tài chính, dự đoán nhu cầu vay và chuẩn bị các báo cáo cho cấp trên khi được yêu cầu.

Điểm khác nhau giữa kế toán và thủ quỹ là gì?

Nhiều người thường nhầm lẫn kế toán và thủ quỹ nhưng thực tế hai vị trí này khác nhau ở các điểm sau đây:

  • Kế toán được phép làm những công việc khác nếu đó là việc không bị cấm đối với người làm kế toán (Theo khoản 1 điều 18 NĐ 174/2016).
  • Thủ quỹ không được phép làm kế toán, trừ khi họ làm trong công ty trách nhiệm hữu hạn do 1 người làm chủ hay doanh nghiệp tư nhân (Theo khoản 3 điều 19 NĐ 174/2016).

Như vậy, khi đã làm thủ quỹ thì không được phép thực hiện các nhiệm vụ của kế toán. Điều này nhằm tránh tình trạng lạm quyền, tạo sự không rõ ràng, minh bạch trong quản lý tài chính.

Mô tả công việc của thủ quỹ

Để hiểu rõ hơn thủ quỹ là gì và có thể làm tốt công việc này thì bạn cần biết các nhiệm vụ cụ thể của thủ quỹ.

Về cơ bản, công việc của thủ quỹ bao gồm:

  • Theo dõi các hoạt động thu chi tiền phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm kiểm tra phiếu thu – chi, ký xác nhận, giao các liên, tạm ứng và quản lý, lưu trữ toàn bộ các loại giấy tờ liên quan đến quá trình này.
  • Kiểm tra các loại chứng từ trước khi thu – chi, gồm chữ ký các bên liên quan, phòng ban, số tiền cũng như mục đích.
  • Thực hiện thu chi tiền mặt hàng ngày theo quy trình và quy định thanh toán của công ty.
  • Kiểm đếm thu, chi tiền mặt chính xác từng giai đoạn và bảo quản an toàn quỹ tiền mặt của doanh nghiệp, niêm phong két trước khi kết thúc ngày làm việc.
  • Điều tiết cân đối giữa việc thu và chi, tránh trường hợp bội chi hoặc vi phạm quy định của pháp luật.
  • Hạch toán chính xác và đầy đủ các nghiệp vụ của quỹ tiền mặt, kết hợp với việc thực hiện các báo cáo tài chính chính xác cho cấp trên khi cần thiết.
  • Làm việc với kế toán tổng hợp về số dư tồn quỹ nhằm có kế hoạch phù hợp cho việc kinh doanh, chi trả lương thưởng, bảo hiểm, phúc lợi cho nhân viên.

Những yếu tố cần thiết để trở thành thủ quỹ

Nếu như trước đây, bạn chỉ cần tốt nghiệp THPT, nhạy bén với tiền bạc, có khả năng tính toán thì có thể làm thủ quỹ thì giờ này bạn cần có trình độ, kỹ năng và phẩm chất cao hơn. Hãy cùng tìm hiểu các kỹ năng cần có để trở thành thủ quỹ là gì nhé.

Kỹ năng chuyên môn

Để trở thành thủ quỹ, đầu tiên bạn cần có kiến thức về kế toán, tài chính, đọc hiểu và sử dụng các báo cáo tài chính, sổ sách liên quan đến thu chi của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, bạn cần có sự hiểu biết về thủ tục thu chi và bảo quản tiền mặt, lập sổ sách, báo cáo quỹ và nhất là nắm rõ các quy định của pháp luật liên quan đến việc thu chi bằng tiền mặt, thanh toán, chuyển khoản…

Kỹ năng mềm

Kỹ năng tính toán chính xác: công việc của thủ quỹ là quản lý việc thu chi tiền mặt, do đó họ cần cẩn thận và tỉ mỉ trong khâu kiểm đếm, lập sổ sách, báo cáo.

Kỹ năng giao tiếp tốt: thủ quỹ cần khả năng giao tiếp tốt để có thể giải thích cho đồng nghiệp các quy định về thu chi cũng như giải thích các khúc mắc cho cấp trên khi nộp báo cáo về tình hình hoạt động quỹ.

Kỹ năng tổ chức và sắp xếp: điều này không chỉ giúp thủ quỹ có thể quản lý công việc, lập báo cáo đúng hạn mà còn giúp lưu trữ giấy tờ, sổ sách một cách khoa học.

Kỹ năng giải quyết vấn đề: thủ quỹ cần có khả năng phân tích và xử lý các vấn đề phát sinh khi thu chi tiền mặt để quá trình này diễn ra nhanh chóng, hiệu quả.

Kỹ năng làm việc nhóm: thủ quỹ không làm việc một mình và cần hợp tác tốt với các phòng ban khác để hoàn thành công việc chung.

Kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm văn phòng: Sử dụng thành thạo Microsoft Word, Excel… cũng là điều cần thiết ở thủ quỹ để lập sổ sách, báo cáo, lưu trữ dữ liệu.

Kỹ năng, tố chất khác

Trung thực, cẩn thận: thủ quỹ cần là người có tinh thần trách nhiệm, trung thực trong việc quản lý tiền mặt và tài sản của công ty.

Kỹ năng chịu áp lực công việc cao: quản lý việc thu chi tiền mặt của doanh nghiệp là công việc đầy áp lực nên thủ quỹ cần có khả năng này.

Kỹ năng giữ bí mật: thủ quỹ nắm giữ tình hình thu chi của doanh nghiệp nên cần có khả năng bảo mật thông tin.

Học ngành gì để trở thành thủ quỹ?

Để trở thành thủ quỹ, bạn có thể học một số ngành sau:

Kế toán: học ngành này, bạn sẽ có nền tảng về tài chính, kế toán, kểm toán, thuế… là yếu tố cần thiết để thực hiện các công việc của thủ quỹ.

Ngành Tài chính – Ngân hàng: đây cũng là ngành mà các doanh nghiệp ưu tiên khi tuyển dụng thủ quỹ bởi ứng viên có kiến thức về hệ thống tài chính giúp thực hiện các giao dịch ngân hàng và đảm bảo tài sản cho doanh nghiệp.

Ngành Quản trị kinh doanh: Các kiến thức về quản lý tài chính, nguồn nhân lực… cũng giúp ích cho thủ quỹ trong việc quản lý dòng tiền.

Các trường đào tạo ngành Kế toán, Tài chính – Ngân hàng, Quản trị kinh doanh uy tín tại Việt Nam:

Đại học Kinh tế Quốc dân

Đại học Ngoại thương

Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội

Đại học Bách khoa Hà Nội

Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội

Đại học Kinh tế Đà Nẵng

Đại học Bách khoa Đà Nẵng

Đại học Huế

Đại học Duy Tân

Đại học Kinh tế TP.HCM

Đại học Bách khoa TP.HCM

Đại học Tôn Đức Thắng

Đại học Kinh tế Luật

Mức lương của thủ quỹ

Mức lương của thủ quỹ tùy thuộc vào chuyên môn cũng như quy mô của doanh nghiệp nhưng mức trung bình dao động trong khoảng 8,4 đến 9 triệu đồng/tháng. Nếu có bề dày kinh nghiệm, kỹ năng nghiệp vụ cao và thủ quỹ là vị trí then chốt thì mức lương có thể lên đến 20 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, thủ quỹ còn được hưởng các chế độ phúc lợi khác như lương tháng 13, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…

Tất nhiên, để có được mức lương và đãi ngộ cao hơn, thủ quỹ cần phải liên tục cập nhật kiến thức cũng như kỹ năng. Càng trau dồi kinh nghiệm và chuyên môn nghiệp vụ thì bạn sẽ càng có nhiều cơ hội tăng lương hơn cả mức đã đề cập.

Con đường thăng tiến của thủ quỹ

Chuyên viên thu chi: chịu trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu các chứng từ thu chi, lập báo cáo tài chính…

Phó phòng thu ngân: hỗ trợ trưởng phòng thu ngân trong việc quản lý hoạt động thu chi của doanh nghiệp.

Trưởng phòng thu ngân: có trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động thu chi của doanh nghiệp.

Thủ quỹ cũng có thể chuyển sang làm kế toán, kiểm toán… nếu đáp ứng được kiến thức và kỹ năng cần thiết.

Bộ câu hỏi phỏng vấn vị trí thủ quỹ

Phỏng vấn bất cứ vị trí nào cũng khiến ứng viên áp lực và lo lắng, kể cả thủ quỹ. Để giúp giảm bớt căng thẳng cũng như có sự chuẩn bị tốt nhất, bạn nên xem qua các câu hỏi phỏng vấn thường gặp khi tìm việc thủ quỹ sau đây.

Nhiệm vụ quan trọng nhất của một thủ quỹ là gì?

Nếu có sự khác biệt số liệu với kế toán, bạn sẽ làm gì?

Thử thách mà thủ quỹ thường gặp là gì và bạn sẽ giải quyết tình huống đó thế nào?

Bạn kiểm tra, đối chiếu chứng từ trước khi thu hoặc chi tiền như thế nào?

Bạn sẽ quản lý dòng tiền của công ty như thế nào để đảm bảo sự ổn định tài chính?

Bạn sẽ thực hiện những biện pháp nào để đảm bảo tính minh bạch và toàn vẹn về tài chính?

Bạn sẽ xử lý thế nào trong trường hợp có bất đồng quan điểm giữa bạn và giám đốc tài chính về chiến lược tài chính?

Trả lời khéo các câu hỏi trên cùng thái độ chuyên nghiệp, tự tin bạn có thể dễ dàng thuyết phục được nhà tuyển dụng và nhận được công việc yêu thích.

Tìm việc làm thủ quỹ ở đâu?

Không quá khó để bạn tìm được công việc thủ quỹ ở các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau tại các trang web việc làm uy tín như CareerLink.vn. Hãy chuẩn bị một bộ hồ sơ thật chỉn chu, chuẩn bị tốt kiến thức chuyên môn và các câu hỏi phỏng vấn, bạn sẽ nâng cao khả năng tìm được việc trong thời gian sớm nhất.

Bên cạnh các việc làm thủ quỹ, CareerLink.vn cũng có rất nhiều công việc ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác liên quan đến tài chính, kế toán, nhân sự… Hãy truy cập ngay để không bỏ lỡ cơ hội tốt nhé.

Với những chia sẻ này, có lẽ bạn đã hiểu thủ quỹ là gì rồi phải không. Hi vọng bạn đã có thêm lựa chọn nghề nghiệp phù hợp để phát triển và ngày càng thăng tiến trong sự nghiệp của mình.

Trang Trần

Read more

Visual Merchandiser là gì? Kỹ năng và cơ hội việc làm

Visual Merchandiser đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra trải nghiệm mua sắm hấp dẫn cho khách hàng. Công việc của một Visual Merchandiser không chỉ đơn thuần là trưng bày sản phẩm mà còn bao gồm việc thiết kế không gian bán hàng sao cho phù hợp với thương hiệu, từ đó thu hút sự chú ý của khách hàng và khuyến khích họ mua sắm nhiều hơn. Hãy cùng CareerLink.vn đi sâu tìm hiểu Visual Merchandiser là gì và các kỹ năng cần thiết để hoàn thành tốt vai trò này nhé. 

Visual Merchandiser là gì?

“Visual Merchandiser là người chịu trách nhiệm thiết kế và sắp xếp không gian trưng bày sản phẩm trong cửa hàng.”

Họ sử dụng các yếu tố như màu sắc, ánh sáng, vị trí và cách trình bày sản phẩm để tạo ra một không gian mua sắm hấp dẫn và tạo điều kiện dễ dàng cho khách hàng. Mục tiêu chính của họ là làm cho sản phẩm trở nên thu hút hơn, từ đó tăng tỷ lệ bán hàng và nâng cao giá trị thương hiệu.

Tầm quan trọng của Visual Merchandising

Visual merchandising đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng. Một không gian được bày trí hợp lý không chỉ giúp thu hút khách hàng từ lần đầu ghé thăm mà còn tạo điều kiện để họ quay lại trong những lần mua sắm tiếp theo. Theo nghiên cứu, những cửa hàng có cách trưng bày hiệu quả thường có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn và doanh thu ổn định hơn so với những cửa hàng không chú trọng đến yếu tố này.

Lợi ích của Visual Merchandising

Tăng cường trải nghiệm khách hàng: Một không gian trưng bày hấp dẫn giúp khách hàng cảm thấy thoải mái và thích thú khi mua sắm.

Thúc đẩy doanh số bán hàng: Bằng cách tối ưu hóa cách trình bày sản phẩm, visual merchandiser có thể khuyến khích khách hàng chi tiêu nhiều hơn.

Xây dựng thương hiệu mạnh mẽ: Hình ảnh thương hiệu được củng cố thông qua các chiến lược trưng bày sáng tạo, giúp tạo ấn tượng lâu dài với khách hàng.

Công việc và trách nhiệm của Visual Merchandiser

Visual Merchandiser là công việc rất được săn đón trong ngành bán lẻ, với nhiệm vụ chính là tạo ra không gian mua sắm hấp dẫn và tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng. Dưới đây là các nhiệm vụ chính và kỹ năng cần thiết để trở thành một Visual Merchandiser hiệu quả.

Các nhiệm vụ chính của một Visual Merchandiser

Thiết kế và sắp xếp không gian bán hàng: Visual Merchandiser chịu trách nhiệm lên ý tưởng và thực hiện các kế hoạch trưng bày sản phẩm sao cho hấp dẫn và phù hợp với thương hiệu. Họ sẽ sử dụng các yếu tố như màu sắc, ánh sáng và cách bố trí sản phẩm để tạo ra một không gian mua sắm thu hút.

Cập nhật xu hướng thị trường: Một Visual Merchandiser cần thường xuyên theo dõi các xu hướng mới trong ngành bán lẻ và điều chỉnh chiến lược trưng bày sản phẩm cho phù hợp. Điều này bao gồm việc nắm bắt tâm lý khách hàng và dự đoán nhu cầu tiêu dùng.

Phối hợp với các bộ phận khác: Visual Merchandiser thường phải làm việc chặt chẽ với các bộ phận như marketing, bán hàng và kế toán để đảm bảo rằng các chiến dịch trưng bày được thực hiện một cách hiệu quả. Họ cần truyền đạt ý tưởng thiết kế đến đồng nghiệp và cấp quản lý.

Phân tích hiệu quả trưng bày: Sau khi triển khai các kế hoạch trưng bày, Visual Merchandiser cũng cần theo dõi và đánh giá hiệu quả của chúng thông qua doanh số bán hàng và phản hồi từ khách hàng. Điều này giúp họ điều chỉnh chiến lược trong tương lai.

Kỹ năng cần thiết để trở thành Visual Merchandiser

Với mô tả công việc như vậy thì kỹ năng cần thiết để trở thành Visual Merchandiser là gì? Đó là: 

Kỹ năng chuyên môn: Kiến thức về nguyên tắc thiết kế trưng bày, quy chuẩn không gian cửa hàng, và cách sắp xếp sản phẩm là rất quan trọng để tạo ra trải nghiệm mua sắm hấp dẫn.

Kỹ năng giao tiếp: Khả năng giao tiếp tốt giúp visual merchandiser truyền đạt ý tưởng thiết kế và chiến lược trưng bày đến đồng nghiệp cũng như cấp quản lý một cách hiệu quả.

Kiến thức về thị trường và tâm lý khách hàng: Sự nhạy bén với thị trường và khả năng dự đoán xu hướng tiêu dùng giúp Visual Merchandiser điều chỉnh chiến lược trưng bày theo thời gian, từ đó tạo ra trải nghiệm mua sắm tốt nhất cho khách hàng.

Gu thẩm mỹ cao: Sự sáng tạo và gu thẩm mỹ là yếu tố quyết định trong việc tạo ra những trải nghiệm trưng bày độc đáo, thu hút sự chú ý của khách hàng.

Khả năng làm việc nhóm: Visual Merchandiser thường làm việc trong môi trường đa dạng, vì vậy khả năng phối hợp với các bộ phận khác nhau là rất quan trọng để đạt được mục tiêu chung.

Lộ trình phát triển nghề nghiệp của Visual Merchandiser

Ngành Visual Merchandising tại Việt Nam đang ngày càng phát triển với sự gia nhập của nhiều thương hiệu quốc tế. Điều này mở ra nhiều cơ hội việc làm và lộ trình thăng tiến hấp dẫn cho những ai đam mê sáng tạo và có gu thẩm mỹ cao.

Cơ hội việc làm trong ngành Visual Merchandising

Nhân viên Visual Merchandiser: Đây là vị trí khởi điểm, chịu trách nhiệm thực hiện các kế hoạch trưng bày đã được thiết kế sẵn. Công việc bao gồm sắp xếp sản phẩm, bày trí không gian cửa hàng theo hướng dẫn và phối hợp với các bộ phận khác để đảm bảo việc trưng bày hiệu quả. 

Visual Merchandising Manager: Đây là vị trí quản lý cấp cao, chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược trưng bày dựa trên mục tiêu của thương hiệu và thị trường. Công việc bao gồm lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực, giám sát quá trình triển khai và tương tác với các đối tác để đảm bảo mọi việc diễn ra suôn sẻ.

Các lĩnh vực có nhu cầu cao về Visual Merchandiser: Các ngành thời trang, nội thất, mỹ phẩm, trung tâm thương mại và siêu thị là những nơi có nhu cầu tuyển dụng Visual Merchandiser lớn. Đặc biệt, với sự phát triển của các chuỗi cửa hàng và thương hiệu quốc tế, cơ hội việc làm cho Visual Merchandiser ngày càng rộng mở.

Thăng tiến trong sự nghiệp Visual Merchandiser

Lộ trình thăng tiến từ nhân viên lên quản lý: Từ vị trí nhân viên Visual Merchandiser, bạn có thể thăng tiến lên các vị trí cao hơn như trưởng nhóm Visual Merchandiser, quản lý Visual Merchandiser, giám đốc Visual Merchandiser. Để đạt được điều này, bạn cần không ngừng nâng cao kỹ năng chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm và thể hiện khả năng lãnh đạo.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thăng tiến trong nghề: Để thăng tiến trong sự nghiệp Visual Merchandiser, bạn cần có kiến thức sâu rộng về nguyên tắc thiết kế trưng bày, quy chuẩn không gian cửa hàng và cách sắp xếp sản phẩm để tạo ra trải nghiệm mua sắm hấp dẫn. Kỹ năng giao tiếp tốt cũng rất quan trọng để truyền đạt ý tưởng thiết kế và trưng bày cho đồng nghiệp và cấp quản lý.

Tóm lại, lộ trình phát triển nghề nghiệp cho Visual Merchandiser rất đa dạng và tiềm năng. Với sự nỗ lực, đam mê và không ngừng học hỏi, bạn hoàn toàn có thể đạt được những vị trí cao trong ngành và đóng góp vào sự thành công của các thương hiệu bán lẻ.

Mức lương trung bình của Visual Merchandiser là bao nhiêu?

Mức lương của một Visual Merchandiser tại Việt Nam dao động từ khoảng 10 triệu đến 15 triệu đồng mỗi tháng, tùy thuộc vào kinh nghiệm và vị trí làm việc. Những người có kinh nghiệm lâu năm hoặc giữ vị trí quản lý có thể nhận mức lương cao hơn, lên đến 20 triệu đồng hoặc hơn. Mức lương cũng có thể thay đổi theo từng công ty, địa điểm làm việc và ngành nghề hoạt động. 

Nguồn kiến thức bổ trợ cho Visual Merchandiser

Trong ngành Visual Merchandising, việc cập nhật kiến thức và xu hướng mới là rất quan trọng để đáp ứng nhu cầu của thị trường và khách hàng. Dưới đây là những kiến thức bổ trợ cần thiết cho Visual Merchandiser, bao gồm xu hướng hiện tại trong ngành và các tài nguyên học tập hữu ích.

Xu hướng hiện tại trong ngành Visual Merchandising

Visual Merchandising đang phát triển mạnh mẽ với nhiều xu hướng mới nổi, đặc biệt trong bối cảnh thương mại điện tử ngày càng gia tăng. Một số xu hướng đáng chú ý bao gồm:

Sử dụng công nghệ: Công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) đang được áp dụng để tạo ra trải nghiệm mua sắm sống động hơn cho khách hàng. Những công nghệ này giúp khách hàng tương tác với sản phẩm một cách trực quan, từ đó nâng cao khả năng quyết định mua hàng.

Tích hợp thương mại điện tử và cửa hàng bán lẻ: Với sự phát triển của thương mại điện tử, nhiều thương hiệu đang áp dụng chiến lược visual merchandising không chỉ trong cửa hàng mà còn trên các nền tảng trực tuyến. Việc tạo ra trải nghiệm mua sắm đồng nhất giữa online và offline giúp thu hút khách hàng và nâng cao giá trị thương hiệu.

Thiết kế bền vững: Xu hướng bảo vệ môi trường đang ảnh hưởng đến cách thiết kế không gian bán hàng. Các thương hiệu ngày càng chú trọng đến việc sử dụng vật liệu tái chế và thiết kế không gian thân thiện với môi trường, góp phần tạo dựng hình ảnh tích cực trong mắt khách hàng.

Tạo trải nghiệm cá nhân hóa: Các nhà bán lẻ đang tìm cách cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm cho khách hàng thông qua các chiến lược visual merchandising linh hoạt. Điều này bao gồm việc sử dụng dữ liệu khách hàng để tối ưu hóa cách trưng bày sản phẩm dựa trên sở thích và hành vi tiêu dùng của họ.

Tài liệu học tập và phát triển nghề nghiệp

Để trở thành một Visual Merchandiser chuyên nghiệp, việc liên tục cập nhật kiến thức là rất cần thiết. Dưới đây là một số tài nguyên học tập hữu ích:

Khóa học trực tuyến: Nhiều nền tảng như Udemy, LinkedIn Learning cung cấp các khóa học về Visual Merchandising, thiết kế cửa hàng và marketing bán lẻ. Những khóa học này giúp bạn nắm vững kiến thức chuyên môn cần thiết.

Sách chuyên ngành: Có nhiều sách viết về Visual Merchandising và thiết kế bán lẻ như “Visual Merchandising and Display” của Martin M. Pegler hoặc “Retail Design” của David V. Hines. Những cuốn sách này cung cấp cái nhìn sâu sắc về lý thuyết và thực tiễn trong ngành.

Hội thảo và sự kiện: Tham gia các hội thảo chuyên đề hoặc sự kiện liên quan đến visual merchandising không chỉ giúp bạn cập nhật xu hướng mới mà còn mở rộng mạng lưới quan hệ trong ngành.

Cộng đồng trực tuyến: Tham gia vào các nhóm Facebook hoặc diễn đàn chuyên về visual merchandising có thể giúp bạn trao đổi kinh nghiệm, học hỏi từ những người đi trước, và tìm kiếm cơ hội việc làm.

Các câu hỏi thường gặp về Visual Merchandiser

Visual Merchandiser có cần bằng cấp không?

Visual Merchandiser không nhất thiết phải có bằng cấp chính thức, nhưng nhiều nhà tuyển dụng thường ưu tiên ứng viên có bằng cử nhân trong các lĩnh vực liên quan như marketing, thiết kế, mỹ thuật hoặc thời trang. Bằng cấp cho thấy bạn có nền tảng kiến thức vững chắc về nguyên tắc thiết kế và thị trường tiêu dùng, tuy nhiên, kinh nghiệm thực tế và kỹ năng sáng tạo cũng rất quan trọng trong nghề này. Một số vị trí cao hơn, như quản lý thường yêu cầu bằng cấp và kinh nghiệm làm việc từ 3 năm trở lên. 

Làm Visual Merchandiser có khó không?

Công việc của một Visual Merchandiser có thể được coi là thách thức, đặc biệt là trong môi trường bán lẻ cạnh tranh. Họ cần phải sáng tạo để thiết kế không gian trưng bày hấp dẫn, đồng thời phải nắm bắt và thích ứng với các xu hướng thị trường nhanh chóng. Ngoài ra, họ cũng phải làm việc dưới áp lực để đáp ứng các yêu cầu từ khách hàng và doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu bạn có năng khiếu nghệ thuật và thiết kế, công việc này sẽ mang lại nhiều niềm vui và sự thỏa mãn.

Kỹ năng quan trọng nhất đối với Visual Merchandiser là gì?

Để trở thành một Visual Merchandiser thành công, các kỹ năng sau đây là rất quan trọng:

Kỹ năng thiết kế: Hiểu biết về nguyên tắc thiết kế trưng bày và khả năng sử dụng phần mềm đồ họa.

Kỹ năng giao tiếp: Khả năng truyền đạt ý tưởng và làm việc nhóm hiệu quả.

Sự nhạy bén với thị trường: Nắm bắt xu hướng tiêu dùng và tâm lý khách hàng để điều chỉnh chiến lược trưng bày.

Gu thẩm mỹ cao: Sự sáng tạo trong cách bài trí sản phẩm để thu hút khách hàng

Kết luận: Visual Merchandiser không chỉ là một nghề nghiệp mà còn là nghệ thuật kết hợp giữa sự sáng tạo và chiến lược kinh doanh. Với sự phát triển của ngành bán lẻ, vai trò của Visual Merchandiser ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Hi vọng khi đã hiểu Visual Merchandiser là gì, bạn sẽ có thêm một lựa chọn hấp dẫn trên con đường nghề nghiệp của mình. Nếu bạn đang tìm việc Visual Merchandiser thì hãy truy cập ngay CareerLink.vn để ứng tuyển vào các vị trí hấp dẫn nhé.

Trí Nhân

Read more

Talent Acquisition là gì, nhiệm vụ, lợi ích và kỹ năng cần có?

Talent Acquisition là một thuật ngữ có liên quan tới ngành nhân sự hiện nay. Vậy Talent Acquisition là gì, vai trò và nhiệm vụ của Talent Acquisition như thế nào? Nếu bạn muốn có câu trả lời chính xác cho những thắc mắc này, hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của CareerLink.vn nhé.

Talent Acquisition là gì?

“Talent Acquisition là thu hút tài năng, đề cập đến quá trình xác định và thu hút những nhân sự chất lượng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.”

Thu hút nhân tài khác với tuyển dụng. Các nhà tuyển dụng tìm nhân sự cho các vị trí còn trống. Mặt khác, thu hút nhân tài sử dụng các chiến lược để xác định các chuyên gia, quản lý và giám đốc điều hành tương lai cho tổ chức. Thu hút nhân tài tập trung nhiều hơn vào việc lập kế hoạch nguồn nhân lực dài hạn hơn là nhu cầu lao động ngắn hạn. Nói cách khác, việc thu hút nhân tài tập trung nhiều hơn vào việc lên chiến lược tuyển dụng cho các vị trí khó tuyển hơn.

Nhiệm vụ cụ thể của Talent Acquisition

Trong một doanh nghiệp cụ thể, nhiệm vụ của Talent Acquisition là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé. 

Hoạch định chiến lược nhân sự tương lai

Nếu như nhân sự tuyển dụng truyền thống sẽ tập trung tuyển người để lấp đầy những vị trí còn trống thì Talent Acquisition sẽ tập trung xây dựng tệp ứng viên tiềm năng ở tất cả các vị trí, nhất là các vị trí quản lý, lãnh đạo.

Phân định nguồn lực nhân sự 

Muốn thu hút được những nhân sự giỏi tiềm năng thì nhà tuyển dụng cần phải hiểu rõ toàn bộ các thông tin về vai trò, năng lực và kinh nghiệm cần thiết của từng vị trí công việc, từ đó mới có thể phân định nguồn lực tuyển dụng phù hợp. 

Với những doanh nghiệp quy mô lớn, Talent Acquisition cần nắm được nội dung công việc của hàng trăm vị trí khác nhau để giúp mọi hoạt động của doanh nghiệp diễn ra trơn tru nhất.  

Xây dựng mối quan hệ với các ứng viên tiềm năng

Để tạo thuận lợi cho quá trình tuyển dụng nhân sự thì người làm Talent Acquisition cần xây dựng tốt các mối quan hệ với các ứng viên tiềm năng. Các công việc khi xây dựng quan hệ với ứng viên bao gồm: Giữ liên lạc với các ứng viên cũ, nâng cao trải nghiệm ứng viên và quản lý cộng đồng ứng viên. 

Quá trình này sẽ giúp doanh nghiệp chọn được những ứng viên có năng lực phù hợp với yêu cầu công việc hiện tại.

Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp

Xây dựng được thương hiệu tuyển dụng sẽ thúc đẩy vị trí của doanh nghiệp trên thị trường, giúp thu hút nhiều ứng viên tiềm năng. Từ đó giúp quá trình vận hành của doanh nghiệp tốt hơn và có lợi thế cạnh tranh với các đối thủ khác.

Hiện nay, các doanh nghiệp đã tập trung nhiều hơn vào quá trình xây dựng thương hiệu tuyển dụng. Những người phụ trách tuyển dụng sẽ đảm nhận nhiệm vụ này. Công việc bao gồm: Xác định tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị của doanh nghiệp; quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp đến các ứng viên qua nhiều kênh khác nhau.

Phân tích các dữ liệu của ứng viên

Talent Acquisition là một chiến lược tuyển dụng nhân sự lâu dài của doanh nghiệp. Vậy nên việc phân tích dữ liệu, đặc biệt là thông tin của những ứng viên tiềm năng là vô cùng quan trọng.

Điều này sẽ giúp lựa chọn các phương án tuyển dụng hiệu quả và giúp nhà tuyển dụng hiểu được ứng viên. Biết được những điểm mạnh, điểm yếu của họ là gì để bố trí công việc phù hợp cũng như có lộ trình phát triển nhân sự hiệu quả nhất.

Đo lường kết quả tuyển dụng

Dữ liệu là một phần quan trọng của quá trình làm việc của Talent Acquisition. Nó sẽ giúp doanh nghiệp nhận biết được những thành công, thiếu sót trong quá trình thu hút ứng viên để từ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp. 

 Lợi ích của Talent Acquisition là gì?

Việc sử dụng Talent Acquisition sẽ mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích sau:

Sở hữu những nhân tài ưu tú

Trong thời đại tuyển dụng 4.0, nhờ có Talent Acquisition nên các doanh nghiệp đã có thể tìm kiếm và thu hút được những nhân tài ưu tú. Để có được kết quả như mong muốn đòi hỏi Talent Acquisition có kỹ năng Digital Marketing, sự linh hoạt và sáng tạo và sự kết hợp sử dụng các nền tảng trực tuyến, các công nghệ tiên tiến, hiện đại như trí tuệ cảm xúc (EI), trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big data) giúp quá trình phân tích dữ liệu để đánh giá, tìm kiếm ra ứng viên xuất sắc nhất. 

Tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp

Quá trình tuyển dụng nhân sự lâu dài – Talent Acquisition trong thời đại 4.0 được tối ưu hóa bằng việc sử dụng dữ liệu, công nghệ tự động hóa, phân tích dữ liệu, hệ thống quản lý tuyển dụng (Applicant Tracking System – ATS), phỏng vấn trực tuyến từ xa đã giúp cải thiện quá trình lựa chọn ứng viên tương lai, tiết kiệm thời gian, chi phí cho cả nhà quản lý/tuyển dụng và ứng viên tương lai.

Xây dựng nguồn nhân lực bền vững

Điểm đặc biệt của Talent Acquisition là tập trung vào việc tìm kiếm và xây dựng nguồn nhân lực bền vững cho tương lai nhờ việc tạo dựng các mối quan hệ lâu dài với các ứng viên và xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng (Employer Brand) mạnh mẽ nhằm mục đích thu hút và giữ chân những nhân tài.

Các kỹ năng cần có của vị trí Talent Acquisition 

Muốn thành công ở vị trí Talent Acquisition, bạn cần có những kỹ năng cần thiết. Vậy các yếu tố cần thiết khi làm việc ở vị trí Talent Acquisition là gì.

Có khả năng hoạch định kế hoạch, chiến lược tuyển dụng

Nhiệm vụ quan trọng mà các nhân viên Talent Acquisition phải thực hiện chính là hoạch định kế hoạch và chiến lược tuyển dụng tối ưu đáp ứng nhu cầu nhân sự cao cấp cho doanh nghiệp. 

Vì vậy, những ứng viên này cần phải biết cách phân tích, nhận định tình hình nhân sự và nhu cầu tuyển dụng các vị trí trong doanh nghiệp từng thời điểm để có kế hoạch điều phối, thu hút nhân tài lâu dài.

Hiểu biết sâu về thị trường lao động

Hiểu biết sâu về thị trường lao động cũng là điều kiện quan trọng đối với những người làm ở vị trí Talent Acquisition. Nó sẽ giúp việc tìm kiếm và thu hút những ứng viên tương lai tốt nhất. Do đó, các Talent Acquisition cần cập nhật các thay đổi và xu hướng của thị trường lao động bao gồm: thị trường lao động trong nước và thị trường lao động quốc tế.

Ngoài ra, hiểu biết thị trường lao động còn giúp các nhân viên Talent Acquisition định hướng và phát triển được những chiến lược tuyển dụng phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, đồng thời nắm được cơ hội và thách thức của thị trường lao động để đưa ra những ưu đãi đặc biệt nhằm tăng cường lợi thế cạnh tranh và giữ chân người lao động tốt hơn.

Có kiến thức về luật lao động

Nhân sự làm Talent Acquisition cần có kiến thức về luật lao động. Nắm chắc những quy định và quyền lợi pháp lý liên quan đến việc tuyển dụng và quản lý nhân sự để đảm bảo việc tuyển dụng tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Kỹ năng phân tích dữ liệu

Một trong những kỹ năng quan trọng để làm việc trong lĩnh vực Talent Acquisition là có khả năng thu thập, phân tích và đánh giá dữ liệu tuyển dụng và thị trường lao động để đưa ra các quyết định đúng đắn về vấn đề thu hút nhân tài.

Kỹ năng giao tiếp tốt, tư duy nhạy bén

Bởi vai trò chính của Talent Acquisition là tìm kiếm, thu hút nhân tài cho doanh nghiệp thế nên, kỹ năng giao tiếp tốt, tư duy nhạy bén cũng là yếu tố cần thiết và quan trọng giúp nhân sự ở vị trí này thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả.

Khi nhân viên ở vị trí Talent Acquisition có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ truyền đạt tới các nhân sự tương lai một cách súc tích, dễ hiểu các yêu cầu của doanh nghiệp và trả lời những câu hỏi mà ứng viên đưa ra. 

Đến đây, các bạn đã biết được Talent Acquisition là gì, những lợi ích và các kỹ năng cần có của một người làm công việc thu hút nhân tài rồi phải không? Nếu bạn đang tìm việc làm trong lĩnh vực nhân sự và nhiều ngành nghề khác, hãy truy cập ngay CareerLink.vn để lựa chọn những công việc phù hợp với mình nhé!

Thúy Vui

Read more

Google Bard là gì? Mẹo sử dụng Google Bard AI hiệu quả

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, việc tìm kiếm thông tin và sự hỗ trợ từ trí tuệ nhân tạo đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Một trong những công cụ nổi bật gần đây là Google Bard, một chatbot AI được phát triển bởi Google. Vậy Google Bard là gì và nó có thể giúp chúng ta như thế nào? Hãy cùng khám phá những tính năng độc đáo của Google Bard và cách sử dụng hiệu quả qua nội dung sau đây nhé. 

Google Bard Là Gì?

Google Bard là mô hình ngôn ngữ AI được phát triển bởi Google, hoạt động như một chatbot, giúp trả lời câu hỏi, tạo nội dung văn bản, thậm chí hỗ trợ tìm kiếm ý tưởng mới.

Với khả năng học hỏi từ dữ liệu khổng lồ trên internet, Bard không chỉ giúp tăng cường trải nghiệm tìm kiếm mà còn hỗ trợ người dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Tính Năng Cốt Lõi Và Cách Hoạt Động Của Google Bard

Sự Ra Đời Của Google Bard

Sự ra đời của Google Bard đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI). Đây là sản phẩm của sự kết hợp giữa công nghệ mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) với khả năng xử lý dữ liệu phức tạp để mang lại trải nghiệm tương tác thông minh hơn cho người dùng.

Nguồn gốc: Phát triển bởi đội ngũ nghiên cứu tại Google.

Mục tiêu: Tăng cường trải nghiệm tìm kiếm và hỗ trợ tìm kiếm ý tưởng sáng tạo cho người dùng.

Công nghệ: Sử dụng mô hình ngôn ngữ lớn (LLM), cho phép học hỏi từ lượng dữ liệu khổng lồ trên internet.

Các Tính Năng Cốt Lõi Của Google Bard

Google Bard sở hữu một loạt các tính năng cốt lõi. Đầu tiên là khả năng tạo và xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLG và NLP), cho phép Bard hiểu và phản hồi các yêu cầu một cách nhanh chóng. 

Bard có thể tạo văn bản với nhiều định dạng khác nhau, từ email, báo cáo, đến các nội dung sáng tạo như thơ và kịch bản. Khả năng trả lời câu hỏi, cung cấp thông tin từ kiến thức tổng quát đến các vấn đề chuyên sâu cũng là một điểm mạnh của Google Bard.

Bard có thể được kết nối với Gmail, Google Docs, Google Sheets, hỗ trợ người dùng làm việc hiệu quả.

Cách Hoạt Động Của Google Bard

Google Bard hoạt động dựa trên mô hình ngôn ngữ lớn (LLM – Large Language Model), được đào tạo dựa trên một lượng lớn dữ liệu văn bản. LLM cho phép Bard hiểu và tạo ra ngôn ngữ một cách ấn tượng.

Quá trình đào tạo bao gồm việc cung cấp cho Bard một lượng dữ liệu khổng lồ từ nhiều nguồn, sau đó, các thuật toán học máy sẽ phân tích dữ liệu, học các mẫu và quy tắc của ngôn ngữ.

Cơ chế học tăng cường (Reinforcement Learning) cũng đóng vai trò quan trọng, cho phép Bard cải thiện khả năng của mình thông qua tương tác với người dùng, học hỏi từ phản hồi và điều chỉnh cách trả lời.

So sánh sự khác biệt giữa Google Bard Và ChatGPT

Điểm khác biệt giữa ChatGPT và Google Bard là gì, hãy cùng theo dõi bảng so sánh sau. 

Tính Năng ChatGPT Google Bard
Khả năng sáng tạo Có khả năng tạo nội dung sáng tạo, nhưng có thể hạn chế bởi dữ liệu đào tạo cũ hơn. Hỗ trợ sáng tạo với dữ liệu cập nhật liên tục từ internet.
Trả lời câu hỏi Đáp ứng tốt các câu hỏi thông thường, nhưng độ chính xác có thể thay đổi tùy thuộc vào dữ liệu đào tạo. Cung cấp thông tin chính xác dựa trên kiến thức cập nhật từ internet.
Độ chính xác Có thể gặp lỗi nếu không có thông tin mới nhất trong dữ liệu đào tạo ban đầu. Luôn cập nhật thông tin mới nhất nhờ tích hợp với tìm kiếm của Google.

Điểm mạnh của Bard so với ChatGPT: Tích hợp chặt chẽ với tìm kiếm của Google, cho phép truy cập vào thông tin mới nhất.

Điểm yếu: Hiện tại chưa phổ biến rộng rãi như một số công cụ khác.

Về hỗ trợ tiếng Việt, cả hai đều đang cải thiện khả năng xử lý ngôn ngữ này:

ChatGPT đã cho thấy sự tiến bộ trong việc hiểu và trả lời bằng tiếng Việt.

Google Bard cũng hỗ trợ tốt tiếng Việt nhờ khả năng học hỏi liên tục từ internet.

Các Ngành Nghề có thể được hưởng lợi từ Google Bard 

Google Bard AI không chỉ là một công cụ giải trí mà còn hỗ trợ nhiều ngành nghề khác nhau:

Marketing Và Truyền Thông

Viết content: Tạo bài đăng hấp dẫn cho mạng xã hội hoặc blog.

Lên ý tưởng chiến dịch: Gợi ý các chủ đề hot để thu hút người xem.

Phân tích xu hướng: Giúp theo dõi những gì đang thịnh hành trên mạng xã hội.

Dịch Thuật

Bard có thể hỗ trợ dịch văn bản sang nhiều ngôn ngữ khác nhau, giúp việc giao tiếp quốc tế trở nên dễ dàng hơn.

Kinh Doanh Và Bán Hàng

Soạn thảo email: Tạo email chuyên nghiệp để gửi cho khách hàng hoặc đối tác.

Báo cáo thị trường: Tổng hợp thông tin về đối thủ cạnh tranh hoặc phân tích xu hướng thị trường hiện tại.

Kỹ Thuật Và Phát Triển Phần Mềm

Bard có thể giúp viết mã code cơ bản hoặc giải thích logic đằng sau một đoạn code phức tạp (nếu được phát triển thêm).

Xử Lý Tài Liệu

Hỗ trợ chỉnh sửa văn bản, sắp xếp tài liệu theo thứ tự logic.

Chăm Sóc Khách Hàng

Tạo mẫu trả lời thường gặp để chăm sóc khách hàng hiệu quả hơn:

Giải quyết khiếu nại bằng cách cung cấp câu trả lời phù hợp dựa trên tình huống cụ thể.

Với những tính năng đa dạng này, Google Bard thực sự trở thành một công cụ hữu ích trong nhiều lĩnh vực. 

Google Bard giúp bạn Phát Triển Nghề Nghiệp như thế nào?

Nâng cao kiến thức và kỹ năng

Google Bard không chỉ hỗ trợ công việc mà còn giúp chúng ta phát triển kỹ năng cá nhân:

  • Tìm kiếm thông tin về khóa học: Hỗ trợ tìm kiếm các khóa học trực tuyến phù hợp với nhu cầu, chẳng hạn như lập trình, marketing.
  • Hỗ trợ học ngôn ngữ: Luyện tập hội thoại, dịch thuật để cải thiện kỹ năng ngôn ngữ.
  • Phát triển kỹ năng mềm: Gợi ý cách cải thiện kỹ năng giao tiếp hoặc thuyết trình hiệu quả hơn.

Định Hướng nghề nghiệp Và Tìm Kiếm Việc Làm

Bard cũng có thể hỗ trợ trong việc định hướng sự nghiệp và tìm kiếm cơ hội việc làm bằng cách giúp bạn: 

  • Tìm kiếm thông tin về công việc phù hợp: Gợi ý các công việc dựa trên kinh nghiệm và kỹ năng hiện có.
  • Viết CV, thư xin việc: Tạo CV hoặc thư giới thiệu ấn tượng để nộp đơn ứng tuyển.
  • Luyện tập phỏng vấn: Đưa ra các câu hỏi phỏng vấn thường gặp và cung cấp câu trả lời mẫu giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho buổi phỏng vấn thực tế.

Hướng Dẫn Sử Dụng Google Bard

Truy Cập Và Đăng Nhập

Để bắt đầu sử dụng Google Bard, bạn cần truy cập vào trang web chính thức:

– Mở trình duyệt web (ví dụ: Google Chrome).

– Truy cập trang chủ của Google Bard (nếu đã được phát hành rộng rãi).

– Đăng nhập bằng tài khoản Google của bạn.

Giao Diện Và Các Tính Năng

Giao diện của Bard thường đơn giản và thân thiện với người dùng, bao gồm:

– Phần nhập văn bản: Bạn có thể đặt câu hỏi hoặc yêu cầu ở đây.

– Phần hiển thị kết quả: Hiển thị thông tin trả lời hoặc nội dung được tạo ra bởi AI.

– Các tính năng chính bao gồm:

  • Trả lời câu hỏi;
  • Sáng tạo nội dung;
  • Hỗ trợ đa dạng nhiệm vụ khác nhau (tùy thuộc vào khả năng phát triển).

Lưu ý khi Tương Tác Với Google Bard

Để tương tác hiệu quả với Bard, hãy nhớ những điều sau:

– Đặt câu hỏi rõ ràng, sử dụng ngôn ngữ tự nhiên khi đặt câu hỏi để nhận được kết quả chính xác nhất.

– Cung cấp ngữ cảnh đầy đủ giúp AI hiểu rõ hơn về yêu cầu của bạn.

– Nếu cần điều chỉnh kết quả, hãy thử thay đổi cách đặt câu hỏi hoặc cung cấp thêm chi tiết cụ thể.

Những Câu Hỏi Thường Gặp Về Google Bard

Google Bard có miễn phí không?

Hiện tại, thông tin chi tiết về việc Bard có miễn phí hay không vẫn chưa được công bố rộng rãi. Tuy nhiên, nhiều dịch vụ của Google thường cung cấp phiên bản miễn phí với một số hạn chế.

Google Bard có hỗ trợ tiếng Việt không?

Có, Bard hỗ trợ tiếng Việt và đang cải thiện khả năng xử lý ngôn ngữ này.

Tóm lại, Google Bard là gì? Đây là công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) do Google phát triển, hỗ trợ trả lời câu hỏi, tạo nội dung và giải quyết tác vụ thông qua giao tiếp tự nhiên. Với khả năng xử lý ngôn ngữ linh hoạt, Bard mang đến trải nghiệm tiện ích, giúp người dùng tiếp cận thông tin nhanh chóng và sáng tạo hơn. 

Bạn có thấy thông tin này hữu ích không? Nếu có thì hãy chia sẻ cho những người khác và đừng quên truy cập vào CareerLink.vn để kịp thời cập nhật kiến thức mới cùng các việc làm hấp dẫn nhé. 

Trí Nhân

Read more