Blog

Tester là gì? Kỹ năng cần có để trở thành tester giỏi

Tester là một vị trí công việc trong các công ty thuộc lĩnh vực phần mềm, công nghệ thông tin. Vậy tester là gì, tester là làm gì, lợi ích và điều kiện để trở thành tester như thế nào? Chi tiết câu hỏi sẽ được trả lời ngay dưới đây, hãy cùng theo dõi nhé.

Tester là gì? Kỹ năng cần có để trở thành tester giỏi

Tester là gì?

Tester là một công việc trong ngành phần mềm và công nghệ thông tin.

Tester thực hiện công việc thử nghiệm, kiểm tra phần mềm để tìm ra các lỗi để báo lại cho các lập trình viên chỉnh sửa. Công việc này giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm hoàn hảo trước khi giao đến tay khách hàng.

Tùy vào mỗi công ty mà tester có nhiều mảng như QC, QA, Automation tester và Manual tester. Trong đó 2 vị trí Automation tester và Manual tester là phổ biến hơn. 

Manual tester là người kiểm tra lỗi phần mềm bằng thủ công nên có yêu cầu cao về chuyên môn lập trình. Có đam mê và tư duy trong quá trình tìm lỗi và nhất là phải thật sự rành về test Manual. 

Còn Automation tester là người kiểm thử phần mềm dựa trên các công cụ hỗ trợ tự động. Để làm được vị trí này yêu cầu người làm tester phải nắm vững các kiến thức về lập trình.

“Tester là người thực hiện kiểm thử phần mềm được phát triển để đảm bảo sản phẩm đáp ứng các chức năng đã cam kết trước khi đến tay người dùng.”

Công việc của tester là làm gì?

Sau phần khái niệm, hãy cùng tìm hiểu về nhiệm vụ của một tester là gì nhé.

Lập kế hoạch kiểm tra

  • Phối hợp với các nhóm phát triển để hiểu các yêu cầu phần mềm và phát triển kế hoạch kiểm tra toàn diện;
  • Xác định mục tiêu kiểm tra, tài nguyên và thời gian.

Tạo trường hợp thử nghiệm

  • Phát triển các trường hợp kiểm tra chi tiết dựa trên yêu cầu phần mềm;
  • Tài liệu các trường hợp thử nghiệm để tham khảo và tái sử dụng trong tương lai.

Thực hiện kiểm tra

  • Thực hiện các trường hợp kiểm tra một cách có hệ thống và kỹ lưỡng, đảm bảo tất cả các khía cạnh của phần mềm đều được kiểm tra;
  • Theo dõi và ghi lại kết quả kiểm tra, lưu ý bất kỳ sai lệch nào so với kết quả mong đợi.

Báo cáo lỗi

  • Xác định và báo cáo các lỗi và sự cố phần mềm cho các nhóm phát triển;
  • Theo dõi và giám sát tiến độ xử lý lỗi.

Kiểm thử tự động

  • Sử dụng các công cụ và kỹ thuật tự động hóa thử nghiệm để tăng hiệu quả thử nghiệm nếu có;
  • Duy trì và cập nhật các kịch bản thử nghiệm tự động khi cần thiết.

Xem thêm: Việc Làm Tester tại Careerlink.vn

Nhân viên tester mang lại những lợi ích gì cho công ty?

Những lợi ích của nhân viên tester mang lại cho công ty phần mềm đó là: 

Đảm bảo chất lượng phần mềm chạy tốt

Đây là lợi ích đầu tiên của nhân viên kiểm thử phần mềm mang lại cho công ty phần mềm ở bất kỳ sản phẩm nào. Sử dụng Tester sẽ đảm bảo chất lượng phần mềm tối ưu nhất trước khi giao đến tay khách hàng.

Tối ưu về chi phí

Đây là một trong những lợi ích quan trọng mà tester mang lại cho công ty CNTT và phần mềm. Kiểm tra bất kỳ dự án thiết kế phần mềm nào đúng thời hạn sẽ giúp công ty tiết kiệm tiền dài hạn. Bởi vì nếu phát hiện các lỗi sớm trong giai đoạn testing thì chi phí sửa chữa sẽ thấp hơn thay vì phát hiện chậm sẽ khiến việc sửa chữa nhiều gây tốn kém.

Đảm bảo tính bảo mật cao

Bảo mật phần mềm tránh bị hacker tấn công là một yêu cầu cần thiết đối với mỗi phần mềm hay các sản phẩm công nghệ khác. Vì thế nên khi có tester, họ sẽ kiểm thử tất cả lỗi bao gồm cả tính bảo mật để khách hàng yên tâm trong quá trình sử dụng.

Làm hài lòng khách hàng

Mục đích chính của bất kỳ sản phẩm nào không riêng gì phần mềm đó là mang lại sự hài lòng cho khách hàng. Thế nên, khi kiểm thử phần mềm đã kiểm tra và đảm bảo trải nghiệm tốt nhất thì mặc nhiên khách hàng sẽ hoàn toàn hài lòng về dịch vụ của công ty. Điều này có giá trị rất lớn, nó tạo uy tín để khách hàng có thể đặt tiếp dịch vụ hoặc giới thiệu các khách hàng khác cho công ty.

Điều kiện để trở thành nhân viên tester chuyên nghiệp

Có khá nhiều bạn trẻ đang muốn tìm hiểu về công việc tester. Vậy nên họ có thắc mắc rằng để trở thành nhân viên tester cần đáp ứng những tiêu chí nào? Câu trả lời sau đây sẽ giải đáp yêu cầu trở thành tester là gì.

Thành thạo sử dụng các công cụ kiểm tra lỗi

Sử dụng các công cụ hỗ trợ check lỗi phần mềm là yêu cầu rất quan trọng với mỗi Tester. Cụ thể là những công cụ như Test Management, AutomationTool/Framework: TestComplete, Selenium, Jmeter, Ranorex, Defect Tracking… Thành thạo các công cụ này là một điểm cộng khá lớn cho các ứng viên khi tham gia ứng tuyển vị trí tester.

Nắm vững các kiến thức cơ bản ngành CNTT

Điều kiện thứ 2 để trở thành nhân viên tester là cần nắm vững những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ lập trình Java, C++, Python AutoIT… Bên cạnh đó, họ còn cần học hỏi thêm về các câu lệnh Linux, Database/SQL để có thể làm các dự án có lượng dữ liệu lớn.

Thành thạo ngoại ngữ (tiếng Anh)

Tiếng Anh là kỹ năng đặc biệt quan trọng vị trí tester nói riêng và trong ngành công nghệ thông tin nói chung. Thành thạo tiếng Anh, các tester phần mềm dễ dàng đọc hiểu các tài liệu giúp họ tìm hiểu sâu hơn về chuyên ngành. Ngoài ra, tiếng Anh còn giúp tăng cơ hội việc làm cho các công ty nước ngoài đang tìm kiếm nhân lực.

Có kỹ năng trình bày ngắn gọn, dễ hiểu

Kỹ năng giao tiếp, trình bày cũng là một ưu điểm khi bạn xác định theo nghề Tester. Vì trong quá trình kiểm tra và phát hiện ra lỗi trong phần mềm, bạn cần phải trình bày với lập trình viên để kịp thời sửa chữa, khắc phục. Khi đó, bạn cần phải trình bày vấn đề một cách ngắn gọn, súc tích để người nghe dễ hiểu rõ vấn đề.

Kỹ năng làm việc theo nhóm

Trong quá trình thực hiện dự án, các tester phải thường xuyên làm việc với lập trình viên, người quản lý dự án. Do vậy, tester cần phải có kỹ năng làm việc theo nhóm, cùng đồng đội phối hợp công việc một cách nhịp nhàng để đạt hiệu quả cao nhất. 

Có tính tỉ mỉ, kiên trì và cầu tiến

Mặc dù kiểm tra lỗi phần mềm qua công cụ hỗ trợ tự động, thế nhưng tester không được bỏ mặc máy tự làm việc mà họ cần phải có tính tỉ mỉ và kiên trì để theo dõi từng bước mà phần mềm tự động đã kiểm tra. Điều này cũng giúp hiệu quả kiểm tra lỗi tốt hơn.

Ngoài 2 đức tính đó thì cầu tiến cũng là điều kiện giúp bạn có cơ hội thăng tiến trong công việc. Không chỉ mãi ở vị trí tester, nếu bạn có tinh thần học hỏi, cầu tiến thì trong tương lai bạn có thể trở thành Leader Tester hoặc trưởng nhóm…

Hy vọng, qua bài viết này các bạn đã nắm rõ được nghề tester là gì, tầm quan trọng và lợi ích của tester là thế nào. Để tìm việc công việc tester, hãy truy cập vào website Careerlink.vn nhé.

Thúy Vui

Read more

Neuromarketing là gì? Lợi ích khi sử dụng neuromarketing

Ngày nay, Neuromarketing trở thành một khái niệm quan trọng, là sự kết hợp giữa nghệ thuật và khoa học để hiểu sâu hơn về tâm lý và hành vi của khách hàng. Vậy, Neuromarketing là gì mà có vẻ học thuật và cao siêu đến thế? Bây giờ, hãy cùng CareerLink đi tìm lời giải nhé.

Neuromarketing là gì? Lợi ích khi sử dụng neuromarketing

Neuromarketing là gì?

“Neuromarketing hay tiếp thị thần kinh là việc áp dụng các nguyên tắc về nhận thức và thần kinh vào lĩnh vực marketing và là sự hiểu biết về cách não bộ hoạt động trong quá trình quyết định mua hàng”

Neuromarketing đi sâu vào cảm xúc và tư duy, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu thực sự của khách hàng.

Thời nay, các cuộc khảo sát hay phỏng vấn không đủ để giúp nhà tiếp thị thấu hiểu khách hàng của minh. Neuromarketing nổi lên như một phương pháp mới, giúp thu thập dữ liệu về phản ứng sinh lý và hóa thần kinh, từ đó đánh giá sự tương tác cảm xúc. Không đơn thuần là nghe khách hàng nói về sở thích hay ý kiến của họ, Neuromarketing tập trung vào việc đo lường cảm xúc bên trong khách hàng. Các nghiên cứu cho thấy bộ não của người tiêu dùng thường phản ứng mạnh mẽ hơn và chân thực hơn so với lời nói của họ.

Tiếp thị thần kinh có thể bao gồm việc đánh giá quảng cáo, tiếp thị, bao bì, nội dung cụ thể… để hiểu chính xác hơn cách khách hàng phản ứng ở cấp độ vô thức. Và, nó có thể bao gồm việc áp dụng kiến ​​thức thu được từ nghiên cứu khoa học thần kinh và khoa học nhận thức để giúp hoạt động tiếp thị hiệu quả hơn mà không cần thử nghiệm các quảng cáo cụ thể hoặc các tài liệu khác.

Xem thêm: Kiếm Việc Marketing tại Careerlink.vn

Ví dụ về Neuromarketing

Neuromarketing không phải là việc nhấn nút mua kỳ diệu trong não khách hàng. Đây không phải là phương pháp khiến người tiêu dùng zombie không thể cưỡng lại lời đề nghị của các nhà tiếp thị.

Mục tiêu chính của tiếp thị thần kinh là phân tích hoạt động của não và hiểu rõ hơn về quyết định của người tiêu dùng. Thông qua nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng, các công ty có thể đo lường hoạt động não bộ của con người để hiểu được hiệu quả của quảng cáo. Do đó, họ có thể suy nghĩ lại cách họ nghĩ về việc tiếp thị sản phẩm và dịch vụ của mình.

Neuromarketing đã mở ra một loạt các ứng dụng mạnh mẽ trong việc tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và thúc đẩy doanh số bán hàng. Dưới đây là một số ứng dụng đáng chú ý của Neuromarketing:

Ứng dụng màu sắc: để khách hàng chìm đắm trong cảm xúc

Màu sắc có tác động lớn đến cảm xúc và quyết định mua sắm của khách hàng. Màu xanh dương tạo cảm giác tin cậy, phù hợp cho các thương hiệu muốn thể hiện chất lượng và uy tín. Ngược lại, màu đỏ kích thích năng lượng và đam mê, phù hợp cho các doanh nghiệp muốn thúc đẩy sự nhiệt huyết.

Âm nhạc, mùi hương và mùi vị: kích thích giác quan

Các siêu thị có thể sử dụng mùi hương thơm dịu và màu sắc bắt mắt để tạo ra trải nghiệm mua sắm tốt nhất, kết hợp với âm nhạc có nhịp điệu chậm rãi có thể khiến khách hàng di chuyển chậm hơn, thúc đẩy họ mua sắm nhiều hơn. Các nhà hàng có thể sử dụng màu sắc và mùi vị để tối ưu trải nghiệm ẩm thực và tạo cảm giác đói bụng.

Nguyên tắc “Ít hơn là nhiều hơn”

Một chức năng nhận thức khác có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi của người tiêu dùng là tình trạng tê liệt quyết định. Khi bạn cung cấp cho khách hàng nhiều loại sản phẩm và dịch vụ, bạn có thể khiến họ bối rối, dẫn đến doanh số bán hàng giảm sút.

Hiểu được Neuromarketing là gì, nhiều doanh nghiệp đã tạo các danh mục sản phẩm riêng biệt để dễ tìm thấy. Và nếu là cửa hàng trưng bày, bạn có thể đặt các sản phẩm tương tự cùng nhau, kèm theo nhãn và mô tả sản phẩm.

Sức mạnh của bằng chứng xã hội

Tâm lý đám đông cũng có thể tác động mạnh mẽ đến hành vi của ai đó. Về mặt tiếp thị, mọi người có xu hướng thích các sản phẩm phổ biến do các thương hiệu thương mại hàng đầu sản xuất hoặc học được thông qua tiếp thị truyền miệng. Tại sao? Bởi nó khiến họ cảm thấy quyết định mua hàng của mình là an toàn và được chấp nhận rộng rãi.

Thiết kế bao bì: Tạo ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên

Cách thiết kế bao bì sản phẩm cũng có thể tác động đến hành vi và quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Neuromarketing giúp hiểu rõ cách thiết kế góp phần tối ưu hóa trải nghiệm người tiêu dùng và tạo ra ấn tượng mạnh mẽ trong lòng họ.

Hình ảnh trực quan

Có lẽ bạn đã từng nghe nói rằng một bức ảnh đáng giá bằng cả ngàn lời nói. Đây cũng là một trường hợp trong Neuromarketing. Ánh mắt của mọi người sẽ nhanh chóng rơi vào hình ảnh.

Do đó, hãy thêm hình ảnh nhất quán về thương hiệu có liên quan đến sản phẩm/dịch vụ hoặc chiến dịch của bạn để tăng cường thông điệp của bạn. Tuy nhiên, tốt nhất nên tránh cung cấp thông tin hình ảnh xung đột hoặc gây hiểu nhầm; chỉ cần đảm bảo trưng bày sản phẩm của bạn đẹp mắt và chân thực.

Tạo sự gấp gáp

Bạn đã bao giờ thấy các chiến dịch bán hàng hoặc giao dịch có đồng hồ đếm ngược và thời hạn cụ thể chưa? Điều này là do việc thêm các ràng buộc về thời gian sẽ thúc đẩy người mua hành động nhanh chóng để nhận được ưu đãi.

Vì vậy, nếu bạn muốn đảm bảo rằng khách hàng hoàn tất việc mua hàng, hãy thêm thời hạn. Ví dụ, nếu bạn gửi chiến dịch tiếp thị qua email, bạn có thể đưa ngày vào dòng chủ đề để thu hút người mua ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Lí do doanh nghiệp nên sử dụng Neuromarketing là gì?

Xây dựng câu chuyện thương hiệu sâu sắc

Neuromarketing giúp doanh nghiệp hiểu rõ cảm xúc của khách hàng thông qua việc nghiên cứu về phản ứng của bộ não. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể kể câu chuyện thương hiệu chân thật và thu hút hơn bằng cách tận dụng các yếu tố như xung đột, bất ngờ và xúc động. Sự kết hợp này kích thích sản sinh Oxytocin – hooc môn tình yêu, tạo ra sự kết nối sâu sắc với khách hàng.

Tiết kiệm ngân sách quảng cáo

Việc hiểu rõ cách thức bộ não phản ứng với quảng cáo giúp doanh nghiệp tinh chỉnh nội dung và thời lượng để duy trì sự chú ý của khách hàng, từ đó tiết kiệm được chi phí và tăng hiệu quả quảng cáo.

Chiến dịch quảng cáo hiệu quả hơn

Thông qua Neuromarketing, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về cách bố cục quảng cáo ảnh hưởng đến ánh nhìn và sự chú ý của khách hàng. Điều này giúp xây dựng chiến dịch quảng cáo với bố cục hấp dẫn, thuận mắt, tối ưu hóa trải nghiệm người xem và tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Áp dụng hiệu quả hội chứng FOMO

Neuromarketing hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt hơn cảm xúc FOMO (Fear of Missing Out) – nỗi ám ảnh sợ bị bỏ lỡ. Thông qua chiến lược này, doanh nghiệp có thể tạo ra thông điệp thúc đẩy khách hàng đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng để tránh bỏ lỡ các ưu đãi đặc biệt.

Đánh giá phản ứng với bao bì sản phẩm

Neuromarketing giúp doanh nghiệp đo lường phản ứng và cảm xúc của khách hàng khi họ nhìn thấy bao bì sản phẩm. Thông qua việc hiểu sâu sắc về thị giác và thẩm mỹ của khách hàng, doanh nghiệp có thể điều chỉnh thiết kế để thu hút mục tiêu của họ.

Định giá sản phẩm theo cảm xúc

Sự tác động của giá bán đối với quyết định mua sắm được thể hiện rõ thông qua Neuromarketing. Điều này giúp doanh nghiệp đưa ra chiến lược định giá sáng tạo, sử dụng con số lẻ để kích thích suy nghĩ logic và tạo cảm giác chi phí thấp hơn so với thực tế.

Nếu bạn còn thắc mắc Neuromarketing là gì thì đây chính là một xu hướng thú vị trong các hoạt động tiếp thị hiện đại. Thông qua sự hiểu biết sâu sắc về tâm lý và cảm xúc của khách hàng, Neuromarketing đưa tiếp thị lên tầm cao mới, giúp doanh nghiệp kết nối mạnh mẽ hơn với khách hàng và tạo ra những chiến lược tiếp thị hiệu quả.

Trang Đoàn

Read more

Diễn họa kiến trúc là gì? Học vẽ diễn họa kiến trúc 3D ở đâu?

Trong thế giới đầy màu sắc của ngành kiến trúc, diễn họa kiến trúc là một công cụ tuyệt vời để hiện thực hóa những công trình trên trang giấy, từ đó chiếm được sự hài lòng và niềm tin của khách hàng. Vậy, chính xác thì diễn họa kiến trúc là gì? Hãy cùng nhau khám phá những điều thú vị xoay quanh nghề vẽ diễn họa kiến trúc để xem xét bản thân có phù hợp với ngành nghề này hay không nhé!

Diễn họa kiến trúc là gì? Học vẽ diễn họa kiến trúc 3D ở đâu?

Diễn họa kiến trúc là gì?

Diễn hoạ kiến trúc là quá trình trực quan hóa các ý tưởng, khái niệm và thiết kế kiến trúc thông qua việc sử dụng các phương tiện hình ảnh. Đây là yếu tố quan trọng trong quá trình thiết kế kiến trúc, giúp kiến trúc sư hoặc nhà thiết kế trình bày ý tưởng của họ một cách rõ ràng và dễ hiểu. Diễn họa kiến trúc bao gồm nhiều phương tiện như bản vẽ kỹ thuật, mô hình kiến trúc, ảnh và video.

Trong lĩnh vực kiến trúc, việc diễn hoạ giúp chuyển đổi những khái niệm trên giấy thành hình ảnh 3D sinh động. Các công cụ này tương tự như mô hình kiến trúc và bản vẽ kỹ thuật, không chỉ thể hiện chi tiết kỹ thuật mà còn làm nổi bật các yếu tố như ánh sáng, màu sắc, vật liệu. Điều này giúp tất cả các bên liên quan, từ khách hàng đến kiến trúc sư, có cái nhìn tổng thể và hiểu rõ hơn về thiết kế.

Diễn hoạ kiến trúc trong lĩnh vực nội thất và kiến trúc có thể coi như cầu nối giữa ý tưởng và hiện thực. Nó không chỉ chuyển đổi ý tưởng thành hình ảnh mà còn là một công cụ quan trọng trong quá trình thuyết phục khách hàng. Nó giúp khách hàng và nhà đầu tư hình dung một cách rõ ràng về không gian sống hay công trình sắp được xây dựng, tạo thuận lợi cho quá trình đưa ra quyết định.

“Diễn họa kiến ​​trúc là nghệ thuật tạo ra các hình ảnh trực quan 3D của các tòa nhà, nội thất, cảnh quan và các môi trường được thiết kế khác bằng phần mềm chuyên dụng.”

Khác biệt giữa thiết kế kiến trúc và vẽ diễn họa kiến trúc là gì?

Diễn hoạ kiến trúc và thiết kế kiến trúc đều là các công cụ quan trọng trong lĩnh vực thiết kế và kiến trúc. Tuy nhiên, chúng có những đặc điểm và ứng dụng khác nhau.

Diễn hoạ kiến trúctập trung vào việc thể hiện và biểu diễn không gian kiến trúc dưới dạng hình ảnh hoặc video. Nó là công cụ sinh động để chuyển ý tưởng và thiết kế trên giấy thành hiện thực. Bằng cách sử dụng các phương pháp như vẽ tay, các phần mềm đồ họa hoặc dựng mô hình 3D, diễn họa kiến trúc tạo ra những hình ảnh sống động về các thiết kế kiến trúc sau khi thành hình. Điều này giúp khách hàng và đối tác hiểu rõ hơn về tính thẩm mỹ cũng như không gian của công trình.

Thiết kế kiến trúc là quá trình lên kế hoạch và thiết kế các công trình xây dựng thông qua các bản vẽ kỹ thuật, mô phỏng những yếu tố như màu sắc, vật liệu… nhằm hỗ trợ cho quá trình thi công, xây dựng.

Xem thêm: Việc Làm Kiến trúc ở TPHCM tại Careerlink

Những kỹ năng cần học khi theo đuổi nghề diễn họa kiến trúc

Diễn họa kiến trúc không đơn thuần là nghệ thuật vẽ mà còn đòi hỏi sử dụng thành thạo các phần mềm cùng nhiều kỹ năng bổ trợ khác. Với những ai muốn theo đuổi nghề này, việc học các kỹ năng chuyên sâu là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, không chỉ học lẻ tẻ một kỹ năng, bạn còn phải kết hợp nhiều kỹ năng khác nhau để tạo ra các tác phẩm diễn họa kiến trúc 3D ấn tượng. Bằng cách này, bạn hoàn toàn có thể tỏa sáng trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc.

Hãy cùng đọc tiếp để biết các kỹ năng cần thiết đối với diễn họa kiến trúc là gì nhé.

Hiểu biết các phần mềm diễn họa kiến trúc

  • AutoCAD: Học cách sử dụng AutoCAD để tạo ra các bản vẽ kỹ thuật chi tiết và chính xác.
  • SketchUp: Hiểu biết sâu rộng về SketchUp để tạo ra các mô hình kiến trúc từ cơ bản đến phức tạp.
  • Revit và Vray trong Revit: Nắm bắt cách sử dụng Revit cho thiết kế kiến trúc và Vray để tối ưu hóa đồ họa.

Kiến thức về thiết kế nội thất

  • Khả năng thiết kế nội thất: Nắm vững các nguyên tắc và quy chuẩn thiết kế nội thất, từ việc bố trí không gian đến lựa chọn màu sắc và vật liệu.
  • Vẽ tay và vẽ bằng máy tính: Phát triển khả năng vẽ tay để diễn đạt ý tưởng nhanh chóng và kỹ năng vẽ trên máy tính để tạo ra những hình ảnh chân thực.

Kỹ năng tư duy nghệ thuật

  • Sáng tạo: Phát triển khả năng sáng tạo để tạo ra các thiết kế độc đáo và thu hút sự chú ý.
  • Hiểu biết về nghệ thuật và thiết kế: Cập nhật xu hướng, hiểu biết sâu rộng về nghệ thuật và thiết kế để áp dụng vào công việc.

Kỹ năng giao tiếp và hiểu biết tâm lý khách hàng

  • Giao tiếp hiệu quả: Học cách trình bày ý tưởng một cách rõ ràng và thuyết phục.
  • Hiểu biết khách hàng: Nắm bắt nhu cầu của khách hàng, từ đó diễn hoạ nên những kiến trúc có thể thỏa mãn mong muốn của họ.

Cơ hội nghề nghiệp khi học diễn họa kiến trúc

Với sự phát triển nhanh chóng của ngành kiến trúc, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này ngày càng nhận ra tầm quan trọng của diễn họa kiến trúc trong việc thu hút và giữ chân khách hàng. Điều này mang đến cơ hội lớn cho những người làm nghề diễn họa kiến trúc vì họ giúp chuyển các ý tưởng từ trang giấy thành hình ảnh sống động, giúp khách hàng hiểu rõ hơn và đưa ra quyết định một cách dễ dàng hơn.

Hiện nay, nguồn nhân sự chất lượng cao trong lĩnh vực vẽ diễn họa kiến trúc vẫn trong tình trạng thiếu hụt. Thực trạng này chính là thời cơ tốt cho những ai biết chủ động học hỏi và phát triển kỹ năng của bản thân. Bên cạnh đó, xu hướng gia công và xuất khẩu các sản phẩm diễn họa kiến trúc từ Việt Nam sang các nước đang phát triển mạnh, mở ra cơ hội việc làm và phát triển sự nghiệp trên quy mô toàn cầu với mức thu nhập cao.

Đây chỉ là một số ngành mà một chuyên viên diễn họa kiến trúc có thể tìm việc làm:

Trò chơi điện tử: diễn họa kiến trúc giúp tạo các cấp độ trò chơi và cảnh quan 3D mà người chơi có thể khám phá.

Công nghiệp ô tô – diễn họa kiến trúc giúp xây dựng nguyên mẫu kỹ thuật số.

Phim và truyền hình (hậu kỳ) – diễn họa kiến trúc giúp tạo bối cảnh 3D nội thất và ngoại thất trong các cảnh quay.

Công nghệ thực tế ảo – diễn họa kiến trúc giúp xây dựng thế giới ảo mà mọi người có thể bước qua.

Thiết kế sản phẩm – diễn họa kiến trúc giúp xây dựng các nguyên mẫu kỹ thuật số và cho mục đích tiếp thị. Hơn một nửa số hình ảnh sản phẩm của tập đoàn nội thất Ikea hiện là hình ảnh 3D!

Lựa chọn khóa học diễn họa kiến trúc phù hợp

Để có kiến thức hoạt động trong lĩnh vực diễn họa kiến trúc, bạn có thể tham gia các khóa học ngắn hạn.

Ở TPHCM, bạn có thể đăng ký tại:

– Trung tâm Đào tạo Kiến trúc DORIC     

– Trung tâm Thời đại mới IDC

– Trung tâm Đào tạo Kiến trúc CBS

– DOA –  Trung tâm đào tạo họa viên kiến trúc ở TPHCM   

– Trung tâm đồ họa 3DKID

Ở Hà Nội, bạn có thể đăng ký tại:

  • Trung tâm đào tạo thiết kế nội thất AWE
    • Viện Tin Học Xây Dựng RDSIC
    • Trung tâm đào tạo phần mềm đồ họa VietCG Edu

Trên đây là toàn bộ thông tin xoay quanh khái niệm diễn họa kiến trúc là gì. Có thể nói, diễn họa kiến trúc không chỉ là sự kết hợp giữa nghệ thuật và công nghệ mà còn là cánh cửa mở ra cơ hội nghề nghiệp phong phú. Với sự phát triển không ngừng của ngành kiến trúc, bạn hoàn toàn có nắm bắt cơ hội để theo đuổi đam mê và phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực này.

Trang Đoàn

Read more

Phụ cấp trách nhiệm là gì? Các loại phổ biến và cách tính

Phụ cấp trách nhiệm không chỉ là một phần của chính sách nhân sự, mà còn là yếu tố quyết định sự hài lòng và cam kết của nhân viên. Bài viết này sẽ đi sâu vào khái niệm phụ cấp trách nhiệm là gì, các loại phụ cấp phổ biến và cách tính, hãy cùng theo dõi nhé.

Phụ cấp trách nhiệm là gì? Các loại phổ biến và cách tính

Phụ cấp trách nhiệm là gì?

“Phụ cấp trách nhiệm là khoản tiền hỗ trợ ngoài lương dành cho các nhân viên vừa thực hiện công việc chuyên môn vừa nhận trách nhiệm quản lý, dù không giữ chức vụ lãnh đạo hoặc người làm công việc đòi hỏi trách nhiệm cao nhưng điều này chưa được tính vào lương.”

Phụ cấp trách nhiệm sẽ được chi trả đồng thời với lương hàng tháng của nhân viên, tạo điều kiện cho họ để tiếp tục đóng góp hiệu quả và cam kết cao trong nhiệm vụ quản lý mà họ đang thực hiện.

Phụ cấp trách nhiệm tiếng Anh là gì?

Phụ cấp trách nhiệm tiếng Anh là responsibility allowance.

Mục tiêu của phụ cấp trách nhiệm

Phụ cấp trách nhiệm không chỉ nhằm mục đích động viên nhân viên mà còn là cách để khuyến khích sự sáng tạo và tích cực trong công việc. Điều này giúp doanh nghiệp xây dựng một đội ngũ nhân viên chủ động và đồng lòng hướng về mục tiêu chung.

Các loại phụ cấp trách nhiệm phổ biến

Trong thực tế, có nhiều dạng phụ cấp trách nhiệm công việc khác nhau, từ phụ cấp trách nhiệm theo dự án đến phụ cấp trách nhiệm về an toàn lao động. Mỗi loại phụ cấp đều có mục tiêu và điều kiện áp dụng riêng, tùy thuộc vào ngành nghề và quy mô doanh nghiệp.

Các loại phụ cấp trách nhiệm phổ biến có thể thay đổi tùy theo quy định của từng tổ chức và quốc gia. Hãy cùng tìm hiểu các loại phụ cấp trách nhiệm là gì nhé.

  • Phụ cấp chức vụ (Position Allowance): Được trả cho nhân viên đang giữ các vị trí quan trọng hoặc có trách nhiệm lớn trong tổ chức.
  • Phụ cấp quản lý (Management Allowance): Dành cho những người đảm nhận vai trò quản lý, có thể là giám đốc, trưởng phòng, hoặc người có trách nhiệm lãnh đạo nhóm.
  • Phụ cấp trách nhiệm (Responsibility Allowance): Dành cho những người có trách nhiệm cao, chẳng hạn như quản lý dự án hay người chịu trách nhiệm về một lĩnh vực cụ thể.
  • Phụ cấp hiệu suất (Performance Allowance): Dựa trên hiệu suất làm việc của nhân viên, phụ cấp này thường được đánh giá thông qua đánh giá viên hoặc các tiêu chí đặc biệt.
  • Phụ cấp giờ làm thêm (Overtime Allowance): Dành cho những người làm thêm giờ làm việc ngoài giờ làm việc chính.
  • Phụ cấp nguyên vật liệu (Material Allowance): Dành cho những người làm việc trong môi trường cần sử dụng nguyên vật liệu đặc biệt, chẳng hạn như những người làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu.
  • Phụ cấp ngôn ngữ (Language Allowance): Được trả cho những người làm việc và sử dụng nhiều ngôn ngữ trong công việc hàng ngày.

Lưu ý rằng các tổ chức có thể có các chính sách khác nhau về phụ cấp trách nhiệm công việc và mức phụ cấp có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Xem thêm: Việc Làm Nhân Viên Kế Toán tại Tphcm

Ý nghĩa và lợi ích của phụ cấp trách nhiệm 

Đối với nhân viên

Nhân viên nhận được phụ cấp trách nhiệm không chỉ cảm thấy được công nhận về nỗ lực của mình mà còn có động lực cao hơn trong công việc. Điều này tạo ra một tinh thần làm việc tích cực, giúp họ nâng cao kỹ năng và sẵn sàng đảm nhận thêm trách nhiệm.

Đối với doanh nghiệp

Với doanh nghiệp, mục đích của phụ cấp trách nhiệm là gì? Phụ cấp trách nhiệm giúp doanh nghiệp giữ chân nhân viên tài năng và kinh nghiệm, giảm tỷ lệ nghỉ việc và tăng cường hiệu suất làm việc. Đồng thời, nó cũng là công cụ quản lý hiệu quả để xây dựng môi trường làm việc tích cực và thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Cách tính phụ cấp trách nhiệm

Hiện nay đang có 4 mức tính phụ cấp trách nhiệm công việc, theo lần lượt là 0.5, 0.3, 0.2 và 0.1 dựa trên mức lương tối thiểu chung. 

Chẳng hạn như với các doanh nghiệp của nhà nước, sẽ có cách tính phụ cấp trách nhiệm công việc như sau: Mức hưởng phụ cấp = Hệ số phụ cấp trách nhiệm x Mức lương cơ sở

Ví dụ: Người lao động có mức lương cơ sở là là 1.800.000 VNĐ, và họ được hưởng phụ cấp 0.2 thì số tiền phụ cấp mỗi tháng của họ là:  Mức hưởng = 1.800.000 x 0.2 = 360.000 VNĐ

  • Đối với hệ số 0.5: Các cán bộ, công chức và viên chức nằm trong biên chế trả lương của các phòng Bảo vệ sức khỏe Trung ương 2, 3, 5 thuộc Bệnh viện Hữu Nghị và phòng Bảo vệ sức khoẻ cán bộ Trung ương phía Nam thuộc Bệnh viện Thống nhất, cũng như những người làm lái xe phục vụ Phó Thủ tướng Chính phủ và các chức vụ tương đương trở lên, sẽ được hưởng hệ số phụ cấp trách nhiệm là 0.5. Điều này đồng nghĩa với việc mức phụ cấp trách nhiệm của họ sẽ chiếm 50% của mức lương tối thiểu chung, phản ánh sự quan trọng và trách nhiệm cao trong các nhiệm vụ và chức vụ mà họ đảm nhận. Hệ số này được áp dụng nhằm đảm bảo sự công bằng và nhất quán trong việc xác định mức phụ cấp trách nhiệm cho các nhóm công việc cụ thể.
  • Đối với hệ số 0.3: Những người lao động thuộc các đối tượng sau đây sẽ được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm là 0.3:

– Cán bộ, viên chức trực tiếp bảo dưỡng, vận hành các loại máy như máy gia tốc điện tử MT-17, máy phát nơtron NA-3C, những người xử lý mẫu và nguồn phóng xạ kín, hở, các chức vụ liên quan đến an toàn phóng xạ.

– Trạm trưởng, Trại trưởng tại các trạm, trại nghiên cứu ứng dụng, thực nghiệm khoa học kỹ thuật của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, y, dược khoa và làm thuốc.

– Công chức, viên chức, cán bộ thuộc biên chế trả lương của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

– Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế trả lương của các khoa, bộ phận hồi sức cấp cứu và trực tiếp phục vụ cấp cứu bệnh nhân tại trạm cấp cứu 05.

– Trưởng kho vật liệu nổ, nhân viên làm trong lĩnh vực cung ứng vật liệu nổ

– Huấn luyện viên trưởng các đội tuyển thể dục, thể thao Quốc gia.

– Giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục thuộc được trả lương bởi các trường học/cơ sở giáo dục chuyên biệt; những giáo viên được cử làm Tổng phụ trách (chuyên trách và bán chuyên trách) cho Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ở các trường phổ thông hạng I.

– Những cán bộ lái xe phục vụ chức danh Bộ trưởng và tương đương.

Mức phụ cấp trách nhiệm 0.3 sẽ được áp dụng cho nhóm này, đồng nghĩa với việc mức phụ cấp trách nhiệm của họ chiếm 30% của mức lương tối thiểu chung. Đây là cách để công bằng hóa mức phụ cấp dựa trên trách nhiệm và đặc thù công việc của từng nhóm.

  • Đối với hệ số 0.2: Người lao động được hưởng phụ cấp trách nhiệm mức 0.2 là: 

– Phó trưởng kho vật liệu nổ.

– Cán bộ, viên chức thực hiện công việc liên quan đến bảo vệ, vận chuyển, làm việc với các mẫu và nguồn phóng xạ.

– Cán bộ, viên chức thuộc biên chế trả lương của Bệnh viện Hữu nghị.

– Bác sĩ, kỹ thuật viên y học thể dục, thể thao tại các đội tuyển quốc gia – những người làm công tác theo dõi, kiểm tra, chăm sóc, phục hồi sức khỏe cho các vận động viên.

– Cán bộ, viên chức được trả lương bởi các trại điều dưỡng thương binh nặng, bệnh viện điều trị người tâm thần, bệnh phong.

– Tổ trưởng các ngành khí tượng thuỷ văn, địa chất, khảo sát, đo đạc, trồng rừng và điều tra rừng.

– Trưởng kho lưu trữ bảo quản, phục chế hiện vật trong kho khu di tích Phủ Chủ tịch, các bảo tàng hạng II trở lên; Trưởng kho lưu trữ tài liệu thuộc Cục Văn thư Lưu trữ Nhà nước, các bảo tàng, thư viện.

– Huấn luyện viên trưởng các đội tuyển thể dục, thể thao tỉnh, ngành, thành phố trực thuộc Trung ương.

– Phó trạm trưởng tại các trạm nghiên cứu ứng dụng, thực nghiệm khoa học kỹ thuật của các ngành nông lâm nghiệp và thủy sản.

– Giáo viên đảm nhiệm làm Tổng phụ trách – chuyên trách và bán chuyên trách – ở Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tại các trường phổ thông hạng II.

  • Đối với hệ số 0.1: Người lao động được hưởng phụ cấp trách nhiệm mức 0.1 là: 

– Phó trưởng kho, Phó trưởng quỹ tiền, vàng bạc, đá quý Ngân hàng Nhà nước và Kho bạc Nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện.

– Phó trưởng kho lưu trữ bảo quản, phục chế hiện vật trong kho khu di tích Phủ Chủ tịch, các bảo tàng hạng II trở lên; Phó trưởng kho lưu trữ tài liệu thuộc Cục Văn thư Lưu trữ Nhà nước, các bảo tàng, thư viện.

– Cán bộ, viên chức y tế đảm nhận việc đỡ đẻ ở các trạm, bệnh viện phụ sản, các khoa sản ở bệnh viện đa khoa và ở các trung tâm y tế; 

– Trưởng kho tại các cơ quan lưu trữ tài liệu, thư viện Trưởng kho lưu trữ bảo quản, phục chế và giới thiệu hiện vật trong các bảo tàng.

– Cán bộ, viên chức y tế trực tiếp làm kiểm nghiệm thuốc.

– Nhân viên bảo vệ, thủ kho vật liệu nổ.

– Bác sĩ, kỹ thuật viên y học thể dục, thể thao tại các đội tuyển cấp ngành, tỉnh làm công tác kiểm tra, theo dõi, chăm sóc, phục hồi sức khỏe cho các vận động viên.

– Thủ quỹ cơ quan, đơn vị.

– Giáo viên đảm nhiệm làm Tổng phụ trách – chuyên trách và bán chuyên trách – ở Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tại các trường phổ thông hạng III.

– Tổ trưởng các ngành còn lại.

Phụ cấp trách nhiệm không chỉ là một phần của chiến lược nhân sự hiện đại mà còn là một công cụ mạnh mẽ để xây dựng môi trường làm việc tích cực. Qua bài viết này, hy vọng bạn đã có cái nhìn sâu sắc về phụ cấp trách nhiệm là gì và lợi ích cũng như cách tính phụ cấp trách nhiệm.

Anh Thơ

Read more

Quản trị tài chính là gì? Lợi ích, phạm vi quản trị tài chính

Có thể nói, quản trị tài chính là chìa khóa để doanh nghiệp đạt được thành công và phát triển bền vững. Vậy, quản trị tài chính là gì mà lại có sức mạnh to lớn đến thế? Ngay sau đây, hãy cùng nhau đi tìm câu trả lời nhé.

Quản trị tài chính là gì? Lợi ích, phạm vi quản trị tài chính

Quản trị tài chính là gì?

“Quản trị tài chính là chức năng kinh doanh liên quan đến việc đầu tư các nguồn tài chính sẵn có theo cách đạt được thành công kinh doanh lớn hơn và đạt được lợi tức đầu tư (ROI).”

Quản trị tài chính không chỉ là việc xếp sắp các con số trên bảng cân đối kế toán. Đây là một quá trình phức tạp, yêu cầu sự tư duy chiến lược và khả năng thích ứng với biến động của thị trường. Về cơ bản, quản trị tài chính là nghệ thuật điều hành tài sản, nợ và vốn để đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

Mục tiêu chính của quản trị tài chính là tối ưu hóa giá trị cho cổ đông và tạo ra lợi nhuận bền vững. Bằng cách này, nó không chỉ đảm bảo an toàn tài chính của doanh nghiệp trong ngắn hạn mà còn xây dựng nền móng vững chắc cho tương lai.

Quản trị tài chính đòi hỏi kế hoạch chiến lược tỉ mỉ, khả năng dự báo chính xác và tư duy phân tích sâu sắc. Các chuyên gia trong lĩnh vực này phải liên tục theo dõi và đánh giá hiệu suất tài chính của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các quyết định linh hoạt nhằm giảm thiểu các rủi ro và tận dụng triệt để các cơ hội để phát triển tài chính doanh nghiệp.

Trên hết, quản trị tài chính không chỉ là việc điều chỉnh con số trên giấy mà còn là nguồn động viên cho sự phát triển toàn diện của tổ chức. Mỗi quyết định tài chính đều có khả năng ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành trình phồn thịnh của doanh nghiệp.

Lợi ích của quản trị tài chính doanh nghiệp là gì?

Vai trò của quản trị tài chính đối với sự phát triển và thành công của một doanh nghiệp là không thể phủ nhận. Dưới đây là các vai trò cụ thể của quản trị tài chính trong một hệ thống kinh doanh:

Quản lý tài sản

Quản trị tài chính giúp doanh nghiệp quản lý tài sản một cách hiệu quả. Điều này bao gồm định giá tài sản, bảo vệ tài sản, đầu tư vào tài sản mới và tái cấu trúc chúng khi cần. Việc quản lý tài sản đúng cách giúp tối ưu hóa nguồn lực và tạo ra giá trị cho doanh nghiệp.

Quản lý nợ và vốn

Quản trị tài chính liên quan đến sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý, tìm kiếm nguồn vốn mới và duy trì sự cân bằng giữa nợ và vốn. Quản lý nợ và vốn đúng cách giúp doanh nghiệp duy trì tình trạng tài chính ổn định và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thương trường.

Lập kế hoạch tài chính

Quản trị tài chính giúp doanh nghiệp lập kế hoạch tài chính để đạt được mục tiêu kinh doanh. Kế hoạch tài chính bao gồm định giá tài sản, dự báo thu chi, phân bổ nguồn lực và quyết định đầu tư. Việc xây dựng kế hoạch tài chính đúng đắn giúp doanh nghiệp phát triển chiến lược kinh doanh và đạt được mục tiêu dài hạn.

Đưa ra quyết định đầu tư

Hoạt động này có liên quan mật thiết đến việc phân tích đầu tư, đánh giá rủi ro và lợi ích, từ đó đưa ra quyết định đầu tư tối ưu, giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận và tăng cường sức mạnh cạnh tranh. Vì lẽ đó, có thể khẳng định rằng quản lý tài chính có khả năng hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra những quyết định đầu tư thông minh nhất.

Phạm vi quản lý tài chính

Mục tiêu của quản trị tài chính là gì? Đó là giúp đỡ công ty theo nhiều cách khác nhau. Theo đó, quản lý tài chính bao gồm bốn lĩnh vực chính:

Lập kế hoạch

Người quản lý tài chính dự đoán công ty sẽ cần bao nhiêu tiền để duy trì dòng tiền dương, phân bổ vốn để phát triển hoặc bổ sung các sản phẩm hoặc dịch vụ mới cũng như đối phó với các sự kiện bất ngờ và chia sẻ thông tin đó với các đồng nghiệp kinh doanh.

Lập kế hoạch có thể được chia thành các loại bao gồm chi phí vốn, lực lượng lao động cũng như chi phí hoạt động.

Lập ngân sách

Người quản lý tài chính phân bổ nguồn vốn sẵn có của công ty để đáp ứng các chi phí, chẳng hạn như thế chấp hoặc tiền thuê nhà, tiền lương, nguyên liệu thô, T&E của nhân viên và các nghĩa vụ khác. Lý tưởng nhất là sẽ có một ít để dành cho những trường hợp khẩn cấp và tài trợ cho các cơ hội kinh doanh mới.

Quản lý và đánh giá rủi ro

Các giám đốc điều hành tìm đến các nhà quản lý tài chính để đánh giá và đưa ra các biện pháp kiểm soát đền bù cho nhiều loại rủi ro, bao gồm rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản như theo dõi dòng tiền hiện tại, ước tính nhu cầu tiền mặt trong tương lai và sẵn sàng giải phóng vốn lưu động khi cần thiết cũng như rủi ro hoạt động.

Thủ tục

Người quản lý tài chính đặt ra các quy trình liên quan đến cách nhóm tài chính sẽ xử lý và phân phối dữ liệu tài chính, như hóa đơn, thanh toán và báo cáo,một cách bảo mật và chính xác. Các thủ tục bằng văn bản này cũng nêu rõ ai là người chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định tài chính tại công ty và ai là người ký vào các quyết định đó.

Các yếu tố cần thiết để trở thành một chuyên gia quản trị tài chính là gì?

Để trở thành một chuyên gia quản trị tài chính không chỉ đòi hỏi kiến thức sâu rộng về tài chính mà còn yêu cầu một loạt kỹ năng khác. Sự kết hợp giữa kiến thức chuyên môn và các kỹ năng mềm sẽ giúp bạn nhanh chóng thích ứng với môi trường kinh doanh đầy biến động để trở thành một chuyên gia quản lý tài chính xuất sắc. Dưới đây là những điểm cần lưu ý nếu bạn đang định hướng sự nghiệp theo con đường này:

Trình độ học vấn

Thông thường, những chuyên gia quản trị tài chính cần có bằng cử nhân về tài chính, kế toán hoặc các lĩnh vực liên quan. Thậm chí, một số doanh nghiệp còn yêu cầu ứng viên có bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA).

Đào tạo và kinh nghiệm

Các khóa đào tạo về quản trị tài chính là bước đệm quan trọng cho các chuyên viên quản trị tài chính khi bắt đầu công việc mới. Nó giúp bạn nắm vững các phần mềm và hệ thống tài chính của công ty. Đồng thời, kinh nghiệm ít nhất 5 năm ở vị trí quản lý tài chính cấp trung là yêu cầu quan trọng để bạn thăng tiến lên các vị trí quản lý cao hơn.

Chứng chỉ và giấy phép

Các chứng chỉ như ACCA, CPA, CFA không chỉ giúp bạn chứng minh trình độ mà còn là yếu tố quyết định khi xác định khả năng thăng tiến của bạn trong lĩnh vực này.

Các kỹ năng cần có

  • Am hiểu về tài chính: Sự hiểu biết sâu rộng về kế toán, tài chính và phân tích dữ liệu.
  • Kỹ năng kinh doanh: Hiểu rõ về hoạt động kinh doanh và thị trường để đưa ra các quyết định tài chính hiệu quả.
  • Kỹ năng lập kế hoạch: Khả năng lập kế hoạch chiến lược về tài chính để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.
  • Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp rõ ràng và hiệu quả với các bên liên quan là yếu tố quan trọng để truyền đạt những thông tin tài chính phức tạp.
  • Kỹ năng quản lý thời gian: Quản trị tài chính đòi hỏi sự hiệu quả trong việc quản lý thời gian và sắp xếp thứ tự ưu tiên trong công việc.
  • Kỹ năng làm việc nhóm: Khả năng hợp tác và làm việc nhóm để giải quyết vấn đề và đạt được mục tiêu chung.
  • Kỹ năng quan sát: Có khả năng theo dõi biến động tài chính và đưa ra những phán đoán chính xác.

Tin chắc rằng với những thông tin vừa cung cấp trên đây, bạn đã hiểu rõ quản trị tài chính là gì. Hoạt động này không chỉ là việc xử lý con số trên giấy mà còn là nền móng đảm bảo sự duy trì và phát triển toàn diện của doanh nghiệp, bao gồm việc duy trì ổn định tài chính ngay trong bối cảnh biến động của thị trường và tạo môi trường thuận lợi để doanh nghiệp phát triển. Sự hiểu biết sâu sắc về các khía cạnh tài chính sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định chiến lược để đi tới những tầm cao mới và duy trì vị thế trên thị trường.

Trang Đoàn

Read more

Truyền thông đa phương tiện là gì, học xong có thể làm gì?

Nhờ sự bùng nổ của công nghệ 4.0, ngành truyền thông đa phương tiện không chỉ là một lĩnh vực học thuật mà còn là cánh cửa mở ra những cơ hội nghề nghiệp tiềm năng. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng nhau khám phá truyền thông đa phương tiện là gì và cơ hội việc làm mà nó mang lại nhé.

Truyền thông đa phương tiện là gì?

Truyền thông đa phương tiện, không chỉ là một ngành nghề mà còn là một xu hướng đổi mới quyết định cách chúng ta tạo ra và tiếp cận thông tin. Ở giai đoạn đầu, truyền thông tập trung chủ yếu vào bài viết và quảng cáo trên báo và truyền hình. Tuy nhiên, sự bùng nổ của công nghệ đã mở rộng sang nhiều hình thức như video, hình ảnh, website và mạng xã hội. Sự đa dạng này không chỉ làm phong phú hóa trải nghiệm người xem mà còn tạo ra không gian cho sự sáng tạo và ứng dụng linh hoạt trong lĩnh vực truyền thông.

“Truyền thông đa phương tiện đề cập đến việc sử dụng nhiều dạng phương tiện như văn bản, âm thanh, video và hình ảnh để truyền tải thông tin.”

Truyền thông đa phương tiện tiếng Anh là gì?

Truyền thông đa phương tiện tiếng Anh là Multimedia Communications.

Lợi ích của truyền thông đa phương tiện

Tăng mức độ tương tác

Giao tiếp đa phương tiện có thể hấp dẫn hơn so với giao tiếp chỉ bằng văn bản vì nó thu hút nhiều giác quan. Mọi người có nhiều khả năng chú ý và ghi nhớ thông tin hơn khi nó được trình bày ở định dạng đa phương tiện.

Xem thêm: Tuyển Dụng, Viêc Làm Thiết Kế Đồ Hoạ tại Careerlink.

Cải thiện sự hiểu biết

Những người khác nhau có khả năng tiếp thu thông tin khác nhau và truyền thông đa phương tiện có thể đáp ứng từng loại khán giả khác nhau. Ví dụ, một số người thích tiếp nhận thông tin qua hình ảnh, trong khi những người khác lại thích âm thanh hoặc văn bản hơn. Bằng cách sử dụng nhiều hình thức truyền thông, truyền thông đa phương tiện có thể giúp đảm bảo thông tin có thể tiếp cận được với nhiều đối tượng hơn.

Giao tiếp sâu sắc hơn

Truyền thông đa phương tiện có thể giúp việc giao tiếp có nhiều sắc thái và biểu cảm hơn. Ví dụ, với cuộc gọi điện video thì mọi người có thể nhìn thấy nét mặt và ngôn ngữ cơ thể của nhau, điều này làm tăng thêm chiều sâu và ý nghĩa cho cuộc trò chuyện.

Tăng tính sáng tạo

Truyền thông đa phương tiện giúp tăng sự sáng tạo trong cách trình bày thông tin. Ví dụ: bản trình bày có thể bao gồm hình ảnh, video clip và hoạt ảnh để giúp truyền tải những ý tưởng phức tạp theo cách hấp dẫn và đáng nhớ hơn.

Xem thêm: Việc làm Graphic Designer tại Careerlink.vn

Phạm vi tiếp cận rộng hơn

Truyền thông đa phương tiện có thể giúp tiếp cận đối tượng rộng hơn vì các hình thức truyền thông khác nhau nhờ việc chia sẻ trên các nền tảng và kênh khác nhau. Điều này có thể đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp và tổ chức muốn tiếp cận với lượng khán giả lớn và đa dạng.

Ngành truyền thông đa phương tiện là gì?

Ngành truyền thông đa phương tiện là ngành học giúp sinh viên sử dụng vô số nền tảng và công nghệ để giao tiếp một cách sáng tạo với người xem.

Sinh viên ngành truyền thông đa phương tiện sẽ được trang bị các kiến thức chung về truyền thông bằng hình ảnh, âm thanh, kể chuyện, đạo đức truyền thông… Sau đó, sinh viên sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu rộng hơn về các lĩnh vực cụ thể. Chương trình học bao gồm lý thuyết song song với thực hành nhằm cung cấp cho sinh viên các kỹ thuật cần thiết cho sự nghiệp truyền thông trong một thế giới định hướng truyền thông.

Lý do nên theo học ngành truyền thông đa phương tiện là gì?

Bạn đang đối mặt với quyết định quan trọng về lựa chọn ngành học cho tương lai của mình và ngành truyền thông đa phương tiện nổi lên như một con đường đầy hứa hẹn. Dưới đây là những lý do mà việc học ngành này có thể là bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp của bạn.

Nhu cầu việc làm lớn

Ngành truyền thông đa phương tiện đang trở thành “trái tim” của các doanh nghiệp hiện đại. Nhu cầu tuyển dụng cho các chuyên gia truyền thông, nhân viên thiết kế, biên tập viên, thiết kế đồ họa… đang tăng mạnh, mở ra không gian rộng lớn cho việc tiếp cận các cơ hội nghề nghiệp.

Giờ giấc làm việc linh hoạt

Một trong những ưu điểm lớn khi làm việc trong ngành truyền thông đa phương tiện là gì? Đó chính là sự linh hoạt về giờ giấc. Bạn có rất nhiều cơ hội làm việc fulltime, parttime và thậm chí là làm cả 2 công việc cùng một lúc. Do đó, bạn có thể tự quyết định thời gian làm việc của mình, miễn là bạn đảm bảo đúng deadline và chất lượng sản phẩm.

Công việc năng động, sáng tạo           

Với yêu cầu sáng tạo trong từng sản phẩm, ngành truyền thông đa phương tiện là nơi để bạn thể hiện tài năng và sự năng động của mình. Từ thiết kế đồ họa đến quay phim, bạn luôn có cơ hội để thách thức bản thân và tạo ra những sản phẩm độc đáo.

Công việc xuyên biên giới

Với sự phát triển của internet, công việc của bạn hoàn toàn không bị giới hạn bởi biên giới địa lý. Chỉ cần bạn giỏi tiếng Anh hoặc các ngôn ngữ khác, bạn có thể tham gia vào các dự án toàn cầu mà không cần phải di chuyển đến nơi làm việc.

Học ngành truyền thông đa phương tiện ra làm nghề gì?

Các chuyên ngành về truyền thông đa phương tiện không chỉ giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn mà còn phát triển khả năng ứng dụng và thôi thúc sự sáng tạo không ngừng. Từ quảng cáo đến báo chí, ngành này đang mở ra không gian rộng lớn cho sự phát triển nghề nghiệp và đóng góp tích cực cho cuộc cách mạng số hóa hiện nay.

Quảng cáo

Chuyên ngành này tập trung vào việc hiểu rõ về các hình thức quảng cáo từ khâu thiết kế cho đến các bước triển khai. Sinh viên sẽ được trang bị kiến thức vững về lịch sử và xu hướng quảng cáo, mở ra cơ hội làm việc ở nhiều vị trí như: chuyên gia thiết kế, quản lý quảng cáo hay phân tích chiến lược truyền thông.

Truyền thông và quan hệ công chúng

Chuyên ngành này không chỉ xoay quah việc truyền đạt các thông điệp của thương hiệu mà còn liên quan đến việc quản lý hình ảnh, tạo dựng và bảo vệ hình ảnh của thương hiệu. Chuyên ngành này mở ra cánh cửa nghề nghiệp cho các vị trí quan trọng như quản lý sự kiện, biên tập viên, quản lý dự án truyền thông.

 Công nghệ quảng cáo kỹ thuật số

Công việc có thể làm khi học ngành truyền thông đa phương tiện là gì? Câu trả lời là công nghệ quảng cáo kỹ thuật số tập trung vào các công nghệ mới như thực tế ảo, thực tế tăng cường và quảng cáo trên các nền tảng số. Sinh viên sẽ học cách sử dụng công cụ như Adobe Experience Cloud và phát triển kỹ năng làm việc với các sản phẩm số.

Nghiên cứu truyền thông

Chuyên ngành này đi sâu vào nghiên cứu, đàm phán về các vấn đề gây tranh cãi trong lĩnh vực truyền thông, đào tạo kỹ năng viết và lập báo cáo thực tế, giúp sinh viên trở thành những nhà nghiên cứu truyền thông có uy tín.

Báo chí

Chuyên ngành này tập trung vào việc trang bị các kỹ năng viết, điều tra, phản ánh và đưa tin về các sự kiện, thực trạng trong xã hội. Các sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể trở thành phóng viên, biên tập viên…

Ngành truyền thông đa phương tiện xét khối nào?

Để học ngành truyền thông đa phương tiện, bạn có thể đăng ký xét tuyển vào các khối A00, A01, D001, C00, C02, C15, D14, D15, D78 ở các trường như:

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TPHCM

Trường Đại học Công nghệ TPHCM

Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Trường Đại học Nguyễn Tất Thành 

Trường Đại học Văn Hiến

Trường Đại học Tây Đô

Trường Đại học Gia Định

Trường Đại học Kinh tế – Tài chính TPHCM

Trường Đại học Thủ Dầu Một

Trường Đại học Văn Lang

Trường Đại học Cần Thơ

Trường Đại học Nam Cần Thơ

Trường Đại học Lạc Hồng

Trường Đại học Hà Nội

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Trường Đại học Thăng Long

Học viện Phụ nữ Việt Nam

Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Thái Nguyên

Trường Đại học Phương Đông

Tóm lại, truyền thông đa phương tiện là gì mà lại trở thành xu hướng và phát triển nhanh chóng đến vậy? Như đã chia sẻ từ ban đầu, truyền thông đa phương tiện không chỉ là công cụ truyền tải thông tin mà còn mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn, đồng thời cũng là nơi để những người trẻ có thể giải phóng năng lượng và sự sáng tạo của mình. Nếu bạn đam mê sáng tạo và luôn tràn đầy năng lượng, đây chắc chắn sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.

Trang Đoàn

Read more

Bệnh nghề nghiệp là gì? 5 nhóm bệnh nghề nghiệp thường gặp

Bệnh nghề nghiệp phát sinh làm ảnh hưởng đến sức khỏe và làm giảm hiệu suất công việc của người lao động. Vậy bệnh nghề nghiệp là gì? Mức hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp BHXH thế nào? Tất cả những thắc mắc sẽ được giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây!

Bệnh nghề nghiệp là gì?

“Bệnh nghề nghiệp là bệnh hoặc rối loạn sức khỏe gây ra bởi công việc hoặc điều kiện làm việc”.

Mặc dù bệnh nghề nghiệp là bệnh liên quan đến công việc nhưng không phải tất cả các bệnh đó đều được phân loại là bệnh nghề nghiệp được bồi thường. Bệnh nghề nghiệp là bệnh do điều kiện làm việc gây ra. Bệnh nghề nghiệp là bệnh có nguyên nhân chủ yếu do các yếu tố vật lý, hóa học hoặc sinh học ảnh hưởng đến công việc. Bệnh do yếu tố tâm lý không được coi là bệnh nghề nghiệp.

Người sử dụng lao động luôn có trách nhiệm phòng ngừa bệnh nghề nghiệp; chi trả chi phí sơ cứu, chữa bệnh cũng như tiền lương cho thời gian điều trị; bồi thường cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp. 

Bệnh nghề nghiệp tiếng Anh là gì?

Bệnh nghề nghiệp tiếng Anh là Occupational Disease.

5 nhóm bệnh nghề nghiệp thường gặp

Hãy cùng tham khảo 5 nhóm bệnh nghề nghiệp và cũng là các bệnh nghề nghiệp thường gặp đồng thời đi sâu tìm hiểu khám bệnh nghề nghiệp gồm những gì nhé.

Nhóm 1: Các bệnh bụi phổi, phế quản như:

  • Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp (Nội dung khám: tuần hoàn, hô hấp – Chụp X-quang phổi; đo chức năng hô hấp – Chụp cắt lớp, tìm AFB trong đờm).
  • Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp (Nội dung khám: tuần hoàn, hô hấp – Chụp X-quang phổi; đo chức năng hô hấp – Chụp cắt lớp, tìm AFB trong đờm).
  • Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp (Nội dung khám: Hệ hô hấp, tuần hoàn, Tai – Mũi – Họng. Đo chức năng hô hấp, Thử nghiệm lấy da, Công thức máu, Chụp X-quang phổi, nghiệm pháp dược động học, IgE, IgG máu (nếu cần), Test phục hồi phế quản (nếu cần).
  • Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp (Nội dung khám: Hệ hô hấp, tuần hoàn. Chụp X-quang phổi, đo chức năng hô hấp – Chụp cắt lớp, tìm AFB trong đờm (nếu cần).
  • Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp (Nội dung khám: Hệ hô hấp, tuần hoàn. Chụp X-quang phổi, đo chức năng hô hấp – Chụp cắt lớp, tìm AFB trong đờm (nếu cần).
  • Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp (Nội dung khám: Đo chức năng hô hấp – Chụp X-quang phổi (nếu cần)
  • Bệnh hen nghề nghiệp (Nội dung khám: Đo chức năng hô hấp trước và sau ca làm việc Thử nghiệm lấy da (nếu cần)).

Nhóm 2: Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp

  • Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp (Nội dung khám: Hệ thần kinh, tâm thần, tuần hoàn, hô hấp. Công thức máu. Nước tiểu: Định lượng cotinin hoặc nicôtin niệu.
  • Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp (Nội dung khám: Hệ thần kinh cơ, hệ tuần hoàn, tim mạch. Định lượng HbCO. Đo điện tim. Siêu âm tim, mạch (nếu cần).
  • Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp (Nội dung khám: Hệ thần kinh, tiết niệu, tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, xương khớp. Nước tiểu: Cadimi niệu, albumin, beta2-micro-globulin niệu, hồng cầu niệu, trụ niệu, canxi niệu. Đo độ loãng xương, chụp X-quang xương. Chức năng gan, thận, X-quang tim phổi (nếu cần)
  • Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp (Nội dung khám: Hệ tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh, tâm thần, Tai – Mũi – Họng, mắt, xương khớp, da, niêm mạc và hệ tạo máu. Máu: định lượng chì máu (trong trường hợp tiếp xúc chì vô cơ), công thức máu, hồng cầu hạt kiềm, huyết sắc tố,… Nước tiểu: định lượng chì niệu (trong trường hợp tiếp xúc chì hữu cơ), ∆ ALA niệu (trong trường hợp tiếp xúc chì vô cơ), trụ niệu, hồng cầu.
  • Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng (Nội dung khám: Hệ hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, tiết niệu, da, niêm mạc và hệ tạo máu. Máu: Công thức máu, huyết sắc tố, tiểu cầu, thời gian máu đông, máu chảy. Nước tiểu: Albumin, trụ niệu, hồng cầu niệu, axit t,t-muconic niệu hoặc phenol niệu (tiếp xúc benzen), O-crezon niệu hoặc axit hyppuric niệu (tiếp xúc toluen), axit metyl hyppuric niệu (tiếp xúc xylen).
  • Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp (Nội dung khám: Hệ hô hấp, thần kinh, vận động, tiêu hóa. Công thức máu. Nước tiểu: mangan niệu, albumin, trụ niệu, hồng cầu niệu. Tủy đồ (nếu cần).
  • Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp (Nội dung khám: Hệ thần kinh, da và niêm mạc, hệ tiêu hóa, tiết niệu, mắt… Máu: Methemoglobin, công thức máu, huyết sắc tố, men gan. Nước tiểu: Định tính TNT niệu, albumin, hồng cầu niệu, trụ niệu. Tủy đồ (nếu cần)
  • Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp (Nội dung khám: Hệ thần kinh, tiết niệu, tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, da. Công thức máu. Nước tiểu: Asen niệu, albumin, hồng cầu niệu, trụ niệu. Định lượng asen tóc
  • Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp (Nội dung khám: Hệ thần kinh, tâm thần, tiêu hóa, tiết niệu, mắt, da, niêm mạc và răng. Máu: Công thức máu, thủy ngân máu (trường hợp nghi nhiễm độc cấp tính). Nước tiểu: thủy ngân niệu, albumin, trụ niệu, hồng cầu niệu. Tủy đồ (nếu cần)
  • Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp (Nội dung khám: Hệ thần kinh, tiêu hóa, tuần hoàn, da. Máu: Công thức máu, định lượng men cholinesteraza hồng cầu hoặc huyết tương. Nước tiểu: albumin, hồng cầu niệu, trụ niệu. Định lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong máu hoặc chất chuyển hóa trong nước tiểu (nếu cần).

Nhóm 3: Các bệnh nghề nghiệp do yếu tố cơ thể như:

  • Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn (Nội dung khám: Chuyên khoa Tai mũi họng. Đo thính lực đơn âm. Chụp X-quang xương chũm, đo nhĩ lượng, phản xạ cơ bàn đạp, ghi đáp ứng thính giác thân não (nếu cần).
  • Bệnh giảm áp nghề nghiệp (Nội dung khám: Hệ thần kinh, xương khớp, hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu, tai mũi họng. Chụp X-quang xương, khớp. Đo thính lực đơn âm. Đo điện tim. Nước tiểu: Tìm albumin trụ niệu, hồng cầu. Máu: Công thức máu, định lượng canxi (nếu cần).
  • Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ (Nội dung khám: Hệ xương khớp, thần kinh và mao mạch ngoại vi. Chụp X-quang khớp cổ tay, khuỷu tay, khớp vai. Nghiệm pháp lạnh. Soi mao mạch, đo ngưỡng cảm nhận rung, cảm nhận đau (nếu cần)
  • Bệnh phóng xạ nghề nghiệp (Nội dung khám: Hệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, hệ thống hạch bạch huyết. Máu: Huyết đồ. Tủy đồ và/hoặc xét nghiệm nhiễm sắc thể (nếu cần)
  • Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp (Nội dung khám: Mắt, thần kinh. Siêu âm mắt, đo nhãn áp).

Nhóm 4: Các bệnh về da nghề nghiệp như:

  • Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài (Nội dung khám: Da, niêm mạc, móng. Đo pH da. Xét nghiệm nấm da, móng, vi khuẩn vùng da tổn thương (nếu cần). Thử nghiệm trung hòa kiềm theo phương pháp Burchardt (nếu cần)
  • Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su (Nội dung khám: Da, hô hấp. Thử nghiệm lấy da. Thử nghiệp áp da. Định lượng nồng độ IgE, IgG máu (nếu cần)
  • Bệnh nốt dầu nghề nghiệp (Nội dung khám: Da, niêm mạc. Thử nghiệm lấy da (prick test). Kỹ thuật xác định hạt dầu, hạt sừng. Đo pH da. Thử nghiệm trung hòa kiềm theo phương pháp Burchardt (nếu cần)
  • Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm (Nội dung khám: Da, tai mũi họng. Thử nghiệm áp bì (patch test)

Nhóm 5: Các bệnh truyền nhiễm nghề nghiệp:

  • Bệnh Leptospira nghề nghiệp (Nội dung khám: Hệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, da. Phản ứng ngưng kết tan Martin –Pettit. Tìm xoắn khuẩn trong máu (nếu cần)
  • Bệnh viêm gan B nghề nghiệp (Nội dung khám: Hệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, da niêm mạc. Máu: HBsAg, AST, ALT, công thức máu. Nước tiểu: Albumin, sắc tố mật, muối mật… Siêu âm gan, mật)
  • Bệnh lao nghề nghiệp (Nội dung khám: Hệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, da, tiết niệu, xương khớp… Chụp X-quang phổi. Tìm AFB trong đờm, trong dịch sinh học, phản ứng Mantoux, tốc độ máu lắng. Chọc hạch, sinh thiết hạch, làm PCR (nếu cần).
  • Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp (Nội dung khám: Da, tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu. Máu: Công thức máu, xét nghiệm HIV).
  • Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp (Nội dung khám: Hệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, da niêm mạc. Máu: Anti HCV, AST, ALT, công thức máu. Nước tiểu: Albumin, sắc tố mật, muối mật… Siêu âm gan, mật. HCV-RNA (nếu cần)
  • Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp (Nội dung khám: Hệ hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa. Chụp X-quang phổi, CT scaner, đo chức năng hô hấp. Mô bệnh học, hóa mô miễn dịch. Siêu âm tim, ổ bụng (nếu cần)

Bệnh nghề nghiệp có thể được phòng ngừa thông qua việc phát hiện sớm và tuân thủ các quy định về an toàn, vệ sinh lao động.

Biện pháp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp

Cùng tìm hiểu các cách giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp là gì để thực hiện ngay hôm nay nhé.

  • Tuân thủ các quy định về an toàn, vệ sinh lao động của công ty, doanh nghiệp;
  • Sử dụng đầy đủ các thiết bị bảo hộ cá nhân như mũ bảo hiểm, tấm che mặt, găng tay và giày bảo hộ;
  • Dọn dẹp, tắm rửa và thay quần áo thường xuyên sau khi tan sở;
  • Tập thể dục và ăn uống cân bằng dinh dưỡng;
  • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh nghề nghiệp;
  • Tư vấn sức khỏe và điều trị kịp thời khi có dấu hiệu bệnh nghề nghiệp.

Người lao động mắc bệnh nghề nghiệp có được hưởng bảo hiểm xã hội không?

Người lao động bị bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội nếu đáp ứng đủ 3 điều kiện sau:

  • Mắc bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp khi làm việc trong môi trường, nghề có yếu tố độc hại;
  • Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do ốm đau;
  • Tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Quyền lợi bảo hiểm xã hội bệnh nghề nghiệp bao gồm:

  • Chi phí khám bệnh, chữa bệnh và giám định suy giảm khả năng lao động
  • Trợ cấp một lần hoặc trợ cấp hàng tháng tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động
  • Trợ cấp phục hồi sức lao động
  • Trợ cấp tử tuất bệnh nghề nghiệp

Để được hưởng chế độ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội bệnh nghề nghiệp, người lao động cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

  • Đơn xin hưởng bảo hiểm xã hội do người lao động hoặc người thừa kế viết;
  • Bằng chứng về việc người lao động tiếp xúc với yếu tố có hại;
  • Bằng chứng suy giảm khả năng lao động do bệnh nghề nghiệp;
  • Sổ bảo hiểm xã hội hoặc thẻ bảo hiểm y tế (bản sao có chứng thực);
  • Giấy tờ chứng minh quyền thừa kế (nếu có).

Người lao động chuẩn bị hồ sơ để hưởng chế độ theo quy định của cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc người sử dụng lao động.

Hồ sơ khi khám bệnh nghề nghiệp

Người lao động được khám bệnh nghề nghiệp tại cơ sở y tế có đủ điều kiện khám bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật. Người lao động cần mang theo hồ sơ để xin khám bệnh nghề nghiệp, bao gồm:

  • Thư giới thiệu của công ty;
  • Phiếu đăng ký khám bệnh nghề nghiệp;
  • Sổ khám sức khoẻ phát hiện bệnh nghề nghiệp;
  • Kết quả xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh (nếu có);
  • Bằng chứng về việc người lao động tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, nếu có.

Hiện nay, người lao động nên khám bệnh nghề nghiệp lần đầu khi làm công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp và tái khám 6 hoặc 12 tháng một lần tùy theo mức độ rủi ro của công việc.

Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc khám và chữa bệnh nghề nghiệp là gì?

  • Người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe cho người lao động ít nhất mỗi năm một lần; người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, lao động chưa đủ tuổi và người lao động cao tuổi phải được khám sức khỏe ít nhất 6 tháng một lần.
  • Lao động nữ phải được khám chuyển khoa sản phụ và những người làm việc trong môi trường có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp phải khám để phát hiện bệnh nghề nghiệp kịp thời.
  • Người sử dụng lao động tổ chức cho người lao động khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.
  • Người sử dụng lao động có trách nhiệm đưa người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ trình độ chuyên môn kỹ thuật và được điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế quy định.
  • Chi phí khám sức khỏe định kỳ cho người lao động khám bệnh nghề nghiệp, chữa bệnh nghề nghiệp sẽ do người sử dụng lao động chi trả theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 21 của Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015.

Đến đây chắc hẳn bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh nghề nghiệp là gì và những thắc mắc thường gặp. Hãy truy cập CareerLink.vn để tìm hiểu thêm nhiều thuật ngữ thú vị khác nhé.

Đoàn Loan

Read more

Fashionista là gì? 7 yếu tố cần có để trở thành fashionista

Nếu là bạn một người có đam mê cháy bỏng với thời trang và luôn muốn bản thân xuất hiện trong một bộ trang phục độc đáo nhất có thể thì việc trở thành một fashionista có thể thỏa mãn được những ước muốn này của bạn. Vậy fashionista là gì? Cách để trở thành một fashionista chuyên nghiệp? Hãy cùng CareerLink tìm hiểu thông qua nội dung bài viết dưới đây nhé.

Fashionista là gì?

“Fashionista hay tín đồ thời trang là người có xu hướng say mê thời trang, cập nhật những xu hướng thời trang mới nhất để đảm bảo danh tiếng là người sành điệu và ăn mặc đẹp.”

Là một fashionista chuyên nghiệp, trước hết phải là một người yêu thời trang, yêu nghệ thuật và coi thời trang là ngôn ngữ để bộc lộ cảm xúc, thể hiện bản thân. Hơn nữa, mọi thứ xung quanh họ kể cả cách họ ăn, ngủ, thở đều rất thời trang để tạo ra một tổng thể thống nhất được mọi người theo dõi. Tác phẩm thời trang của họ truyền cảm hứng cho những người xung quanh, đặc biệt là các nhà thiết kế.

High fashion là gì?

High fashion là thời trang cao cấp được đặc trưng bởi những thiết kế quần áo cực kỳ độc đáo, chất liệu vải cao cấp, giá thành cao, kiểu dáng độc đáo và trang sức trang trí. Những bộ trang phục này thường được các chuyên gia làm bằng tay theo kích cỡ của người mặc. Chúng chủ yếu được bán dưới dạng một lần hoặc với số lượng cực kỳ hạn chế.

Các yếu tố cần thiết của một fashionita

Bạn muốn trở thành fashionista thì cần biết các yếu tố cần thiết đối với một fashionista là gì.

Không ngừng học hỏi và cập nhật

Muốn trở thành một fashionista thực thụ, điều đầu tiên bạn phải làm là chăm chỉ, siêng năng và ham học hỏi để không ngừng cập nhật những xu hướng thời trang hot nhất hiện nay. Bạn có thể học bằng nhiều cách, nhưng cách dễ nhất là sử dụng thời gian rảnh mỗi ngày để tham khảo những lời khuyên, hướng dẫn của các fashionista nổi tiếng trên Instagram, Facebook hay Pinterest…

Một phương pháp học tập khác mà bạn có thể thử là thường xuyên sưu tầm những cuốn tạp chí thời trang mới nhất. Đó là một thế giới thời trang rộng lớn cung cấp cho bạn thông tin mới nhất về xu hướng thời trang trong và ngoài nước.

Có khiếu thời trang và phong cách của bản thân

Hiểu rõ thời trang và phong cách của bạn là một hành trình thú vị và quan trọng để xác định bản thân và định hình hình ảnh của bạn trong mắt người khác. Phát triển phong cách cá nhân và gu thời trang sẽ giúp bạn thể hiện phong cách và cá tính của mình. 

Tìm hiểu về xu hướng thời trang, về các phong cách mới nhất và tìm trang phục phù hợp với vóc dáng, sở thích và cá tính của bạn. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn khi xuất hiện trước mọi người.

Tạo một tủ quần áo cơ bản – đa dạng

Xây dựng tủ đồ cơ bản – đa dạng chính là bước đầu tiên để trở thành một fashionista thời trang thực thụ. Bạn cần có những bộ trang phục cơ bản như áo thun, quần jeans, áo sơ mi, váy đen, giày cao gót để tạo nên một bộ trang phục đơn giản nhưng đẹp mắt và thời trang. Sau đó, bạn có thể thêm nhiều món đồ đa dạng như áo khoác, váy, váy hoa, phụ kiện… để tạo nên bộ trang phục ấn tượng và độc đáo hơn. Nếu muốn trở thành một fashionista, bạn cần biết cách kết hợp trang phục đồng thời luôn cập nhật những xu hướng thời trang mới nhất. 

Chú ý đến phụ kiện và trang sức

Để trở thành một fashionista thực thụ, điều quan trọng là phải chú ý đến phụ kiện, trang sức. Giày dép, túi xách, kính râm, đồng hồ hay những phụ kiện nhỏ như dây chuyền, vòng tay, hoa tai đều có thể tạo nên sự khác biệt trong cách ăn mặc. Khi có sự kết hợp hài hòa và tinh tế giữa quần áo và phụ kiện, bạn có thể tạo ra một phong cách thời trang độc đáo và khác biệt, phản ánh cá tính và gu thẩm mỹ của chính bạn.

Nắm vững nghệ thuật mix and match

Hiểu fashionista nghĩa là gì bạn có thể thấy việc nắm vững kỹ năng mix and match là vô cùng quan trọng. Điều này đòi hỏi bạn phải có khả năng mix các món đồ một cách sáng tạo và hài hòa để tạo nên những bộ trang phục độc đáo và ấn tượng. Để làm được điều này, bạn cần nắm vững những nguyên tắc cơ bản về phối quần áo, từ màu sắc, chất liệu đến kiểu dáng.

Không ngại thử các xu hướng mới

Thời trang luôn thay đổi và để trở thành một fashionista bạn cần phải thử thách bản thân với những xu hướng mới nhất. Điều quan trọng là tìm được trang phục phù hợp với phong cách của bạn và mang lại cho bạn sự tự tin. Đừng ngại thử nghiệm những màu sắc và kiểu dáng mới, hãy cùng khám phá và tạo nên phong cách của riêng mình. 

Luôn giữ thái độ tốt

Fashionista có thể diện trang phục thể thao thông thường hay đơn giản là mặc quần jean, áo phông nhưng bạn luôn có một sức hút đặc biệt khiến mọi người phải trầm trồ khi nhìn vào gu ăn mặc của bạn. Đừng lầm tưởng rằng chỉ một chiếc váy sequin lấp lánh và chiếc túi Prada mới có thể khiến bạn tỏa sáng.

Các phong cách thời trang giúp bạn trở thành fashionita

Dưới đây là những phong cách đang được các fashionista ưa chuộng và sử dụng rộng rãi và ai cũng có thể áp dụng cho phong cách thời trang thường ngày của riêng mình:

Phong cách tối giản

Phong cách thời trang tối giản là một trong những phong cách được các fashionista ưa chuộng. Đặc điểm của phong cách này là người mặc yêu cầu phải đảm bảo sự tối giản trong cách phối đồ nhưng vẫn lịch lãm, có dấu ấn riêng và để lại ấn tượng sâu sắc cho người nhìn.

Phong cách vintage

Phong cách vintage hiếm khi được sử dụng trong một thời gian và dường như đã bị thế giới thời trang lãng quên. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, phong cách này bắt đầu có sự hồi sinh mạnh mẽ với vẻ đẹp nhẹ nhàng, truyền thống, được nhiều người áp dụng và mang đến những thay đổi đầy ấn tượng cho ngành thời trang thế giới.

Street style

Một nhóm nhỏ các tín đồ thời trang ưa chuộng vẻ ngoài bụi bặm, khỏe khoắn của phong cách thời trang đường phố. Các tín đồ thời trang gây chú ý với trang phục street style tạo không khí tràn đầy năng lượng và sự trẻ trung.

Trang phục street style có thể kể đến như quần jogger, áo phông, áo sơ mi one-size-fit-all, hoodies, sơ mi, giày thể thao…

Cơ hội việc làm của fashionista là gì?

Nếu bạn thắc mắc fashionista là nghề gì thì đây là câu trả lời dành cho bạn. Trở thành một fashionista, bạn có thể dễ dàng tìm được nhiều công việc với mức lương hấp dẫn như:

Làm mẫu ảnh

Khi có lợi thế về gu ăn mặc, chắc chắn các fashionista sẽ có sức hút cực tốt khi đứng trước ống kính. Nhiều thương hiệu thời trang tìm đến họ để tạo album quảng cáo sản phẩm. Nhờ vậy, tên tuổi của bạn càng ngày càng nổi tiếng và thu nhập cũng sẽ càng tăng cao.

Đại diện nhãn hàng

Các fashionista không chỉ có thể trở thành người mẫu ảnh mà còn có cơ hội trở thành người đại diện nhãn hàng.

Dự sự kiện

Tùy thuộc vào mức độ nổi tiếng của bạn, bạn có thể nhận được lời mời tham gia các sự kiện khác nhau. Các tuần sự kiện được tổ chức trong nước hoặc quốc tế là cơ hội để bạn làm quen và tạo dựng tên tuổi cho mình.

Nhận quảng cáo

Đối với những fashionista nổi tiếng, việc có được hợp đồng quảng cáo thật dễ dàng. Mức thu nhập phụ thuộc vào mức độ nổi tiếng của bạn, bạn càng nổi tiếng thì thù lao nhận được càng cao và có thể dao động từ vài triệu đến hàng chục triệu.

Với những chia sẻ trên, hy vọng bạn đọc đã nắm được những kiến thức cơ bản nhất về fashionista là gì. Hãy kết hợp những item quen thuộc có sẵn trong tủ đồ thành những bộ trang phục độc đáo, ấn tượng nhưng vẫn phù hợp với phong cách của bạn, đặc biệt là giúp bạn trở nên tự tin hơn mỗi ngày!

Đoàn Loan

Read more

Du lịch là gì? Khám phá các thuật ngữ thường gặp trong du lịch

Bạn đã đi du lịch khắp nơi, khám phá biết bao nhiêu danh lam thắng cảnh và điểm đến thú vị nhưng bạn đã hiểu du lịch là gì? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về khái niệm này cùng các thuật ngữ được sử dụng thường xuyên trong lĩnh vực.

Du lịch là gì? Khám phá các thuật ngữ thường gặp trong du lịch

Du lịch là gì? 

“Du lịch là hoạt động thực hiện các chuyến đi xa để khám phá và trải nghiệm những địa điểm mới, văn hóa khác nhau, cũng như để nghỉ ngơi và giải trí”.

Đây không chỉ là việc di chuyển từ một địa điểm này sang địa điểm khác, mà còn bao gồm cả sự trải nghiệm và giao lưu với môi trường và cộng đồng địa phương.

Tầm quan trọng của du lịch đối với kinh tế

Du lịch đóng góp lớn vào kinh tế toàn cầu, tạo ra việc làm cho hàng triệu người và cung cấp nguồn thu nhập cho nhiều quốc gia. Các ngành công nghiệp như khách sạn, nhà hàng, vận chuyển và các dịch vụ liên quan phát triển mạnh mẽ nhờ vào người du lịch. Đồng thời, du lịch cũng là một phương tiện quan trọng để quảng bá hình ảnh quốc gia và thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa các quốc gia.

Xem thêm: Tuyển dụng Du Lịch tại Tphcm

Phân loại các hình thức du lịch dựa vào lãnh thổ

Du lịch nội địa

Đây là hoạt động du lịch tại quốc gia cư trú, có thể là đi trong ngày hoặc nghỉ qua đêm.

Du lịch quốc tế

Du lịch quốc tế là việc đi du lịch đến một quốc gia khác ngoài nơi sinh sống trong thời gian không quá một năm.

Phân loại các hình thức du lịch dựa theo mục đích chuyến đi

Du lịch văn hóa là gì?

Du lịch văn hóa là hình thức du lịch tập trung vào việc tìm hiểu về lịch sử, nghệ thuật và truyền thống của một địa điểm. Du khách thường tham gia vào các hoạt động như tham quan bảo tàng, thưởng thức biểu diễn nghệ thuật địa phương và thậm chí tham gia vào các lễ hội truyền thống.

Du lịch nghỉ dưỡng là gì?

Du lịch nghỉ dưỡng tập trung vào việc cung cấp trải nghiệm nghỉ ngơi và giải trí. Các khu nghỉ dưỡng thường có các tiện nghi cao cấp như hồ bơi, spa và các nhà hàng đẳng cấp. Du khách thường chọn du lịch nghỉ dưỡng để thư giãn và tái tạo năng lượng.

Du lịch mạo hiểm là gì?

Du lịch mạo hiểm là sự kết hợp giữa thách thức và niềm vui. Du khách thường tham gia vào các hoạt động như leo núi, đua thuyền và trekking để trải nghiệm cảm giác mạo hiểm và khám phá những vùng đất hoang sơ.

Du lịch mua sắm là gì?

Du lịch mua sắm là một loại hình du lịch nơi mục tiêu chính là mua sắm. Các trung tâm thương mại, chợ địa phương và các khu mua sắm nổi tiếng thường là điểm đến chính của du khách. Điều này không chỉ mang lại trải nghiệm mua sắm mà còn giúp họ khám phá văn hóa tiêu dùng độc đáo của địa phương.

Du lịch ẩm thực là gì?

Du lịch ẩm thực là sự kết hợp giữa việc khám phá văn hóa ẩm thực địa phương và thưởng thức các món ngon. Du khách thường tham gia vào các tour ẩm thực, thử nghiệm các món đặc sản và thậm chí tham gia vào các lớp nấu ăn địa phương.

Du lịch sinh thái là gì?

Du lịch sinh thái tập trung vào bảo vệ môi trường và thúc đẩy du lịch bền vững. Du khách thường thăm các khu dự trữ tự nhiên, công việc tình nguyện môi trường, và học hỏi về cách du lịch có thể giữ gìn và bảo tồn môi trường.

Dựa vào đặc điểm địa lý

  • Du lịch miền núi
  • Du lịch nông thôn
  • Du lịch biển
  • Du lịch đô thị

Còn có nhiều hình thức du lịch khác như du lịch bụi, du lịch hành hương, du lịch tuần trăng mật…

Một số thuật ngữ thường dùng trong du lịch

Du lịch, như một thế giới đa dạng và phong phú, sử dụng nhiều thuật ngữ đặc biệt để mô tả các khía cạnh và trải nghiệm độc đáo của hành trình. Các thuật ngữ này không chỉ giúp du khách hiểu rõ hơn về dịch vụ và điều kiện du lịch mà còn tạo nên một ngôn ngữ chung, kết nối những người yêu thích khám phá và phiêu lưu.

Hãy cùng tìm hiểu các thuật ngữ sau để biết rõ hơn về du lịch là gì nhé.

Du lịch 3S là gì?

Du lịch 3S là tour du lịch dành cho khách các trải nghiệm thú vị với mặt trời, biển và bãi cát tương đương với Sun, Sea và Sand.

Du lịch lữ hành là gì?

Đây là hình thức du lịch theo dạng chuyến đi dưới sự tổ chức của các đơn vị du lịch và có hướng dẫn viên.

Du lịch inbound là gì?

Đây là hình thức du lịch dành cho du khách nước ngoài đến trải nghiệm những điều đặc biệt tại nước sở tại. Ví dụ công ty du lịch tổ chức chuyến đi thăm miền Tây Nam Bộ cho khách Hàn Quốc thì đây là du lịch inbound.

Du lịch outbound là gì?

Du lịch outbound là chuyến đi dành cho khách ở nước sở tại đến thăm một đất nước khác. Ví dụ công ty du lịch Việt Nam dẫn khách Việt Nam đến tham quan Thái Lan thì đây là du lịch outbound.

Du lịch y tế là gì?

Đây là loại hình du lịch không nhằm mục đích chính là tham quan, nghỉ ngơi mà dùng để chăm sóc sức khỏe.

Du lịch 0 đồng là gì?

Đây là hình thức du lịch mà khách chỉ trả một số tiền rất ít so với chi phí thực tế từ vé máy bay, ăn uống, khách sạng… thậm chí không mất bất cứ chi phí nào.

Du lịch online là gì?

Ra đời khi đại dịch Covid 19 xuất hiện, du lịch online giúp bạn đến những vùng đất mới thông qua internet và các thiết bị hiện đại.

Ngoài ra, còn có các thuật ngữ khác bạn cần biết để chuyến du lịch của mình được suôn sẻ hơn.

Check-in và Check-out: Check-in là hành động đăng ký tại khách sạn hoặc chỗ ở, thông thường ở thời điểm đầu tiên khi du khách đến. Check-out là hành động thanh toán và rời khỏi khách sạn hoặc chỗ ở, thường vào cuối kỳ lưu trú.

Boarding Pass: Giấy mà hành khách nhận được sau khi làm thủ tục check-in tại sân bay, cho phép họ lên máy bay.

Itinerary: Kế hoạch hành trình của du khách bao gồm thông tin về các điểm đến, các hoạt động, và lịch trình chi tiết.

Tour Guide: Người hướng dẫn du lịch chịu trách nhiệm hướng dẫn và giải thích về các địa điểm cho du khách trong suốt chuyến đi.

All-Inclusive: Gói du lịch bao gồm tất cả các dịch vụ và tiện ích, thường bao gồm ăn uống, vận chuyển, và các hoạt động giải trí.

Single, Double, Twin Room: Single Room là phòng dành cho một người, double Room là phòng với một giường lớn, thích hợp cho hai người. Twin Room là phòng với hai giường đơn, thích hợp cho hai người nhưng mỗi người có một giường riêng.

Cruise: Chuyến đi trên tàu du lịch, thường trên biển hoặc sông.

Attraction: Điểm thu hút du lịch, như khu di tích, công viên giải trí, hay cảnh đẹp nổi tiếng.

Local Cuisine: Ẩm thực địa phương, đặc sản của vùng đất mà du khách đang thăm.

Souvenir: Đồ lưu niệm, thường là các sản phẩm địa phương mà du khách mua để giữ lại như một kỷ niệm.

Off-Peak và Peak Season: Off-Peak là khoảng thời gian khi ít du khách hơn, thường đi kèm với giá cả hấp dẫn hơn. Peak Season là khoảng thời gian có lượng du khách nhiều, thường đi kèm với giá cả cao và nhu cầu cao.

Landmark: Điểm địa lý hoặc văn hóa nổi tiếng và dễ nhận biết, thường được du khách ghé thăm.

Eco-Tourism: Du lịch bền vững, tập trung vào việc bảo vệ môi trường và giáo dục về bảo tồn thiên nhiên.

Local Transportation: Phương tiện vận chuyển địa phương, như xe buýt, tàu điện, hay taxi.

Travel Insurance: Bảo hiểm du lịch bảo vệ du khách khỏi các rủi ro như mất hành lý, hủy chuyến, hoặc y tế.

Những thuật ngữ này giúp du khách hiểu rõ hơn về các khía cạnh của hành trình du lịch và giao tiếp hiệu quả với các dịch vụ du lịch.

Bài viết trên đây đã làm rõ khái niệm du lịch là gì, những thuật ngữ thường gặp trong ngành du lịch và một số loại hình du lịch phổ biến. Hy vọng với những thông tin trên sẽ hữu ích cũng như giúp bạn hiểu thêm về các hình thức du lịch và có thể mở rộng các hoạt động trải nghiệm của mình.

Anh Thơ

Read more