CPM là một thuật ngữ thường xuyên xuất hiện trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến. Đây là chỉ số quan trọng đo lường hiệu suất của chiến dịch quảng cáo dựa trên lượt hiển thị. Trong bài viết kỳ này, hãy cùng khám phá chi tiết về CPM: CPM là gì và tầm quan trọng của nó trong thế giới quảng cáo số.

CPM là gì?
“CPM là viết tắt của “Cost per 1000 impressions” biểu thị giá của 1.000 lần hiển thị quảng cáo trên một trang web.”
CPM là số liệu giúp các công ty đo lường mức độ hiệu quả của quảng cáo bằng cách cho họ biết số tiền được trả cho một lần nhấp chuột vào quảng cáo trên trang web.
Khác với CPC (chi phí theo mỗi lần nhấp chuột), CPM tập trung vào việc hiển thị. Mỗi lần quảng cáo xuất hiện trước mắt người dùng, nó được tính là một lần hiển thị.
Ví dụ, bạn đặt ngân sách chi trả 1.000.000 đồng cho chiến dịch CPM và quảng cáo của bạn được hiển thị tổng cộng 20.000 lượt. Như vậy, chi phí CPM của bạn sẽ là: 1.000.000 / (20.000/1000) = 50.000 đồng.
CPM thường được sử dụng trong các chiến dịch quảng cáo truyền thống, đơn cử như quảng cáo hiển thị banner trên trang web. Nó giúp nhà quảng cáo đánh giá hiệu suất chiến dịch của họ dựa trên tỷ lệ hiển thị quảng cáo.
Tầm quan trọng của CPM là gì?
Việc sử dụng CPM trở nên cần thiết khi với các doanh nghiệp hoàn toàn mới và đang gặp khó khăn để có được sự hiện diện thương hiệu mong muốn trên nền tảng kỹ thuật số, nơi có hàng trăm gã khổng lồ trong ngành liên tục hiện diện.
Bằng cách hiển thị quảng cáo thương hiệu trong các video, trang web mà khách hàng mục tiêu đã xem, nó sẽ tạo ra nhận thức về thương hiệu tốt hơn về thương hiệu.
Ưu điểm của CPM?
Minh bạch và dễ đo lường
Một trong những ưu điểm lớn nhất của CPM là tính minh bạch của nó. Nhà quảng cáo biết chính xác họ phải trả bao nhiêu tiền cho mỗi 1000 lần quảng cáo được hiển thị. Điều này giúp họ đánh giá hiệu suất chiến dịch một cách rõ ràng và dễ dàng.
Tính nhất quán
Dù có bất kỳ biến động nào trong việc hiển thị quảng cáo, chi phí của nó vẫn ổn định. Điều này giúp nhà quảng cáo thuận tiện hơn trong việc dự trù ngân sách.
Tạo thương hiệu
CPM thường được sử dụng để tạo thương hiệu vì nó giúp quảng cáo hiển thị rộng rãi mà không cần người xem phải nhấp chuột. Việc liên tục nhìn thấy quảng cáo có thể giúp sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu được khắc sâu trong tâm trí khách hàng.
Ví dụ: Một công ty thời trang xây dựng một thương hiệu mới. Họ sử dụng CPM để hiển thị quảng cáo về thương hiệu của mình trên các website uy tín về thời trang. Dù không có nhiều người nhấp chuột vào quảng cáo, việc thấy thương hiệu này nhiều lần giúp họ tạo ra sự nhận diện mạnh mẽ trong lĩnh vực thời trang.
Nhược điểm của CPM là gì?
Không đảm bảo hiệu suất
Mặc dù bạn trả tiền cho mỗi lượt hiển thị nhưng CPM không đảm bảo rằng người xem sẽ tương tác với quảng cáo của bạn. Bạn có thể trả tiền cho hàng nghìn lần hiển thị mà không thu lại được bất kỳ tương tác nào.
Rủi ro lãng phí ngân sách
Nếu chiến dịch CPM không được xác định mục tiêu đúng đắn, bạn có thể lãng phí ngân sách cho những lượt hiển thị mà không đem lại giá trị nào cho doanh nghiệp.
Không phân biệt đối tượng
CPM không phân biệt ai sẽ là người xem quảng cáo của bạn. Điều này có thể dẫn đến việc quảng cáo được hiển thị cho những người không quan tâm hoặc không thuộc đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
Cạnh tranh cao
Do tính minh bạch và dễ tiếp cận, CPM thường có sự cạnh tranh cao, đặc biệt trên các nền tảng quảng cáo phổ biến như Google Ads và Facebook Ads. Điều này có thể dẫn đến tình trạng tăng giá thầu khi nhà quảng cáo mua lượt hiển thị.
Các yếu tố để triển khai chiến dịch quảng cáo CPM hiệu quả
Để thực hiện một chiến dịch quảng cáo CPM hiệu quả, bạn cần nắm rõ các yếu tố giúp thành công khi quảng cáo CPM là gì.
Xác định mục tiêu rõ ràng
Bạn cần xác định mục tiêu cụ thể để định hình toàn bộ chiến dịch. Có thể là truyền thông thương hiệu, tăng nhận diện sản phẩm hoặc tăng lượt truy cập vào trang web.
Xác định đối tượng
Hãy xác định rõ đối tượng mục tiêu của bạn bằng cách sử dụng các dữ liệu như độ tuổi, giới tính, sở thích, vị trí địa lý và hành vi trực tuyến. Điều này giúp bạn tối ưu hóa hiệu suất của chiến dịch.
Xây dựng nội dung hấp dẫn
Tạo nội dung quảng cáo độc đáo và hấp dẫn để quảng cáo của bạn nổi bật giữa hàng ngàn lần hiển thị khác. Hãy đảm bảo rằng nội dung liên quan đến mục tiêu và đối tượng của bạn.
Xác định ngân sách
Đặt một ngân sách cụ thể cho chiến dịch CPM để có thể kiểm soát chi phí và tránh lãng phí ngân sách.
Xác định nền tảng quảng cáo
Chọn nền tảng quảng cáo phù hợp với đối tượng mục tiêu của bạn. Google Ads và Facebook Ads là hai trong số các nền tảng phổ biến cho quảng cáo CPM.
Tối ưu hóa chiến dịch
Theo dõi và tối ưu hóa chiến dịch của bạn liên tục, sử dụng các công cụ phân tích để theo dõi hiệu suất quảng cáo và thực hiện điều chỉnh khi cần thiết, loại bỏ các quảng cáo không hiệu quả và đẩy mạnh những quảng cáo thành công.
Đánh giá kết quả
Đánh giá kết quả dựa trên mục tiêu đã đặt ra. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về hiệu suất chiến dịch và điều chỉnh chiến lược tiếp theo.
Giả sử bạn là chủ của một cửa hàng trang sức và muốn tăng nhận diện thương hiệu của mình. Bạn xác định rằng đối tượng chính của bạn là phụ nữ từ 18 đến 35 tuổi, quan tâm đến thời trang và trang sức. Bạn xây dựng một chiến dịch quảng cáo CPM trên nền tảng Facebook với nội dung quảng cáo hấp dẫn về các mẫu trang sức của mình. Bạn thiết lập ngân sách hàng ngày là 100.000đ và liên tục theo dõi lượt hiển thị cũng như tương tác thu được từ quảng cáo.
Sau vài tuần, bạn đánh giá kết quả và thấy rằng chiến dịch đã tạo ra sự tăng trưởng đáng kể trong lượng truy cập vào trang web của bạn và tăng cường nhận diện thương hiệu. Như vậy, bằng cách liên tục theo dõi và tối ưu hóa chiến dịch, bạn đã đạt được mục tiêu mà mình đặt ra từ ban đầu.
Thông tin vừa rồi cũng đã khép lại bài viết hôm nay. Tin rằng bạn đã hiểu thêm về khái niệm CPM, CPM là gì, ưu và nhược điểm cũng như ý nghĩa của nó đối với các nhà quảng cáo. Chúc bạn sớm triển khai những chiến dịch quảng cáo CPM thành công và nhanh chóng đạt được mục tiêu cũng như kỳ vọng của bản thân.
Trang Đoàn