Blog

Được hay mất khi quyết định “Nhảy việc”?

Trong cuộc sống ai cũng mong muốn tìm được một công việc thích hợp, thu nhập hấp dẫn và có cơ hội thăng tiến để phát triển sự nghiệp. Vì vậy khi tìm được một công việc mới hấp dẫn hơn công ty hiện tại thì nhiều người sẵn sàng “nhảy việc” để tìm cơ hội mới, tuy nhiên cũng không ít người vẫn cứ khư khư ở lại. Như vậy đâu mới là lựa chọn tốt nhất? nếu ở lại là sự lựa chọn tối ưu thì tại sao vẫn có nhiều người ra đi?. Vấn đề có vẻ đơn giản, nhưng cũng thật nan giải cho những ai đang lưỡng lự trước lời mời từ một công ty khác.

Lý do để ở lại

Đối với nhiều người công ty cũng như là gia đình thứ hai của họ, ngoài gia đình thì phần lớn thời gian họ ở công ty. Vì vậy nơi đây đã trở nên quá thân thiết và gần gũi, họ không muốn rời xa đồng nghiêp rời xa những gì dường như đã thuộc về mình, đây là tâm lý chung của những người có lối sống thiên về tình cảm.

Tuy nhiên đó không phải là tất cả, mà quan trọng hơn hết là họ không muốn từ bỏ những gì mình đã dày công theo đuổi, nói vui kiểu dân gian là “sống lâu lên lão làng”. Thật tế là vậy, đối với nhiều trường hợp thì thâm niên càng lâu cũng đồng nghĩa với địa vị và quyền lợi càng cao. Vì vậy việc họ ở lại công ty hiện tại, cho dù thu nhập không hấp dẫn bằng những công ty khác đang mời gọi thì cũng không có gì khó hiểu.

Hơn nữa họ không muốn mạo hiểm những gì mình đang có, họ không biết được những gì đang đợi mình phía trước – thành công hay thất bại nếu gia nhập vào môi trường mới. Vì vậy việc gắn bó với công việc hiện tại là một lựa chọn vô cùng an toàn và bền vững. Hay chỉ đơn giản là họ không muốn bắt đầu lại từ đầu, họ hài lòng với thực tại. Câu châm ngôn: “hãy biết hài lòng với những gì mình đang có” đã được áp dụng tối đa trong trường hợp này.

Nếu bạn không phải là tuýp người năng động, lối sống có phần khép kín không thích sự bon chen, thì việc cống hiến lâu dài ở một nơi cũng là lựa chọn tốt. Tuy nhiên nếu bạn là người năng động, đầy nhiệt huyết thì lời mời hấp dẫn từ một công ty khác là cơ hội tuyệt vời để bạn cải thiện thu nhập, và hơn hết là để khám phá bản thân, để trải nghiệm những điều thú vị từ công việc mới. Hãy làm tốt phần việc còn lại ở công ty hiện tại, ra đi trong “hòa bình” và sẵn sàng cho những gì đang chờ đợi phía trước.

 

Và ra đi để phát triển bản thân

Nếu tìm được một công việc tốt và hơn hết là mức lương cao hơn hiện tại thì đa phần không ai bỏ qua cơ hội này, đó là nhu cầu chính đáng và bình thường của hầu hết mọi người. Tuy nhiên cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định “viết đơn xin thôi việc”, vì khi ra đi cho dù thành công hay thất bại thì cũng đồng nghĩa với việc con đường quay về công ty cũ đã trở nên vô vọng.

Ngày xưa có một chú chuột hễ mỗi lần nghe tiếng chuông chùa bên sông vang vọng, thì chuột ta biết là hôm đó có lễ hội và tất nhiên sẽ có nhiều đồ ăn. Hôm nay như thường lệ chuột bơi gần đến bờ bên kia sau khi nghe chuông đổ, nhưng lạ thay hôm nay ngôi chùa bên này cũng đổ chuông, thì ra hôm nay là ngày hội lớn trong năm. Sau một chút đắn đo chuột quyết định quay lại vì nghĩ chắc đồ ăn bên này ngon hơn, gần đến bờ thì chuột lại thay đổi quyết định vì nghĩ chắc đồ bên kia mới thật sự hấp dẫn, chuột ta cứ bơi qua bơi lại như vậy cho đến lúc không còn sức lực và chìm dần giữa dòng sông…

Trong công việc cũng vậy nếu bạn cứ nhảy hết chỗ này đến chỗ khác, thì suốt đời bạn vẫn là người mới trong một môi trường mới, để rồi cuối cùng tay trắng vẫn hoàn trắng tay. Vì vậy một lời khuyên cho các tín đồ “nhảy việc” là hãy cân nhắc, hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định chyển việc. Hãy xem xét với mức thu nhập cao hơn nhưng tính chất công việc có phù hợp, và khả năng bản thân có thể hoàn thành công việc ấy không.

Thông thường một công ty mới sẽ trả cao hơn để lôi kéo bạn về với họ, vì họ đã tìm hiểu rất kỹ về bạn trước khi đưa ra quyết định ấy. Cho nên nếu tìm được một nơi đáng tin cậy để phát triển bản thân thì không việc gì phải bỏ qua, cơ hội không đến nhiều lần trong đời. Chính môi trường mới sẽ giúp cho các bạn có được sự trải nghiệm mới, sự thăng tiến là phần thưởng xứng đáng giành cho năng lực và kinh nghiệm của bạn.

Việc gắn bó lâu dài ở một nơi, hay đầu quân vào môi trường mới là tùy thuộc vào hoàn cảnh hiện tại, tùy thuộc vào bản thân vào năng lực của mỗi người. Tuy nhiên điều quan trọng là phải có một quyết định dứt khoát, tránh tình trạng lưỡng lự, hoặc nhảy việc liên tục. Một người có năng lực, có tinh thần lạc quan thì luôn nhìn thấy được những cơ hội trong mọi hoàn cảnh khó khăn, ngược lại một người không có lập trường không có tinh thần lạc quan sẽ luôn nhìn thấy những khó trong mọi cơ hội!

 

Lê quyết Kiển – CareerLink.vn

Read more

Cung ứng là gì? Công nghệ thay đổi ngành cung ứng

Một quy trình sản xuất dù được tối ưu đến đâu cũng có thể đình trệ chỉ vì thiếu một nguyên liệu đầu vào. Đằng sau những vận hành ổn định là cả một hệ thống đảm bảo hàng hóa và dịch vụ đến đúng nơi, đúng lúc. Cung ứng là gì và tại sao đây lại là yếu tố quyết định cho sự bền vững của mọi doanh nghiệp?

Cung ứng là gì

Cung ứng là gì

Cung ứng (tiếng Anh: procurement) là quá trình tìm kiếm, lựa chọn, mua sắm và quản lý các nguồn hàng hóa, dịch vụ cần thiết nhằm phục vụ hoạt động sản xuất – kinh doanh của một tổ chức.

Khác với hành vi “mua hàng” đơn lẻ, cung ứng mang tính chiến lược dài hạn, được thực hiện theo quy trình bài bản từ xác định nhu cầu đến đánh giá hiệu quả sau khi giao nhận.

Hoạt động cung ứng không chỉ dừng lại ở việc đặt mua mà còn bao gồm quản lý chi phí, đảm bảo chất lượng, theo dõi tiến độ và xây dựng mối quan hệ ổn định với nhà cung cấp. Đây là một mắt xích nền tảng giúp doanh nghiệp duy trì vận hành hiệu quả, kiểm soát rủi ro chuỗi cung ứng và nâng cao năng lực cạnh tranh. Dù thuộc lĩnh vực sản xuất, thương mại hay dịch vụ, mọi tổ chức đều cần một hệ thống cung ứng chuyên nghiệp để đảm bảo nguồn lực luôn sẵn sàng và phù hợp với mục tiêu hoạt động.

Chuỗi cung ứng là gì và mối liên hệ với cung ứng

Chuỗi cung ứng (tiếng Anh: supply chain) là hệ thống liên kết các hoạt động từ cung ứng nguyên liệu, sản xuất, lưu trữ, vận chuyển đến phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Đây là một quy trình có tính chất liên hoàn và phụ thuộc lẫn nhau giữa nhiều bộ phận, nhà cung cấp và đối tác khác nhau trong và ngoài tổ chức.

Trong chuỗi này, cung ứng là mắt xích khởi đầu – nơi quyết định doanh nghiệp sẽ sử dụng nguyên vật liệu nào, mua từ đâu, với chi phí và điều kiện ra sao. Nếu cung ứng không được tổ chức hợp lý, toàn bộ chuỗi vận hành phía sau có thể bị gián đoạn, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và uy tín thương hiệu.

Để hiểu rõ hơn, cần phân biệt ba khái niệm dễ gây nhầm lẫn: cung ứng, logistics và mua sắm. Cung ứng là chiến lược tổng thể về thu mua; logistics là quá trình vận chuyển và lưu kho hàng hóa; còn mua sắm thường chỉ hành vi giao dịch đơn lẻ, thiếu tính chiến lược. Nhận diện đúng vai trò của cung ứng trong tổng thể chuỗi là bước đầu tiên để doanh nghiệp tối ưu hóa toàn bộ hoạt động từ bên trong.

Các loại hình cung ứng phổ biến

Hoạt động cung ứng trong doanh nghiệp có thể được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, giúp linh hoạt áp dụng cho từng mô hình vận hành cụ thể.

Theo tổ chức thực hiện, có hai loại hình chính: cung ứng nội bộ và cung ứng thuê ngoài (outsourcing). Cung ứng nội bộ do chính bộ phận trong công ty thực hiện, giúp kiểm soát tốt quy trình nhưng dễ tốn kém về nguồn lực. Trong khi đó, thuê ngoài cho phép doanh nghiệp tập trung vào năng lực cốt lõi, tuy nhiên cần chọn nhà cung cấp uy tín để tránh rủi ro.

Theo hình thức vận hành, có cung ứng trực tiếp và cung ứng gián tiếp. Cung ứng trực tiếp liên quan đến nguyên liệu, vật tư đầu vào phục vụ sản xuất. Còn gián tiếp bao gồm các dịch vụ hỗ trợ như văn phòng phẩm, dịch vụ bảo trì, đào tạo nội bộ.

Theo đối tượng cung ứng, có thể chia thành cung ứng hàng hóa, dịch vụ hoặc dịch vụ công. Mỗi loại hình đều yêu cầu cách tiếp cận, quản lý và giám sát riêng biệt để đảm bảo chất lượng đầu vào lẫn hiệu quả chi phí trong toàn chuỗi giá trị.

Quy trình cung ứng gồm những bước nào

Một quy trình cung ứng chuyên nghiệp không chỉ đơn thuần là hoạt động đặt hàng, mà là chuỗi hành động có hệ thống nhằm tối ưu chi phí, thời gian và chất lượng. Dưới đây là các bước cơ bản thường được áp dụng trong doanh nghiệp:

Xác định nhu cầu: Bộ phận chuyên môn phối hợp với các phòng ban để xác định rõ số lượng, chủng loại và thời điểm cần mua.

Tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp: Doanh nghiệp nghiên cứu thị trường, thu thập báo giá và đánh giá các nhà cung cấp tiềm năng dựa trên tiêu chí đã định sẵn.

Gửi yêu cầu và đàm phán: Sau khi chọn được nhà cung cấp phù hợp, tiến hành đàm phán các điều khoản như giá cả, điều kiện giao hàng, thời gian thanh toán.

Đặt hàng và theo dõi đơn hàng: Đơn hàng được phát hành chính thức và theo dõi tiến độ giao hàng để đảm bảo đúng thời hạn.

Kiểm tra – nhận hàng – thanh toán: Kiểm tra chất lượng và số lượng hàng hóa, xử lý chứng từ, sau đó tiến hành thanh toán theo điều khoản đã thỏa thuận.

Đánh giá và cải tiến: Sau mỗi đợt cung ứng, doanh nghiệp thường tổ chức đánh giá hiệu quả để rút kinh nghiệm và tối ưu quy trình cho lần tiếp theo.

Tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp hiệu quả

Việc lựa chọn đúng nhà cung cấp là yếu tố then chốt đảm bảo chất lượng và tiến độ trong toàn bộ quy trình cung ứng. Để đưa ra quyết định chính xác, doanh nghiệp cần đánh giá dựa trên các tiêu chí cụ thể và minh bạch.

Giá cả hợp lý: Không chỉ xét đến giá mua đơn thuần, mà còn cần tính đến tổng chi phí sở hữu bao gồm vận chuyển, bảo hành, chi phí phát sinh và khấu hao.

Chất lượng ổn định: Nhà cung cấp phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, mẫu mã và độ đồng nhất giữa các lô hàng.

Thời gian giao hàng đúng hạn: Khả năng giao hàng đúng cam kết giúp doanh nghiệp duy trì tiến độ sản xuất, hạn chế tồn kho hoặc gián đoạn vận hành.

Uy tín và năng lực tài chính: Những đối tác có lịch sử hoạt động minh bạch, phản hồi tốt từ khách hàng khác thường đáng tin cậy hơn trong hợp tác dài hạn.

Khả năng phối hợp linh hoạt: Nhà cung cấp hiệu quả cần sẵn sàng điều chỉnh lịch giao hàng, khối lượng và hỗ trợ xử lý sự cố nhanh chóng.

Doanh nghiệp có thể kết hợp các công cụ như bảng chấm điểm, khảo sát định kỳ và KPI để quản lý nhà cung cấp một cách hệ thống và khách quan.

Công nghệ và kỹ thuật hỗ trợ cung ứng

Trong bối cảnh số hóa mạnh mẽ, công nghệ đang trở thành trợ thủ đắc lực giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động cung ứng. Việc ứng dụng các giải pháp kỹ thuật không chỉ nâng cao hiệu suất mà còn giảm thiểu sai sót, rủi ro và chi phí phát sinh.

Hệ thống ERP: Cho phép doanh nghiệp quản lý tập trung toàn bộ thông tin liên quan đến đơn hàng, tồn kho, tài chính và nhà cung cấp. Nhờ đó, việc ra quyết định trở nên nhanh chóng và có cơ sở dữ liệu hỗ trợ.

Phần mềm e-procurement: Tự động hóa các quy trình từ yêu cầu mua hàng, phê duyệt, gửi báo giá đến theo dõi đơn hàng. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, minh bạch hóa chi phí và giảm phụ thuộc vào giấy tờ thủ công.

Ứng dụng AI và phân tích dữ liệu: Giúp dự báo nhu cầu, phát hiện bất thường trong chuỗi cung ứng và đề xuất phương án tối ưu. Một số doanh nghiệp còn tích hợp công nghệ blockchain để kiểm soát nguồn gốc và truy xuất toàn bộ vòng đời đơn hàng.

Việc đầu tư đúng công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng nền tảng cung ứng linh hoạt, minh bạch và thích ứng nhanh với biến động thị trường.

Những rủi ro trong hoạt động cung ứng và cách giảm thiểu

Hoạt động cung ứng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ sản xuất, chi phí vận hành và uy tín của doanh nghiệp. Việc nhận diện và chuẩn bị phương án xử lý từ sớm là yếu tố then chốt giúp chuỗi cung ứng vận hành ổn định và bền vững.

Biến động giá cả: Nguyên vật liệu đầu vào có thể tăng đột ngột do thiếu hụt, chiến tranh thương mại hoặc chính sách thuế. Giải pháp là ký hợp đồng dài hạn, đa dạng hóa nguồn cung và dự báo giá theo chu kỳ.

Gián đoạn chuỗi cung ứng: Thiên tai, đại dịch, hoặc nhà cung cấp phá sản đều có thể gây đứt gãy. Doanh nghiệp cần xây dựng phương án dự phòng, lựa chọn nhiều nhà cung cấp và kiểm soát rủi ro theo vùng địa lý.

Rủi ro về chất lượng và pháp lý: Hàng hóa không đạt tiêu chuẩn, không rõ nguồn gốc hoặc không tuân thủ quy định có thể dẫn đến thiệt hại lớn. Để phòng tránh, doanh nghiệp nên kiểm định định kỳ, yêu cầu chứng từ hợp lệ và đánh giá nhà cung cấp thường xuyên.

Thiếu minh bạch và phối hợp kém: Giao tiếp không rõ ràng giữa các bên dễ dẫn đến hiểu lầm và trì hoãn. Ứng dụng công nghệ và hệ thống quản lý dữ liệu sẽ giúp giảm thiểu rủi ro này một cách hiệu quả.

Tối ưu hoạt động cung ứng không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí mà còn tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Hiểu rõ cung ứng là gì chính là nền tảng để xây dựng một chuỗi vận hành hiệu quả, linh hoạt và thích ứng nhanh với biến động. Trong bối cảnh số hóa và toàn cầu hóa, đầu tư đúng vào hệ thống cung ứng là bước đi chiến lược để tạo lợi thế và nâng tầm vị thế doanh nghiệp.

Trí Nhân

Read more

Làm Tiktoker, KOL, KOC: có thật là mảnh đất màu mỡ?

Dẫu làm Tiktoker, KOL và KOC chưa được số đông công nhận là một nghề nhưng lại có tốc độ phát triển cực nhanh trong thời đại 4.0. Đây cũng được đánh giá là những công việc mang đến nguồn thu nhập đáng kể, thậm chí là khổng lồ dành cho những ai đã thành công trong việc xây dựng tầm ảnh hưởng của mình trên các nền tảng tương ứng.

KOL, KOC và Tiktoker là ai và họ làm gì?

Hiểu một cách đơn giản KOL (Key Opinion Leader) là những người có tầm ảnh hưởng, gồm có 3 nhóm chính: người nổi tiếng (ca sĩ, diễn viên, người mẫu… nói tóm lại là người của công chúng); người có sức ảnh hưởng với một nhóm đối tượng nhất định (blogger, vlogger, diễn giả, cũng có thể chỉ là một người dùng mạng xã hội nào đó) và những người có sức ảnh hưởng trong một phạm vi nhỏ hơn, công việc của họ chủ yếu là chia sẻ thông tin từ 2 nhóm trên để quảng bá sản phẩm, thương hiệu đến nhóm khách hàng nhỏ của mình.

Trong nhóm KOL, gần như chỉ người nổi tiếng mới có thể kiếm được mức thu nhập “khủng” từ việc làm đại sứ thương hiệu/ đối tác cho những nhãn hàng đình đám. Chẳng nói đâu xa, chỉ bằng việc thường xuyên diện thiết kế của các nhà mốt, chụp ảnh với dòng điện thoại thông minh mới của một nhãn hàng hoặc check in tại một khu du lịch nào đấy, những người nổi tiếng như Sơn Tùng M-TP, Chi Pu, Quang Vinh, Trấn Thành… đã có thể thu về bạc tỷ – một con số quá “khủng” đúng không nào?

Bạn có thể đã nghe nói nhiều đến KOL nhưng còn KOC thì sao? Đố bạn biết đấy! KOC là viết tắt của từ Key Opinion Consumer – một thuật ngữ khá mới mẻ, dùng để chỉ những người tiêu dùng có sức ảnh hưởng lớn trên các cộng đồng, có khả năng tác động mạnh mẽ đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng khác. Công việc chính của KOC là trải nghiệm và đánh giá sản phẩm một cách khách quan, giúp người tiêu dùng có thể đưa ra quyết định mua hoặc không mua hàng.

Thay vì nhận tiền từ nhãn hàng để đánh giá sản phẩm như KOL thì KOC thường là người chủ động chọn lựa và dùng thử sản phẩm, sau đó họ sẽ nhận hoa hồng từ thương hiệu dựa trên số đơn hàng mà họ bán được qua kênh của mình. Có thể dễ dàng nhận thấy các link Bio (là phương thức đơn giản nhất để KOC điều hướng người dùng từ trang cá nhân của họ đến những trang đích mà họ mong muốn như website, Facebook, Youtube, Shopee) được gắn trên trang cá nhân của KOC để phục vụ cho mục đích chuyển đổi này.

Còn về làm Tiktoker ư? Có lẽ bạn đã quá quen và thậm chí có đôi lần thử làm Tiktoker rồi phải không? Năm 2017, ứng dụng Tiktok nổi lên như một trào lưu và khi người dùng nhận ra khả năng kiếm tiền từ Tiktok thì cũng là lúc nghề Tiktoker xuất hiện. Nói một cách đơn giản, Tiktoker là những người sáng tạo nội dung trên nền tảng Tiktok và kiếm tiền từ chính nền tảng này. Các con đường kiếm tiền của Tiktoker về cơ bản cũng giống với KOL và KOC nên mình sẽ không phân tích thêm về khía cạnh này nữa.

Điều gì khiến hàng ngàn người muốn trở thành KOL, KOC và Tiktoker?

Đầu tiên không thể không nói đến sự linh hoạt. Các KOL, KOC và Tiktoker có thể làm việc ở bất cứ đâu họ muốn, bất cứ lúc nào họ thích với hành trang chỉ là chiếc smartpphone hoặc laptop.

Không chỉ có vậy, bạn có thể kết nối với mọi người từ khắp nơi trên thế giới và nhận được sự quan tâm từ họ. Vui sướng biết bao khi thức dậy và đọc tin nhắn của những người theo dõi rằng họ đánh giá cao mọi thứ bạn đang làm!

Được làm điều mình thích mà vẫn có rủng rỉnh tiền, thật thích phải không? Đây cũng là điều khiến KOL, KOC và Tiktoker “si mê” công việc của mình. Mặc dù không có thống kê chính xác thu nhập của KOL, KOC và Tiktoker nhưng nói chung bạn càng nổi tiếng thì thu nhập càng khủng. Mức trung bình có thể vài chục đến trăm triệu đồng hàng tháng. Thậm chí có những KOL đình đám như các siêu sao bóng đá có thể nhận tới cả triệu đô la chỉ cho duy nhất 1 bài đăng giới thiệu trên Instagram.

Đúng là một sự hấp dẫn không thể chối từ và bạn muốn lao ngay vào để trở thành các KOL, KOC và Tiktoker nổi tiếng?

Đằng sau sự hoàn hảo và hào nhoáng trên mạng xã hội

Nghe thì đơn giản nhưng không “dễ ăn” thế đâu nhé. Để đạt được niềm tin và sự ủng hộ từ nhiều người thì bạn cần phải có “chiêu”.

Nếu hỏi bất kỳ một KOL, KOC và Tiktoker thành công nào về cách họ đạt được thu nhập chín con số, bạn có thể sẽ được kể về một số câu chuyện “kinh dị” về những ngày mới chập chững vào nghề. Để có được thu nhập đáng mơ ước, họ đã phải nỗ lực rất nhiều để tạo dựng tên tuổi.

Lấy ví dụ khi làm Tiktoker nhé.

“Để trở thành người có ảnh hưởng trên TikTok, bạn sẽ cần đăng ít nhất 1-3 lần mỗi ngày và những người làm TikToker thành công nhất đăng 15-20 lần mỗi ngày.”

Mặc dù clip TikTok trung bình chỉ dài tối đa một phút, nhưng việc tạo ra nhiều nội dung như vậy là cực kỳ khó. Không chỉ khó về kịch bản mà còn khó về thời gian và năng lượng cần thiết vì cần phải lên ý tưởng, quay phim, chỉnh sửa video, tương tác với người hâm mộ và thiết lập thương hiệu cá nhân. Chính những điều đó vô hình chung đã tạo nên áp lực khiến nhiều người mất dần đi cảm hứng khi làm việc. Thế nên, bạn có thể thường xuyên nghe thấy những lời than vãn như “Nhiều lúc tôi thấy cuộc sống của tôi thật sự vô nghĩa khi dành cả ngày để hoàn thành một video với đầy sự chán nản” hay “Tôi thật sự cảm thấy rất mệt mỏi vì những áp lực phải gánh chịu trong thời gian qua”.

Lại nói đến KOL và KOC, điều quan trọng là phải duy trì sự trung thực. Có thể có những trường hợp bạn nghiêng về việc quảng cáo điều gì đó không thực sự hữu ích cho người xem, lý do có thể là các thương hiệu trả mức phí quá hấp dẫn chẳng hạn. Nếu không trung thực, sẽ có lúc bạn phải hối hận vì phải đối mặt với phản ứng dữ dội từ cộng đồng.

Điều này làm mình nhớ đến câu chuyện khi Kim Kardashian quảng cáo một loại thuốc chống ốm nghén khi mang thai. Tuy nhiên, cô ấy lại không đề cập đến bất cứ tác dụng phụ nào của loại thuốc này. FDA đã cảnh báo cả Kim và thương hiệu về hành động mà họ sẽ thực hiện nếu bài đăng không được gỡ xuống hoặc chỉnh sửa. Dù đã thay đổi nội dung nhưng danh tiếng của Kim bị ảnh hưởng, dễ dàng nhận thấy nhất là các bình luận phản  đối phía dưới bài đăng.

Thế giới của người làm Tiktoker, KOL và KOC có vẻ hấp dẫn từ góc nhìn của người ngoài cuộc. Tuy nhiên, những người có ảnh hưởng cũng phải vật lộn để duy trì lượng người theo dõi và chỗ đứng của mình. Công việc luôn đòi hỏi có sự sáng tạo và việc duy trì sự trung thực cũng có thể rất khó khăn, nhưng nếu có thể đảm đương tốt, bạn vẫn có thể gặt hái thành quả: trở thành một người có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ và nhận về các khoản thu nhập đáng mơ ước.

Trang Đoàn

Read more

Ứng xử khi xin thôi việc

Thôi việc – Đó không đơn giản là hành động bạn gửi đơn xin thôi việc, nhận được sự chấp thuận của cấp trên rồi thu dọn hành lý chuẩn bị rời khỏi công ty. Hơn thế nữa, đó là cả một nghệ thuật ứng xử, thôi việc cũng đòi hỏi quá trình chuẩn bị, sự chuyên nghiệp và khéo léo giống như khi bạn tìm việc. Dù ra đi vì bất cứ lý do gì bạn cũng nên để lại ấn tượng tốt với công ty cũ. Sau đây là một số lưu ý khi bạn đang có ý định thôi việc.

1. Cân nhắc kĩ trước khi gửi đơn

– Giữ yên lặng: Nhiều người không giữ được bí mật thường sẽ kể cho đồng nghiệp chuyện bạn đang tìm một công việc khác, nhưng bạn đừng bao giờ làm vậy.

Bà Marie McIntyre, tư vấn nghề nghiệp đồng thời là tác giả cuốn sách “Bí mật để chiến thắng tại văn phòng”, nói: “Quản lý của bạn có thể cho rằng việc bạn muốn bỏ đi như một sự phản bội, thế nên tốt nhất hãy giữ bí mật. Ngay khi cấp trên của bạn biết bạn đang tìm việc khác, bạn sẽ bị xem là người làm việc ngắn hạn và đánh mất những cơ hội giá trị, như: thăng tiến, tăng lương, phân công công việc, hay khóa học đào tạo.”

– Nắm rõ Luật ở công ty: Khi bạn bắt đầu công việc tại doanh nghiệp chắc hẳn bạn đã nắm được phổ biến luật Lao động của doanh nghiệp đó, bao gồm quy định về nghỉ phép và thôi việc. Thường những công ty yêu cầu nhân viên muốn thôi việc phải báo trước thời gian ít nhất là 1 tháng, tùy theo lý do mà bạn xin nghỉ việc theo quy định của Bộ luật Lao Động hiện hành.

Vậy nên, trước khi gửi đơn bạn nên chuẩn bị tất cả những tình huống có thể xảy ra như: Đã giải quyết xong những công việc còn tồn đọng, cần nghĩ đến trường hợp bạn có thể tìm được việc mới ngay khi rời công ty hay không? Cũng không nên mang bất cứ tài sản nào của công ty khi ra đi.

– Viết một bức thư xin nghỉ việc: Bạn nên dành một chút thời gian và công sức cho bức thư xin nghỉ việc để chứng tỏ sự tôn trọng của bạn với ban lãnh đạo công ty, đồng thời thể hiện trách nhiệm của bạn với công việc và để công ty có kế hoạch tìm người thay thế vị trí của bạn.

Trong thư bạn nên trình bày những kinh nghiệm, những điều tốt đẹp mà bạn có được trong thời gian làm việc cho công ty. Bạn đã trưởng thành hơn trong công việc như thế nào và gửi lời cám ơn tới những người đã giúp đỡ bạn. Có thể trích dẫn trong đó những sự kiện và việc làm để lại ấn tượng trong bạn. Bày tỏ mong ước công ty sẽ ngày càng phát triển hơn trong tương lai.

– Có nên giải thích lý do ra đi? Nếu bạn xin nghỉ việc vì một lý do nào đó như : Bức xúc với thái độ của đồng nghiệp hay là thái độ nóng giận nhất thời, bạn có thể chia sẻ với cấp trên để họ có thể nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của bạn và giải quyết giúp bạn. Nếu lý do đưa ra quá tế nhị bạn nên tìm một lý do nào đó dễ chịu hơn .

– Đề cử một ứng viên cho vị trí thay thế : Để tránh cho việc công ty phải mất thời gian và kinh phí nhằm tìm được một ứng viên thích hợp, bạn có thể ứng cử một nhân viên trong công ty mà bạn thấy phù hợp. Người đó có thể đã từng làm với bạn hoặc làm trợ lý cho công việc mà bạn phụ trách, hãy để mắt đến những đồng nghiệp để lại ấn tượng với bạn trong năm qua để đề cử vào vị trí mà bạn sắp nghỉ. Nếu không phải là đồng nghiệp trong công ty thì hãy nghĩ đến bạn bè và những mối quan hệ bên ngoài có thể giúp bạn có được một người thay thế thích hợp.

2. Thân thiện, chuyên nghiệp đến phút chót

Nếu lý do bạn xin thôi việc ở công ty vì bất bình hay cáu giận một chuyện gì đó bạn cũng không nên bộc lộ ra bên ngoài. Luôn giữ thái độ hòa nhã, thân thiện và tôn trọng với cấp trên và đồng nghiệp. Nhận xét của sếp cũ luôn đóng vai trò quan trọng khi bạn đi phỏng vấn xin việc ở công ty mới.

Bà McIntyre nhận định: “Người ta vẫn nói rằng bạn có thể đánh giá phẩm chất thực sự của một người qua cách họ thôi việc. Ngay cả khi bạn sung sướng đến phát cuồng khi được thoát khỏi công việc cũ, hãy cẩn thận chuyển giao công việc cho người kế nhiệm và chia tay với mọi người một cách thân thiện, vui vẻ.”

Sẽ có rất nhiều rắc rối nếu bạn làm cho những người ở lại giận dữ. Chẳng hạn, bạn sẽ bị “cố tình quên” được thanh toán một số khoản hoặc có thể gặp rắc rối trong chuyện thanh toán những khoản tiền còn lại trước khi ra đi.

– Đi phỏng vấn bằng thời gian của bạn. Nếu trong quá trình xin nghỉ việc bạn nhận được lời mời phỏng vấn ở một số công ty khác bạn cũng không nên xin nghỉ quá nhiều, sẽ chẳng hay ho nếu sếp và đồng nghiệp của bạn biết bạn đang xin việc ở công ty khác trong thời gian làm việc ở công ty họ. Nếu có thể hãy cố gắng xếp lên lịch phỏng vấn trước hoặc sau giờ làm việc, hoặc trong giờ ăn trưa. Nếu không thể làm thế, hãy sử dụng thời gian nghỉ phép.

3. Hãy nghỉ khi công ty đã tìm được người thay thế

Giúp công ty đào tạo nhân viên mới: Mỗi công việc đều có đặc thù riêng, đòi hỏi kinh nghiệm và trách nhiệm mà không phải ai mới đảm nhận cũng có thế biết hết và không phải vấn đề nào cũng có thể bàn giao được trên giấy tờ hay file lưu trữ, cấp trên của bạn sẽ rất biết ơn và tôn trọng bạn nếu bạn là một người có trách nhiệm với vị trí của mình. Vì vậy hãy nhiệt tình giúp đỡ và bàn giao công việc cho người mới đến.

Nếu đến thời hạn bạn xin nghỉ mà công ty chưa tìm được nhân viên thay thế hãy đề nghị với cấp trên cho phép bạn tiếp tục giúp đỡ họ cho đến khi tìm được người vào vị trí của bạn. Bạn có thể tham khảo viết mẫu đơn xin thôi việc tại bài mẫu đơn xin nghĩ việc.

4. Cân nhắc thời điểm ra đi và giữ mối quan hệ tốt với công ty cũ

Nếu bạn xin thôi việc vào đúng thời kì công ty đang khó khăn hay gặp trục trặc trong việc kinh doanh đó có thể là sự hiểu lầm bạn “đứng núi này trông núi nọ”, mặc dù nguyên nhân thực sự không phải thế. Vì vậy, nên cân nhắc thật kỹ thời điểm ra đi.

Dù đã xin thôi việc ở công ty cũ bạn cũng nên duy trì mối quan hệ tốt với cấp trên và đồng nghiệp. Bạn có thể gửi tin nhắn hay gửi lẵng hoa chúc mừng sinh nhật sếp cũ hay đồng nghiệp cũ, ngày thành lập công ty hay một sự kiện nào đó diễn ra thành công. Sẽ rất thú vị nếu công ty cũ và công ty mới của bạn sát nhập làm một.

Thi Vũ – CareerLink.vn

Read more

Học gì để tăng cơ hội từ kinh nghiệm xin việc trái ngành tại Nhật

Có những hành trình nghề nghiệp không đi theo một lộ trình bằng phẳng mà cần sự chuyển hướng dũng cảm. Kinh nghiệm xin việc trái ngành tại Nhật trở thành mối quan tâm lớn với nhiều lao động Việt muốn thay đổi để tìm cơ hội mới. Trước khi bắt đầu, hãy cùng tìm hiểu kỹ bối cảnh, điều kiện và chiến lược ứng tuyển để bước đi vững chắc hơn.

kinh nghiệm xin việc trái ngành tại Nhật

Kinh nghiệm xin việc trái ngành tại Nhật là gì?

Kinh nghiệm xin việc trái ngành tại Nhật chỉ quá trình ứng tuyển vào một công việc khác với ngành học, nghề cũ hoặc loại visa ban đầu, đòi hỏi người lao động phải thích nghi và chuẩn bị lại toàn diện.

Tình trạng chuyển việc trái ngành ngày càng phổ biến tại Nhật Bản, nhất là với thực tập sinh, kỹ sư hoặc du học sinh mong muốn nâng cao thu nhập, thay đổi môi trường làm việc hoặc gia hạn visa. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ những rủi ro, điều kiện pháp lý và cách chuẩn bị hiệu quả để thành công.

Để xin việc trái ngành, người lao động không chỉ cần kỹ năng mới mà còn phải hiểu tâm lý tuyển dụng của doanh nghiệp Nhật. Nhiều công ty sẵn sàng tiếp nhận ứng viên chưa đúng chuyên môn nếu họ thể hiện được tinh thần cầu tiến, tuân thủ quy trình và sẵn sàng học hỏi. Việc chọn sai ngành hoặc hồ sơ không phù hợp có thể khiến ứng viên bị từ chối visa hoặc gặp khó khăn kéo dài khi chuyển đổi công việc.

Do đó, kinh nghiệm xin việc trái ngành tại Nhật không đơn thuần là “tìm việc khác”, mà là một quá trình định hướng lại nghề nghiệp trên nền tảng hiểu biết pháp lý, chứng chỉ nghề và khả năng thích ứng thực tế.

Danh sách ngành dễ chuyển và yêu cầu kỹ năng

Khi chuyển việc trái ngành tại Nhật, việc lựa chọn ngành nghề phù hợp là yếu tố quan trọng giúp ứng viên tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao tỷ lệ đậu visa. Một số ngành đang thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng và có chính sách tiếp nhận lao động trái ngành gồm chế biến thực phẩm, nông nghiệp, điều dưỡng, xây dựng và dịch vụ nhà hàng – khách sạn.

Trong đó, chế biến thực phẩm có ưu điểm dễ học nghề, quy trình rõ ràng và môi trường làm việc khép kín. Ngành nông nghiệp tuyển số lượng lớn và không đòi hỏi nền tảng chuyên môn cao. Điều dưỡng phù hợp với người chăm chỉ, có thể đào tạo lại nếu có trình độ tiếng Nhật căn bản. Ngành xây dựng thiên về thể lực, phù hợp với đối tượng nam giới quen lao động tay chân. Riêng nhóm ngành dịch vụ như dọn phòng khách sạn hoặc phục vụ nhà hàng là lựa chọn phổ biến cho người có khả năng giao tiếp cơ bản.

Dù ngành nghề có mở, ứng viên vẫn cần đáp ứng một số kỹ năng nền tảng như kỷ luật lao động, thể lực tốt, thái độ học hỏi, khả năng phối hợp nhóm và trình độ tiếng Nhật tối thiểu N4 để tuân thủ an toàn lao động và hiểu quy trình làm việc.

Kinh nghiệm xin việc trái ngành tại Nhật cho thấy: việc chọn ngành đúng với năng lực cá nhân và điều kiện visa sẽ giúp ứng viên không chỉ trụ vững mà còn có cơ hội phát triển lâu dài tại thị trường Nhật Bản.

Xem thêm: Tuyển Dụng Tiếng Nhật tại Careerlink.vn

Chứng chỉ bắt buộc và điều kiện xin visa Tokutei

Để được làm việc trái ngành tại Nhật theo diện Tokutei Ginō (kỹ năng đặc định), người lao động bắt buộc phải có chứng chỉ tay nghề phù hợp với ngành đăng ký và đáp ứng đầy đủ điều kiện cư trú theo quy định của Cục Xuất nhập cảnh. Việc thiếu chứng chỉ hợp lệ là lý do phổ biến khiến nhiều hồ sơ bị từ chối dù đã có công ty đồng ý tuyển dụng.

Chứng chỉ kỹ năng đặc định (Tokutei) được tổ chức thi bởi các hiệp hội ngành nghề được chính phủ Nhật công nhận. Mỗi ngành sẽ có nội dung và hình thức thi khác nhau, gồm phần thi lý thuyết và thực hành. Các ngành như chế biến thực phẩm, nông nghiệp, xây dựng, điều dưỡng đều có kỳ thi định kỳ, thường bằng tiếng Nhật ở cấp độ đơn giản. Ứng viên có thể ôn tập thông qua các tài liệu chính thống hoặc đăng ký khóa luyện thi online trước khi dự thi chính thức.

Bên cạnh chứng chỉ, người lao động cần có giấy tờ hợp lệ để xin visa Tokutei, bao gồm: hồ sơ xác nhận kỹ năng, lý lịch tư pháp sạch, hợp đồng lao động đúng quy định và giấy bảo lãnh của công ty tiếp nhận. Ngoài ra, tình trạng cư trú hiện tại cũng rất quan trọng: ứng viên từng bỏ trốn, hết hạn visa hoặc vi phạm pháp luật sẽ bị từ chối cấp mới.

Việc chủ động thi chứng chỉ sớm và chuẩn bị kỹ lưỡng toàn bộ hồ sơ pháp lý sẽ giúp quá trình xin việc trái ngành diễn ra thuận lợi, đúng quy định và hạn chế tối đa rủi ro bị từ chối visa.

Cách làm hồ sơ và kỹ năng phỏng vấn trái ngành

Làm hồ sơ xin việc khi chuyển trái ngành tại Nhật đòi hỏi người lao động phải biết cách trình bày sao cho vừa thuyết phục vừa phù hợp với tiêu chí của nhà tuyển dụng. Trong đó, phần CV cần được viết rõ ràng, trung thực và định hướng lại năng lực theo ngành mới. Không nên liệt kê dài dòng những kinh nghiệm không liên quan, mà cần chọn lọc các công việc, kỹ năng có thể chuyển đổi như khả năng làm việc nhóm, tuân thủ quy trình, thao tác máy móc hoặc tinh thần cầu tiến.

Một trong những điểm khó khi viết hồ sơ là phần lý do nghỉ việc và chuyển ngành. Ứng viên nên nêu rõ mong muốn phát triển lâu dài trong ngành mới, học thêm kỹ năng chuyên môn hoặc tìm môi trường phù hợp hơn với năng lực bản thân, tránh trả lời theo hướng tiêu cực như “không hợp”, “bất mãn” hay “quá mệt mỏi”.

Bên cạnh đó, phỏng vấn là giai đoạn quyết định việc bạn có vượt qua được rào cản trái ngành hay không. Nhà tuyển dụng Nhật thường đánh giá thái độ trước năng lực. Vì vậy, ngoài cách trả lời ngắn gọn, đi vào trọng tâm, người lao động cần thể hiện tinh thần học hỏi, cam kết gắn bó và thái độ nghiêm túc trong công việc. Nếu chưa có kinh nghiệm ngành mới, hãy chứng minh bạn đã chủ động học hỏi hoặc đã từng làm các công việc có tính chất tương tự.

Sự chuẩn bị chỉn chu trong hồ sơ và ứng xử phỏng vấn là yếu tố quan trọng giúp bạn vượt qua rào cản chuyên môn và tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng Nhật Bản.

Giải đáp câu hỏi thường gặp khi xin việc trái ngành

Không có bằng cấp chuyên ngành, có xin việc trái ngành được không?
Được. Miễn là bạn có chứng chỉ kỹ năng Tokutei tương ứng với ngành muốn làm và đáp ứng đủ điều kiện visa. Bằng cấp không còn là yếu tố bắt buộc nếu bạn chứng minh được năng lực, kỹ năng và cam kết làm việc ổn định.

Có thể thi chứng chỉ Tokutei khi chưa từng làm ngành đó không?
Có thể. Nhiều ngành như thực phẩm, nông nghiệp hoặc khách sạn cho phép người chưa có kinh nghiệm thực tế vẫn được dự thi, miễn là vượt qua phần kiểm tra lý thuyết và thực hành theo chuẩn ngành.

Tôi từng hết hạn visa hoặc chuyển việc trái quy định, có còn cơ hội không?
Trường hợp từng vi phạm tư cách lưu trú như ở quá hạn, bỏ trốn hoặc làm việc trái phép sẽ rất khó xin lại visa. Bạn cần trao đổi trực tiếp với chuyên gia visa hoặc luật sư di trú để được đánh giá cụ thể từng trường hợp.

Sự chuẩn bị kỹ lưỡng về kỹ năng, giấy tờ và thái độ sẽ là nền tảng quan trọng giúp bạn tăng cơ hội thành công khi chuyển ngành. Kinh nghiệm xin việc trái ngành tại Nhật không chỉ nằm ở việc học cách thích nghi, mà còn ở khả năng làm nổi bật giá trị bản thân. Càng hiểu rõ lộ trình, bạn càng dễ định hướng tương lai tích cực và chinh phục thị trường lao động Nhật Bản một cách chủ động.

Trí Nhân

Read more

Bạn biết gì về food stylist – người thổi “hồn” vào món ăn?

Bạn có muốn trở thành food stylist – người đứng đằng sau việc làm cho món ăn trông thật ngon mắt trong các quảng cáo, sách dạy nấu ăn, thực đơn, quảng cáo và phim ảnh?

Sự phát triển của các trang mạng xã hội, sự lên ngôi của các phương tiện truyền thông đại chúng khiến cho nhu cầu ăn uống của con người không chỉ dừng lại ở mức độ thưởng thức mà còn phải đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng khắt khe về mặt thẩm mỹ. Vì lẽ đó, các công ty thực phẩm buộc lòng phải chú trọng nhiều hơn đến khâu hình ảnh để mang lại sức sống và sức hút đặc biệt cho những món ăn, qua đó thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, kích thích vị giác của họ, thúc đẩy ý nghĩ muốn ăn thử trong họ, nhờ đó gia tăng doanh số tiêu thụ. Đó chính là lý do nghề food stylist ra đời.

Hãy cùng nghe chia sẻ của chị Thanh Hà – một food stylist có nhiều năm kinh nghiệm để có cái nhìn chính xác hơn về công việc này nhé.

Cuộc gặp gỡ tình cờ

“Khi còn là một đầu bếp thì mình cũng chưa biết food stylist là gì đâu, cho đến khi được tham gia một chương trình truyền hình về ẩm thực. Xem các bạn tất bật chuẩn bị bày trí cho các món ăn, đồ uống với đủ loại dụng cụ không liên quan gì đến ăn uống rồi nhìn vào thành quả là những tấm hình, thước phim đẹp mê ly mà mình cứ như bị thôi miên.

Hỏi ra thì mới biết đó cũng là một công việc hẳn hoi có tên là food styling – trang trí món ăn. Đây cũng là nấu ăn nướng nhưng theo một cách rất khác. Thấy hay hay thế là mình quyết định thử. Bước chân vào rồi mới biết nghề trang trí đồ ăn cũng lắm công phu” chị Hà kể về lần đầu được tiếp xúc với nghề.

Food stylist – những nghệ sĩ với sự tinh tế trong ẩm thực

“Đối với food stylist thì hình thức của thức ăn quan trọng hơn mùi vị. Mình có nhiệm vụ trang trí, bày biện, tạo ra phong cách cuốn hút cho từng món ăn để gây ấn tượng với thực khách thông qua hình ảnh trên thực đơn của các nhà hàng, trong sách hướng dẫn nấu nướng, các tạp chí, các hình ảnh trên mạng xã hội hay các chương trình quảng cáo…

Để có được các hình ảnh khiến người xem thèm thuồng và muốn thưởng thức ngay lập tức, trước tiên mình phải có hiểu biết về ẩm thực, nguyên liệu nào nên kết hợp với nguyên liệu nào, nên nấu ở mức độ nào để có được màu sắc và hình dáng đẹp nhất, chưa kể đến việc luôn phải tìm tòi những nguyên liệu mới để tạo ra những sự kết hợp sáng tạo thú vị.

Làm trang trí thì chắc chắn cần có con mắt nghệ thuật rồi.

“Thông thường thì các food stylist sẽ làm việc cùng các nhiếp ảnh gia, biên tập viên, đầu bếp nhưng đôi khi mình sẽ kiêm luôn các vị trí đó.”

Vì thế, mình cần hiểu được cách bố cục, ánh sáng, bối cảnh, vật trang trí, góc máy… để cho ra những bức ảnh có hồn nhất. 

Nói đến các tác phẩm chất nhất thì không thể bỏ qua các thủ thuật. Để nhiếp ảnh gia bấm máy liên tục trong 4 tiếng mà tô mì gói vẫn không bị nở phình ra, food stylist phải chuẩn bị cỡ… 30 tô mì. Đó chỉ là một “lát cắt” nhỏ xíu trong nghề “nấu không phải để ăn” này. Ngoài ra, món kem mà bạn thấy trên hình ảnh quảng cáo không phải được chụp với kem thật mà là khoai tây nghiền trộn với phẩm màu hay món gà nướng vàng ươm khiến bạn vừa nhìn đã nuốt nước bọt thì chưa hề được nấu chín và còn được tút tát thêm bởi một lớp xi đánh giày,… Bởi vậy nói trang trí ẩm thực vừa là nghệ thuật vừa là khoa học là như thế”, chị Hà giải thích.

Làm việc từ 6 giờ sáng hôm nay đến 1 giờ sáng hôm sau như cơm bữa

Được hỏi về ngày làm việc điển hình, chị Thanh Hà chia sẻ: “Nói đến ngày cho ra sản phẩm thì đúng hơn vì trước khi chụp hoặc quay chụp mình đã phải chuẩn bị từ vài ngày trước, từ việc lên ý tưởng đến chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ. Đến ngày chỉ việc bắt tay vào nấu nướng, trang trí và cho lên hình. Nói thì nhanh vậy chứ vào làm mới thấy mất thời gian cỡ nào. Để có một clip quảng cáo 30 giây trên tivi, mình có thể mất 24 tiếng làm việc liên tục, không màng đến ăn uống còn chuyện làm từ 6 giờ sáng hôm nay đến 1 giờ sáng hôm sau thì như cơm bữa.

Bạn có thể thắc mắc đã có ý tưởng rồi thì chỉ việc làm theo đó, tại sao mất thời gian nhiều thế? Bởi vì ý tưởng là một chuyện, đưa vào thực tế là chuyện khác. Nhiều khi ý tưởng là xắt khoai tây hình hạt lựu nhưng thực tế cắt lát mỏng lại trông đẹp hơn, rồi nhiều nguyên liệu như thế cộng lại. Đó là chưa kể đến việc thiếu hoặc sai nguyên liệu, nảy ra ý tưởng mới hoặc các sự cố bất ngờ. Thiếu một cái máy xay sinh tố, cái dao gọt vỏ, thậm chí một cái xiên que cũng khiến công việc ngưng trệ”.

Con đường để trở thành food stylist chuyên nghiệp có thể bắt đầu từ đâu?

“Nếu bạn muốn trở thành người đứng đằng sau việc làm cho món ăn trông thật ngon mắt trong các quảng cáo, sách dạy nấu ăn, thực đơn, quảng cáo và phim ảnh thì có một cách để bạn khởi nghiệp food stylist hiệu quả, đó là tìm cơ hội trở thành trợ lý của một food stylist để trải nghiệm thực tế và học hỏi kinh nghiệm. Nhưng trên hết là bạn niềm đam mê đối với ẩm thực. Đa số các food stylist đều am hiểu sâu rộng về nghệ thuật nấu ăn, từ bánh ngọt đến thịt kho tàu.

Trên đời này chẳng có con đường nào rải đầy hoa hồng và hành trình trở thành một food stylist chuyên nghiệp cũng thế. Danh hiệu food stylist nghe có vẻ “sang chảnh” nhưng đây là công việc rất vất vả, bạn phải làm việc trong nhiều giờ và có một lượng lớn nguyên liệu cần phải được theo dõi bảo quản và tìm kiếm. Nhưng không màng những điều đó, tôi thực sự yêu công việc của mình và không nghĩ sẽ đánh đổi nó để lấy một vị trí an nhàn hơn”, chị Thanh Hà khẳng định chắc nịch.

Trang Đoàn

Read more

Học N3 có thể đi Nhật làm được không? Top ngành nghề phù hợp nhất

Mỗi người học tiếng Nhật đều mang theo một kỳ vọng: giao tiếp tốt hơn, xin việc dễ hơn hoặc bước chân sang Nhật làm việc. Nhưng học N3 có thể đi Nhật làm được không? Đây không chỉ là một vấn đề được nhiều người quan tâm mà còn là cột mốc quyết định lộ trình của hàng nghìn người đang theo đuổi giấc mơ Nhật Bản. Hãy cùng làm rõ điều đó trong bài viết dưới đây.

học N3 có thể đi Nhật làm được không

Trình độ tiếng Nhật N3 là gì?

N3 là cấp độ trung cấp trong hệ thống kiểm tra năng lực tiếng Nhật JLPT (Japanese-Language Proficiency Test), nằm giữa N4 (sơ cấp) và N2 (trung – cao cấp). Người đạt N3 được đánh giá là có thể hiểu được tiếng Nhật sử dụng trong các tình huống hằng ngày ở mức độ nhất định, bao gồm khả năng đọc hiểu đoạn văn ngắn, nắm được nội dung chính của hội thoại thường gặp, và phân biệt các mẫu ngữ pháp quan trọng.

Về kỹ năng cụ thể, N3 yêu cầu thí sinh nắm khoảng 3.750 từ vựng, 650–700 chữ Hán cùng với khả năng nghe – đọc – phản xạ ở mức trung bình khá. Khi đạt N3, người học có thể xem tin tức đơn giản, nghe các đoạn hội thoại nhanh, hoặc làm việc trong môi trường tiếng Nhật cơ bản không yêu cầu sử dụng từ chuyên môn.

Có N3 trong tay, người học đã đủ nền tảng để tiếp cận nhiều công việc tại Nhật ở cấp độ phổ thông và bán chuyên nghiệp.

Trình độ này phù hợp với những ai đang định hướng đi làm tại Nhật ở các vị trí phổ thông hoặc chuẩn bị bước vào giai đoạn học lên N2 – N1. Thời gian học để đạt N3 thường dao động từ 10–18 tháng tùy theo hình thức học (tự học hay học tại trung tâm) và tần suất luyện tập. Đây là bước đệm quan trọng, vừa giúp người học nắm chắc nền tảng ngữ pháp, vừa mở ra cơ hội bước vào thị trường lao động Nhật Bản.

N3 có phải là điều kiện bắt buộc để đi Nhật làm việc không?

Câu trả lời là không tuyệt đối, vì việc yêu cầu N3 hay không còn tùy thuộc vào từng diện visa lao động và tính chất công việc. Tuy nhiên, trong phần lớn trường hợp, N3 đóng vai trò như một tiêu chí ưu tiên hoặc là điều kiện bắt buộc ngầm định trong quá trình xét duyệt hồ sơ.

Ở diện kỹ sư, kỹ thuật viên, ngành nhân văn, người lao động phải có bằng đại học và năng lực tiếng Nhật từ N3 trở lên mới có thể xin visa làm việc chính thức. Với các ngành kỹ thuật như cơ khí, CNTT, điện – điện tử, N3 giúp ứng viên đủ khả năng trao đổi với cấp trên và đọc tài liệu chuyên môn cơ bản.

Ở diện Tokutei Gino (kỹ năng đặc định), N3 không bắt buộc nhưng một số ngành như điều dưỡng, khách sạn, nhà hàng lại yêu cầu N4–N3 để vượt qua kỳ thi kỹ năng chuyên ngành bằng tiếng Nhật. Người có N3 cũng dễ dàng chuyển đổi từ thực tập sinh sang Tokutei Gino khi đủ điều kiện.

Còn với thực tập sinh kỹ năng, năng lực tiếng Nhật chỉ ở mức tối thiểu (tương đương N5 hoặc không yêu cầu bằng cấp chính thức). Tuy nhiên, nhiều công ty tiếp nhận vẫn ưu tiên người có N4–N3 để dễ đào tạo và làm việc lâu dài.

Nói cách khác, N3 không phải là rào cản, nhưng lại là lợi thế lớn để tăng cơ hội được tuyển dụng, nâng tư cách visa và mở rộng lựa chọn nghề nghiệp.

Cơ hội việc làm tại Nhật cho người có N3

Khi sở hữu trình độ tiếng Nhật N3, người lao động Việt Nam có thể tiếp cận nhiều công việc tại Nhật ở cấp độ phổ thông hoặc bán chuyên nghiệp. Những ngành nghề dưới đây thường xuyên tuyển dụng ứng viên có năng lực tiếng Nhật từ N3 trở lên vì yêu cầu giao tiếp ở mức ổn định và hiểu được chỉ dẫn công việc chi tiết.

Nhóm ngành dịch vụ – khách hàng
Các vị trí trong nhà hàng, khách sạn, siêu thị, cửa hàng tiện lợi (combini) đều ưu tiên người có N3 để có thể tiếp nhận order, giải thích món ăn, xử lý tình huống và hỗ trợ khách hàng một cách trôi chảy. N3 giúp nhân viên hiểu bảng ca làm việc, quy trình phục vụ và các biểu mẫu ghi chép.

Nhóm điều dưỡng – chăm sóc người cao tuổi (kaigo)
Đây là lĩnh vực đòi hỏi khả năng giao tiếp linh hoạt với người Nhật lớn tuổi. Trình độ N3 giúp ứng viên theo kịp chương trình đào tạo chuyên môn và xử lý các tình huống y tế cơ bản hàng ngày.

Nhóm hành chính – sản xuất – hỗ trợ kỹ thuật
Các công việc như phiên dịch xưởng, nhân viên hành chính nội bộ, hỗ trợ đơn hàng, kiểm kê hàng hóa… đều yêu cầu hiểu tiếng Nhật chuyên ngành mức cơ bản, giao tiếp được với cấp trên, ghi chú báo cáo, và đọc hiểu tài liệu sản xuất.

Tùy theo lĩnh vực, yêu cầu tiếng Nhật có thể cao hoặc thấp hơn N3, nhưng rõ ràng, N3 chính là “tấm vé thông hành” để ứng tuyển được nhiều ngành nghề tại Nhật với cơ hội ổn định và lâu dài.

Xem thêm: Tìm Việc Làm Tiếng Nhật tại Careerlink.vn

Mức lương tại Nhật của người có N3

Sở hữu trình độ tiếng Nhật N3 không chỉ giúp người lao động mở rộng lựa chọn công việc, mà còn tạo ra sự khác biệt rõ rệt về thu nhập. Theo khảo sát từ các công ty phái cử và doanh nghiệp tuyển dụng tại Nhật, mức lương khởi điểm của người có N3 thường cao hơn từ 15–25% so với người chưa có chứng chỉ tiếng Nhật.

Ở nhóm ngành dịch vụ như khách sạn, nhà hàng, cửa hàng tiện lợi, người có N3 có thể nhận lương khoảng 180.000–220.000 yên/tháng, trong khi người không có tiếng chỉ dao động quanh mức 150.000–170.000 yên. Đối với ngành điều dưỡng, nhân viên có trình độ N3 thường được nhận vào vị trí chính thức hoặc diện Tokutei Gino với lương và phụ cấp ổn định hơn so với thực tập sinh.

Ngoài mức lương cơ bản, người có N3 còn có khả năng tiếp cận công việc phụ trách, làm ca đêm, hướng dẫn người mới… dẫn đến thu nhập thực nhận mỗi tháng cao hơn đáng kể. Một số công ty còn hỗ trợ tăng lương sớm hoặc xét chuyển vị trí nếu ứng viên đạt thêm N2 trong quá trình làm việc.

Mức lương tại Nhật không cố định theo bằng cấp, nhưng rõ ràng, khả năng tiếng Nhật là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của người lao động trên thị trường tuyển dụng.

Vì sao nên có N3 khi đi Nhật làm việc

Dù không phải là yêu cầu bắt buộc cho mọi diện visa, nhưng việc sở hữu chứng chỉ N3 sẽ giúp người lao động có nhiều lợi thế rõ rệt trong quá trình làm việc và sinh sống tại Nhật.

Tăng khả năng vượt qua phỏng vấn và xét duyệt hồ sơ
Nhiều công ty Nhật không ghi rõ “yêu cầu N3” trong thông tin tuyển dụng, nhưng trong thực tế, ứng viên có trình độ tiếng Nhật ổn định luôn được ưu tiên. N3 giúp người lao động nghe hiểu được nội dung phỏng vấn, phản xạ tốt khi trả lời câu hỏi và đọc hiểu tài liệu liên quan đến thủ tục tuyển dụng.

Giao tiếp trôi chảy và giảm áp lực công việc
Khi có N3, người lao động dễ dàng tiếp nhận chỉ thị từ cấp trên, trao đổi với đồng nghiệp và thích nghi với môi trường làm việc bản địa. Việc không cần phụ thuộc vào phiên dịch cũng giúp công việc diễn ra thuận lợi hơn.

Cơ hội chuyển việc, nâng vị trí tốt hơn
Ở Nhật, người lao động có tiếng Nhật tốt thường được trao thêm trách nhiệm như quản lý nhóm, hướng dẫn người mới hoặc giao tiếp với khách hàng. Điều này mở ra cơ hội tăng lương, thăng chức hoặc chuyển sang công ty có điều kiện làm việc tốt hơn.

N3 không chỉ là một chứng chỉ, mà còn là công cụ giúp người lao động chủ động làm chủ tương lai nghề nghiệp tại Nhật.

Hành trình học N3 và bước chuẩn bị trước khi sang Nhật

Để đạt được trình độ N3, người học tiếng Nhật cần đầu tư nghiêm túc cả về thời gian và phương pháp. Trung bình, nếu học từ trình độ sơ cấp (N5), bạn sẽ cần khoảng 10–18 tháng để chinh phục N3, tùy theo tốc độ tiếp thu và lịch học cá nhân.

Về phương pháp học, bạn có thể chọn tự học tại nhà kết hợp với luyện thi online, hoặc đăng ký học tại trung tâm Nhật ngữ uy tín. Những bộ sách nổi tiếng như Shin Nihongo, Mimi Kara, Soumatome, Speed Master… đều được thiết kế riêng cho mục tiêu JLPT N3. Ngoài ra, bạn nên luyện đề thật nhiều theo định dạng kỳ thi thực tế và kết hợp nghe – đọc hàng ngày qua các kênh như NHK News Easy, anime có phụ đề, podcast tiếng Nhật.

Về chuẩn bị hồ sơ đi Nhật, ngay khi đạt N3, bạn cần bắt đầu hoàn thiện các thủ tục như: làm lý lịch tư pháp, xin giấy chứng nhận tư cách lưu trú, chuẩn bị hộ chiếu, giấy khám sức khỏe, ảnh hồ sơ và đơn xin visa. Việc luyện phỏng vấn, viết CV tiếng Nhật và chọn công ty phái cử uy tín cũng là bước quan trọng quyết định chất lượng công việc và nơi bạn đến làm việc.

Sự chuẩn bị kỹ lưỡng cả về năng lực ngôn ngữ và giấy tờ hành chính không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian xử lý hồ sơ, mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp và nghiêm túc trong mắt nhà tuyển dụng Nhật Bản.

Qua toàn bộ phân tích thực tiễn và dữ liệu tuyển dụng, có thể thấy rằng học N3 có thể đi Nhật làm được không không còn là câu hỏi khó trả lời. Với sự chuẩn bị nghiêm túc về ngôn ngữ, hồ sơ và định hướng công việc rõ ràng, cơ hội làm việc tại Nhật không hề xa vời. Chúc bạn sớm đạt được mục tiêu và mở ra hành trình đáng giá cùng tiếng Nhật tại đất nước mặt trời mọc.

Trí Nhân

Read more

Nhảy việc đầu năm: Cơ hội và rủi ro

Bạn muốn thay đổi công việc, muốn tìm một môi trường làm việc mới tốt hơn, thoải mái hơn và quan trọng hơn cả là bạn có cơ hội tiến thân. Nhưng bạn do dự có nên nhảy việc vào thời điểm đầu năm, khi mà rất nhiều người cũng đang muốn săn cho mình một công việc mới. Liệu cơ hội hay rủi rõ sẽ đến với bạn nếu quyết định nhảy việc vào thời điểm này.

 

Lý do bạn muốn nhảy việc đầu năm

 

+ Lương thưởng tết thấp hơn so với mong đợi

Cả năm làm việc vất vả, cố gắng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, luôn được khen ngợi và bạn hy vọng cuối năm bạn sẽ được đền đáp xứng đáng với những gì bạn đã bỏ ra, nhưng sự thật không như vậy. Mức lương thưởng quá thấp so với những gì bạn mong đợi. Điều đó khiến bạn chán nản, cảm thấy mình không được coi trọng và muốn rời bỏ công việc đang làm.

Tuy nhiên, bạn đừng quá thất vọng và vội vàng quyết định rời bỏ công ty khi chưa rõ nguyên nhân, hãy bình tĩnh nhìn theo một góc độ khác. Xem xét lại tình hình kinh doanh và định hướng phát triển của công ty trong những năm tới, vị trí bạn đang đảm nhiệm để trả lời cho câu hỏi: Công ty đã khi nào thất hứa với bạn trong việc chi trả lương chưa; mức lương thưởng đó có quá thấp so với bạn mong đợi và mặt bằng chung nhiều hay không; … Nếu công ty không khiến bạn phải đau đầu vì những câu hỏi trên thì đừng vội “khăn gói ra đi”. Vì có thể do công ty đang gặp khó khăn tạm thời, hãy ở lại chia sẻ những khó khăn đó bạn sẽ được đánh giá cao và có nhiều cơ hội phát triển bản thân ở vị trí công việc của bạn.

 

+ Muốn thay đổi công việc, môi trường làm việc

Công việc hiện tại khiến bạn cảm thấy không được thoải mái, bạn không thể hoà đồng với đồng nghiệp nhưng lại không muốn nhảy việc giữa chừng vì nhiều lý do như: Chưa chuẩn bị kỹ cho quyết định thay đổi công việc; chưa tìm được công việc tốt và phù hợp hơn hay một lý do nữa là bạn không muốn làm ảnh hưởng đến kết quả làm việc cả năm cố gắng, vì thế bạn quyết định chờ đến thời điểm đầu năm mới tìm một công việc mới.

 

Đầu năm sẽ có nhiều cơ hội để bạn tìm được một công việc như những gì bạn mong muốn, nhưng hãy cân nhắc kỹ trước khi quyết định nhảy việc vào thời điểm này. Một công việc tốt, lương cao, chế độ tốt không có nghĩa sẽ tốt hơn ở công ty cũ. Bởi lương cao, điều kiện làm việc tốt… sẽ đi kèm với áp lực công việc cao và có thể bạn sẽ phải chịu sự canh tranh của đồng nghiệp và một người sếp khó tính. Lúc đó mọi thứ sẽ càng trở nên tồi tệ hơn gấp trăm lần, nhất là đầu năm, khi mọi thứ mới chỉ bắt đầu mà đã khiến ban phải đau đầu vì công việc thì không tốt chút nào.

 

+ Thử thách mới cho bản thân

Bạn là người có năng lực, có hoài bão, muốn được cống hiến thật nhiều trong công việc vì thế bạn chọn cách nhảy việc để đạt được mục đích của mình. Điều đó rất tốt, nhưng bạn hãy nhìn lại bản thân xem đã chuẩn bị đầy đủ và xác định rõ mục tiêu mình muốn tiến tới là gì chưa. Nếu nhảy việc trong lúc này có giúp được bạn gần đích hơn không? Bởi đầu năm là giai đoạn nhân sự có nhiều biến động, nhiều cơ hội cho bạn nhưng sự cạnh tranh cũng khốc liệt hơn rất nhiều. Vì vậy hãy cân nhắc kỹ có nên nhảy việc trong thời gian này hay không, vì đây sẽ là bước đệm vô cùng quan trọng cho sự nghiệp của bạn trong cả năm.

 

Cơ hội và rủi ro trong nhảy việc đầu năm

Nhảy việc vào bất kỳ thời điểm nào bạn cũng cần phải có sự chuẩn bị thật tốt, nhất là trong giai đoạn đầu năm thì bạn lại càng phải cân nhắc thật kỹ. Bởi đây sẽ là bước nhảy có tính chất quan trọng liên quan đến sự nghiệp của bạn trong cả năm. Nếu chuẩn bị tốt bạn sẽ có nhiều cơ hội cho những bước tiến mới trong sự nghiệp, ngược lại bạn sẽ phải đối mặt với những rủi ro không lường trước.

 

+ Cơ hội: Nếu nhảy việc đầu năm cơ hội tìm được một công việc như bạn mong đợi sẽ rất cao. Bởi thời điểm đầu năm các công ty thường tuyển dụng nhiều để bù vào chỗ trống của những người nghỉ việc cuối năm cũ hoặc tuyển mới những vị trí công ty đang có nhu cầu. Nhờ đó mà bạn sẽ có nhiều lựa chọn và không khó khăn để tìm được một công việc mới ưng ý, có nhiều cơ hội học hỏi, nâng cao kỹ năng và phát triển bản thân.

 

Nhảy việc vào đầu năm cho thấy bạn cũng là một người năng động, có chí tiến thủ và dám đương đầu với những thử thách mới. Điều này sẽ khiến cho nhiều nhà tuyển dụng đánh giá cao về bạn, nhưng hãy cẩn thận nếu không bạn sẽ trở thành kẻ phản bội trong mắt họ vì đã bỏ công ty cũ mà đi.

 

+ Rủi ro: Đầu năm các công ty có nhu cầu tuyển dụng nhiều, nhưng nhu cầu tìm việc vào giai đoạn này cũng không hề ít do nhiều nguyên nhân như: Nhảy việc, sinh viên mới tốt nghiệp, nhiều người bị mất việc ở cuối năm trước… tất cả họ đều mong muốn tìm được công việc tốt hoặc chí ít là có một việc làm để tránh tình trạng thất nghiệp. Do vậy, sự cạnh tranh lúc này là rất lớn nếu bạn không có chuẩn bị tốt có thể sẽ rơi vào tình trạng thất nghiệp, sẽ phải đối đầu với những ngày rong ruổi khắp nơi để nộp hồ sơ, phỏng vấn. Tất cả sẽ tiêu tốn nhiều thời gian, công sức và cả tiền bạc của bạn. Vì thế hãy là người nhảy việc thông minh, biết nắm bắt cơ hội, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bản thân trong sự nghiệp.

 

Mục đích cuối cùng của tất cả chúng ta khi nhảy việc đó là: Tìm một công việc phù hợp nhất để xây dựng một sự nghiệp vững chắc cho mình. Vì vậy đừng vội khi quyết định nhảy việc đầu năm. Hãy thể hiện mình là người có lựa chọn thông minh trong công việc để con đường sự nghiệp của bạn luôn suôn sẻ và có cơ hội thăng tiến nhanh. Chúc bạn có một năm mới nhiều may mắn và thành công với công việc đã lựa chọn.

Bạn có thể tham khảo viết mẫu đơn xin thôi việc tại bài mẫu đơn xin nghĩ việc.

 

Thúy Lộc – CareerLink.vn

Read more